Phân tích điều 190 bộ Luật hình sự

bởi Minh Hoàng
Phân tích điều 190 bộ luật hình sự

Những năm gần đây tổ công tác của chúng ta đã ghi nhận và triệt phá nhiều đường dây cũng như các cơ sở sản xuất, buôn bán chất cấm. Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi và bổ sung năm 2017 tại điều 190 đã có những quy định về tội danh cũng như khung hình phạt đưa ra đối với từng trường hợp cụ thể. Hãy cùng Luật sư X phân tích rõ những quy định của pháp luật về loại tội phạm này nhé.

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Điều 190 bộ luật hình sự

Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm trong BLHS 1999 được quy định tại điều 155, trước đó đã được quy định tại Điều 166 Bộ luật hình sự năm 1985. Tuy nhiên, Điều 166 Bộ luật hình sự năm 1985 chỉ quy định hành vi buôn bán mà chưa quy định các hành vi sản xuất, tàng trữ và vận chuyển hàng cấm. Đến BLHS 2015 thì hành vi sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm không còn được quy định chung trong 1 điều luật như tại BLHS 1999 mà được tách ra thành 02 điều luật với sự tương ứng các hành vi là sản xuất – buôn bán, tàng trữ – vận chuyển. Điều 190 BLHS 2015 quy định về tội sản xuất, buôn bán hàng cấm.

Điều 190 bộ luật hình sự 2015 sửa đổi 2017

Chủ thể tội phạm của tội sản xuất, buôn bán hàng cấm bao gồm người có năng lực trách nhiệm hình sự và đến độ tuổi nhất định theo quy định của pháp luật là có thể trở thành chủ thể của tội phạm này. Theo quy định tại Điều 12 Bộ luật hình sự thì người đủ 16 tuổi trở lên mới là chủ thể của tội phạm này. Khoản 2 của điều 12 liệt kê về các tội phạm mà người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự thì tội phạm này không được liệt kê, bởi vậy người phạm tội sản xuất, buôn bán hàng cấm chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm khi họ trên 16 tuổi.

Hành vi phạm tội của điều luật này bao gồm nhiều hành vi khách quan khác nhau như: sản xuất, buôn bán. Vì vậy, khi định tội tuỳ vào từng trường hợp cụ thể mà người phạm tội thực hiện hành vi nào thì định tội theo hành vi đó, mà không định tội hết tất cả các hành vi được liệt kê trong điều luật. Nếu người phạm tội thực hiện nhiều hành vi khác nhau đối với nhiều đối tượng phạm tội khác nhau thì việc định tội có phức tạp hơn.

Khoản 1 điều 190 bộ luật hình sự

Người nào vận chuyển qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại trái pháp luật hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 188, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

b) Vật phạm pháp là di vật, cổ vật.

Khoản 1 của điều luật này quy định về việc vận chuyển trái pháp luật các mặt hàng thì sẽ bị phạt từng mức tiền khác nhau đối với từng loại hàng cấm khác nhau và bị xử phạt từ 03 tháng đến 02 năm tù.

Khoản 2 điều 190 bộ luật hình sự

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:

a) Có tổ chức;

b) Vật phạm pháp trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

c) Vật phạm pháp là bảo vật quốc gia;

d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

đ) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

e) Phạm tội 02 lần trở lên;

g) Tái phạm nguy hiểm.

Đối với các trường hợp như hoạt động sản xuất, buôn bán hàng cấm có tổ chức; vật phạm pháp có giá trị từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; vật phạm pháp là bảo vật quốc gia; lợi dung chức danh cơ quan, tổ chức để phạm tội; số lần phạm tội là 2 lần trở lên; tái phạm nguy hiểm thì sẽ bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc bị phạt tù từ 02 đến 05 năm.

Khoản 3 điều 190 bộ luật hình sự

Phạm tội trong trường hợp vật phạm pháp trị giá 500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.

Khoản 3 quy định các khung hình phạt tăng nặng đối với vật phạm pháp có trị giá 500.000.000 trở lên- bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đến 3.000.000.000 đồng hoặc bị phạt tù từ 05 đến 10 năm.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin liên hệ Luật sư X

Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề Phân tích điều 190 bộ luật hình sự. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty tnhh 2 thành viên, giải thể công ty, giải thể công ty tnhh 1 thành viên, tạm dừng công ty, mẫu đơn xin giải thể công ty, giấy phép bay flycam; xác nhận độc thân, đăng ký nhãn hiệu, …. của Luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:

Facebook: www.facebook.com/luatsux

Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux

Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Hàng cấm là gì?

Hàng cấm là hàng hóa bị Nhà nước cấm kinh doanh. Danh mục các hàng hoá loại này không cố định mà có sự thay đổi. Trong danh mục đó có loại hểng cấm có tính chất vĩnh viễn, không thay đổi như các chất ma tuý.

Mặt chủ quan của việc sản xuất và buôn bán hàng cấm là gì?

Người thực hiện hành vi sản xuất, buôn bán hàng cấm là do cố ý (cố ý trực tiếp hoặc cố ý gián tiếp), tức là nhận thức rõ hành vi của mình là hành vi sản xuất, buôn bán hàng cấm là trái pháp luật, thấy trước được hậu quả của của hành vi và mong muốn cho hậu quả đó xảy ra hoặc bỏ mặc cho hậu quả xảy ra.

5/5 - (4 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm