Ly thân có phải Ly hôn hay không? Khái niệm Ly thân bị rất nhiều người hiểu nhầm thành ly hôn. Đối với người làm nghề luật thì đây là vấn đề rất đơn giản. Nhưng với đại bộ nhận thì lại là những thuật ngữ rất dễ nhầm lần. LSX sẽ giúp bạn Phân biệt ly hôn và ly thân qua bài viết dưới đây
Căn cứ:
Nội dung tư vấn:
Ly hôn là gì ?
Theo khoản 14 Điều 3 Luật hôn nhân và gia đình 2014 nêu rõ: Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.
Như vậy, Tòa án là cơ quan duy nhất có quyền đưa ra phán quyết về việc chấm dứt quan hệ hôn nhân giữa hai người là vợ chồng. Phán quyết của Tòa có hai hình thức là quyết định và bản án. Hẳn sẽ có nhiều người thắc mắc là khi nào thì Tòa ra quyết định, khi nào ra bản án. Điều này được giải đáp như sau:
- Nếu hai bên vợ chồng thuận tình ly hôn thỏa thuận với nhau giải quyết được tất cả các nội dung quan hệ vợ chồng khi ly hôn thì Tòa án công nhận ra phán quyết dưới hình thức là quyết định.
- Nếu vợ chồng có mâu thuẫn, tranh chấp thì Tòa án ra phán quyết dưới dạng bản án ly hôn.
Ly thân là gì?
Luật Hôn nhân và Gia đình hiện hành không có bất kỳ quy định nào về việc ly thân là gì? Đây là thuật ngữ xã hội, không có tính chất pháp lý. Cũng có thể hiểu đơn giản ly thân là việc vợ chồng chấm dứt nghĩa vụ sống chung với nhau trong khi quan hệ hôn nhân chưa hoặc không chấm dứt.
Pháp luật của nhà nước ta không ghi nhận chế định ly thân, nên thuật ngữ này không có ý nghĩa về mặt pháp lí. Pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam từ trước đến nay đều không ghi nhận việc ly thân của vợ chồng. Vì vậy, nếu thực tế, vợ chồng yêu cầu Toà án công nhận ly thân thì các Toà án sẽ bác yêu cầu của họ. Nếu vợ chồng muốn sống riêng và yêu cầu chia tài sản chung của vợ chồng thì Toà án áp dụng quy định về chia tài sản chung của vợ chồng khi hôn nhân đang tồn tại để giải quyết yêu cầu của vợ chồng.
Phân biệt ly hôn và ly thân
Ly hôn và Ly thân hai khái niệm làm nhiều người hiểu nhầm nhất. Hãy cùng LSX vận dụng quy định của Luật hôn nhân và gia đình 2014 để phân biệt Ly hôn và Ly thân:
Tiêu chí | Ly hôn | Ly thân |
Khái niệm | Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định của Tòa án. | Ly thân có nghĩa là hai người vẫn còn là vợ chồng, nhưng sống riêng |
Quy định pháp luật | Được quy định tại mục 1, chương IV Luật hôn nhân và gia đình 2014. | Hiện nay pháp luật vẫn chưa có quy định cụ thể về chế độ ly thân. Ly thân chỉ là khái niệm xã hội. |
Trình tự thủ tục | Bắt buộc phải tiến hành thủ tục ly hôn thuận tình hoặc đơn phương theo quy định tại điều 51, 55,56 Luật hôn nhân và gia đình 2014. | Không cần tiến hành bất cứ thủ tục nào. Hai vợ chồng sống xa nhau là đủ. |
Quan hệ vợ chồng | Sau khi Tòa án tuyên bố chấm dứt quan hệ hôn nhân, đồng thời hai vợ chồng đã hoàn thiện thủ tục ly hôn, chấm dứt quan hệ vợ chồng. | Cả hai vẫn chưa chấm dứt quan hệ vợ chồng, Chỉ là cả hai không cùng sống chung với nhau. |
Quan hệ pháp lý | Không còn quan hệ vợ chồng sau khi có quyết định tuyên bố hoàn thiện thủ tục ly hôn đúng pháp luật. | Vẫn còn quan hệ hôn nhân trên Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn. |
Tài sản | Sau khi hoàn thiện thủ tục ly hôn thì tài sản phát sinh sau là tài sản riêng không liên quan đến nhau. | Do hai vợ chồng vẫn tồn tại quan hệ hôn nhân nên tài sản trong thời kỳ ly thân nếu hai bên không thỏa thuận cụ thể thì vẫn là tài sản chung của hai vợ chồng. |
Con chung | Khi tiến hành thủ tục ly hôn con chung sẽ được hai bên thỏa thuận ai có quyền nuôi con, nếu không thỏa thuận được thì sẽ do Tòa án quyết định. | Hai bên tự thỏa thuận vấn đề ai có quyền nuôi con. bố mẹ có nghĩa vụ chăm sóc con vì vẫn nằm trong thời kỳ hôn nhân. |
Có thể hiểu đơn giản Ly thân chỉ là thuật ngữ xã hội vì Luật hôn nhân và gia đình không thừa nhận vấn đề ly thân, cũng không có quy định ly thân trong thời gian bao nhiêu lâu thì được ly hôn. Do đó thời kỳ ly thân vẫn nằm trong khoảng thời gian tồn tại quan hệ hôn nhân, mọi quyền và nghĩa vụ của các bên về vấn đề tài sản trong thời kỳ ly thân, con chung….vẫn phải tuân theo các quy định của Luật hôn và gia đình.
Như vậy, pháp luật hôn nhân và gia đình không quy định ly thân là căn cứ để ly hôn. Do đó, không có quy định ly thân bao lâu thì được ly hôn. Tuy nhiên, Tòa án có thể xem xét ly thân là một trong những cơ sở cho thấy mâu thuẫn vợ chồng kéo dài, không thể hàn gắn “làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được” để giải quyết cho ly hôn.
Câu hỏi thường gặp
Câu trả lời là không. Như đã đề cập, ly thân không hề có ý nghĩa về mặt pháp lý, đây chỉ đơn giản là việc vợ chồng muốn ở riêng, không muốn ở chung. Do đó, quan hệ hôn nhân về mặt pháp luật vẫn tồn tại, nên không thể yêu cầu Tòa giải quyết vấn đề nuôi con được.
Câu trả lời là có. Pháp luật không có quy định cấm các bên được sống chung sau khi ly hôn. Do đó, bạn có thể làm những điều mà pháp luật không cấm, sau khi ly hôn vẫn có thể sống chung với nhau.
Nghĩa vụ cấp dưỡng là nghĩa vụ được thực hiện giữa cha, mẹ và con; giữa anh, chị, em với nhau; giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu; giữa cô, dì, chú, cậu, bác ruột với cháu ruột; giữa vợ và chồng. Chỉ cần cha, mẹ không sống chung với con chưa thành niên hoặc con đã thành niên nhưng không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình thì đều phải cấp dưỡng nên dù ly hôn hay ly thân thì chỉ cần không sống cùng con đều phải thực hiện cấp dưỡng trong các trường hợp trên.
Thông tin liên hệ Luật Sư
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về Phân biệt ly hôn và ly thân. Chúng tôi hi vọng bạn có thể vận dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết; và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư X hãy liên hệ 0833.102.102.