Chào Luật sư. Dạo gần đây tôi có đọc trang báo có đề cập tới doanh nghiệp FDI bị xử phạt do không báo cáo tiến độ dự án đầu tư. Tuy nhiên vì là dân miền núi ít hiểu nhiều các thuật ngữ liên quan đến kinh tế, pháp luật. Nên nay tôi muốn hỏi sư Doanh nghiệp FDI là gì? Cần đáp ứng những gì điều kiện gì để thành lập doanh nghiệp FDI? Mong được hỗ trợ tư vấn. Tôi xin cảm ơn
Với xu thế hội nhập kinh tế mới mở cửa thị trường thu hút đầu tư, nguồn vốn đầu tư nước ngoài đóng vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế-xã hội Việt Nam. Sự tăng trưởng của nguồn vốn đầu tư nước ngoài không chỉ tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho Việt Nam đẩy nhanh tốc độ mở rộng thị trường quốc tế, mà ngày càng phát triển hơn về nhiều mặt trong hoạt động kinh doanh ( như: chuyên môn, kỹ thuật, công nghệ,…), giảm lượng vốn cho nhiều dự án trong nước. Sau đây mời bạn cùng Luật sư X tham khảo bài viết “Doanh nghiệp FDI là gì?” để cập nhật thêm kiến thức pháp luật vận dụng vào trong công việc và cuộc sống.
Căn cứ pháp lý
Doanh nghiệp FDI là gì?
FDI là từ viết tắt của Foreign Direct Investment tức là hoạt động đầu tư trực tiếp từ nước ngoài. Hiện nay, hoạt động này được sử dụng phổ biến trong các hoạt động kinh tế quốc tế, song, Việt Nam vẫn chưa có một quy định cụ thể nào cho loại hình hoạt động này.
Theo quy định tại khoản 22 Điều 3 Luật Đầu tư 2020 quy định tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông. Do đó, dựa vào quy định của Luật Đầu tư 2020 thì doanh nghiệp FDI được xem là tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
Điều kiện thành lập doanh nghiệp FDI
Thành lập hoặc có phần vốn góp sở hữu bởi nhà đầu tư nước ngoài
Theo khoản 19 Điều 3 Luật Đầu tư 2020, nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam.
Doanh nghiệp FDI phải có ít nhất một trong những đối tượng là nhà đầu tư nước ngoài như trên đứng ra thành lập hoặc góp vốn.
Kinh doanh ngành, nghề không bị cấm
Để trở thành doanh nghiệp FDI, doanh nghiệp không được kinh doanh những ngành nghề bị cấm theo quy định tại Điều 6 Luật Đầu tư 2020, bao gồm:
– Kinh doanh các chất ma túy quy định tại Phụ lục I của Luật này;
– Kinh doanh các loại hóa chất, khoáng vật quy định tại Phụ lục II của Luật này;
– Kinh doanh mẫu vật các loài thực vật, động vật hoang dã có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục I của Công ước về buôn bán quốc tế các loài thực vật, động vật hoang dã nguy cấp; mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng, thủy sản nguy cấp, quý, hiếm Nhóm I có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục III của Luật này;
– Kinh doanh mại dâm;
– Mua, bán người, mô, xác, bộ phận cơ thể người, bào thai người;
– Hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người;
– Kinh doanh pháo nổ;
– Kinh doanh dịch vụ đòi nợ.
Xin giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
Theo điểm c khoản 1 Điều 22 Luật Đầu tư 2020, trước khi thành lập tổ chức kinh tế, nhà đầu tư nước ngoài phải có dự án đầu tư, thực hiện thủ tục cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, trừ trường hợp thành lập doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo và quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Theo khoản 1, 2 Điều 39 Luật Đầu tư 2020, thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư được quy định như sau;
– Ban Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.
– Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.
Thành lập doanh nghiệp
Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, cá nhân, tổ chức tiến hành chuẩn bị hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp để nộp lên Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
Hoàn thành xong bước này, doanh nghiệp được coi là doanh nghiệp FDI và được hưởng các ưu đãi của một doanh nghiệp FDI.
Như vậy, điều kiện quan trọng nhất của để trở thành doanh nghiệp FDI là được thành lập hoặc góp vốn từ nhà đầu tư nước ngoài và được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Chế tài xử phạt đối với hành vi không báo cáo tiến độ dự án đầu tư được quy định như thế nào?
Theo quy định tại Điều 13 Luật Đầu tư 2020, khi vi phạm các quy định về hoạt động đầu tư ở Việt Nam, các nhà đầu tư sẽ phải chịu những chế tài xử phạt như sau:
“1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện báo cáo cho cơ quan đăng ký đầu tư trước khi bắt đầu thực hiện dự án đầu tư đối với các dự án không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
2.Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không thực hiện báo cáo về hoạt động đầu tư, báo cáo giám sát, đánh giá dự án đầu tư;
b) Báo cáo không trung thực về hoạt động đầu tư;
c) Đầu tư kinh doanh các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện nhưng không đáp ứng các điều kiện theo quy định của Luật đầu tư;
d) Thành lập Văn phòng điều hành của nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng hợp tác kinh doanh (hợp đồng BCC) nhưng không đăng ký với cơ quan đăng ký đầu tư nơi đặt Văn phòng điều hành;
đ) Chấm dứt hoạt động Văn phòng điều hành của nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng BCC nhưng không thông báo cho cơ quan đăng ký đầu tư nơi đặt Văn phòng điều hành.
3.Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi lập hồ sơ dự án đầu tư không trung thực, không chính xác để được cấp Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Quyết định chủ trương đầu tư.
4.Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế;
b) Không thực hiện thủ tục điều chỉnh dự án đầu tư;
c) Giãn tiến độ thực hiện dự án, giãn tiến độ đầu tư nhưng không đề xuất bằng văn bản với cơ quan đăng ký đầu tư hoặc có thông báo nhưng chưa được sự chấp thuận bằng văn bản của cơ quan đăng ký đầu tư;
d) Tạm ngừng hoạt động của dự án đầu tư nhưng không thông báo bằng văn bản cho cơ quan đăng ký đầu tư hoặc có thông báo nhưng chưa được sự chấp thuận bằng văn bản của cơ quan đăng ký đầu tư;
đ) Không thực hiện thủ tục chấm dứt hoạt động dự án đầu tư, thủ tục thanh lý dự án đầu tư.
5.Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không thực hiện hoạt động đầu tư theo đúng nội dung trong hồ sơ đăng ký đầu tư (đối với trường hợp không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư) hoặc Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Quyết định chủ trương đầu tư;
b) Không đáp ứng các điều kiện đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài;
c) Không đáp ứng đầy đủ các điều kiện khi chuyển nhượng dự án đầu tư;
d) Đầu tư kinh doanh các ngành, nghề bị cấm đầu tư kinh doanh theo quy định của Luật đầu tư.
6.Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không thực hiện đầy đủ trình tự, thủ tục đầu tư;
b) Tiếp tục triển khai dự án khi đã bị cơ quan đăng ký đầu tư quyết định ngừng hoạt động;
c) Tiếp tục triển khai dự án khi đã chấm dứt hoạt động mà không được cơ quan đăng ký đầu tư chấp thuận;
d) Không triển khai dự án đầu tư sau 12 (mười hai) tháng mà không được cơ quan đăng ký đầu tư chấp thuận.
7.Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi triển khai thực hiện dự án khi chưa được cấp Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Quyết định chủ trương đầu tư.
Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc đăng ký thành lập Văn phòng điều hành của nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng BCC đối với hành vi vi phạm tại Điểm d Khoản 2 Điều này;
b) Buộc thông báo cho cơ quan đăng ký đầu tư đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm đ Khoản 2 Điều này.”
Khuyến nghị:
Luật sư X là hệ thống pháp luật chuyên cung cấp các dịch vụ pháp lý trên toàn quốc, Chúng tôi cung cấp dịch vụ luật sư giải quyết tranh chấp đất đai… Luật sư X cam kết sẽ bảo mật thông tin khách hàng, giải quyết các vấn đề pháp lý nhanh chóng.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Ô tô khách chở quá số người quy định bị xử lý như thế nào?
- Quy định về đất phục vụ mục đích công ích 2023
- Thủ tục hiến đất để làm lối đi chung năm 2023
- Bản vẽ địa hình có được bảo hộ quyền tác giả?
Thông tin liên hệ:
Vấn đề “Doanh nghiệp FDI là gì?“đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư X luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là đổi tên mẹ trong giấy khai sinh, vui lòng liên hệ đến hotline 0833102102 Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.
Câu hỏi thường gặp:
Có 3 loại
FDI theo chiều ngang
Đây là dạng đầu tư có vốn nước ngoài phổ biến nhất hiện nay. Với hình thức này, các nhà đầu tư tập trung đầu tư vốn vào một công ty nước ngoài thuộc cùng ngành, nghề kinh doanh của công ty do chủ đầu tư FDI sở hữu hoặc điều hành.
Khi đó, hai doanh nghiệp sẽ cùng sản xuất hoặc kinh doanh cùng những mặt hàng tương tự nhau. Qua đó, các doanh nghiệp sẽ có thể cùng “đẩy” cho nhau phát triển.
FDI theo chiều dọc
Bên cạnh việc phân loại FDI theo chiều ngang thì còn có hình thức khác là theo chiều dọc. Khác với FDI theo chiều ngang là cùng ngành, nghề giống nhau thì FDI theo chiều dọc là một dạng đầu tư vào một chuỗi cung ứng trong đó có thể bao gồm một hoặc nhiều ngành, nghề khác nhau.
FDI tập trung
Ngoài việc thực hiện theo chiều dọc hoặc theo chiều ngang thì những ngành, nghề đầu tư ít nhiều cũng có liên quan đến nhau hoặc chỉ vào một doanh nghiệp tuy nhiên, loại FDI tập trung lại là dạng đầu tư vào nhiều công ty khác nhau từ cùng một doanh nghiệp và thuộc các ngành hoàn toàn khác nhau.
Điều này đã tạo ra một FDI “chùm” và vốn FDI không liên kết trực tiếp với các nhà đầu tư kinh doanh.
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 11 Luật Kinh doanh bất động sản năm 2014 thì doanh nghiệp FDI được kinh doanh bất động sản dưới các hình thức sau đây:
1. Thuê nhà, công trình xây dựng để cho thuê lại;
2. Được đầu tư xây dựng nhà ở để cho thuê; đầu tư xây dựng nhà, công trình xây dựng không phải là nhà ở để bán, cho thuê, cho thuê mua đối với đất được Nhà nước cho thuê;
3. Nhận chuyển nhượng toàn bộ/một phần dự án bất động sản của chủ đầu tư để xây dựng nhà, công trình xây dựng để bán, cho thuê, cho thuê mua;
4. Được đầu tư xây dựng nhà ở để bán, cho thuê, cho thuê mua đối với đất được Nhà nước giao;
5. Được đầu tư xây dựng nhà, công trình xây dựng để kinh doanh theo đúng mục đích sử dụng đất đối với đất thuê trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.
Theo đó, doanh nghiệp FDI chỉ được kinh doanh bất động sản với 05 hình thức nêu trên, không được phép kinh doanh bất động sản với hình thức khác.
Khoản 1 Điều 15 Nghị định 17/2012/NĐ-CP hướng dẫn về Luật Kiểm toán độc lập có quy định rằng báo cáo tài chính hàng năm của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải được kiểm toán bởi doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam.
Việc kiểm toán giúp công khai, minh bạch báo cáo tài chính của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, đồng thời giúp phát hiện và ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật.