Phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt năm 2022 là bao nhiêu?

bởi TranQuynhTrang
Phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt năm 2022 là bao nhiêu?

Xin chào Luật sư X. Tôi được biết rằng phí bảo vệ môi trường chính là một khoản tiền mà tổ chức, cá nhân khi xả thải ra môi trường hay có hành vi tác động xấu đến môi trường sẽ phải nộp với mục đích cơ bản nhằm bù đắp chi phí và mang tính phục vụ khi được cơ quan nhà nước cung cấp dịch vụ cho hoạt động bảo dưỡng, xây dựng và bảo vệ môi trường. Vậy mức phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp hiện nay là bao nhiêu? Pháp luật quy định về vấn đề này như thế nào? Mong được Luật sư giải đáp, tôi xin chân thành cảm ơn!

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Luật sư X. Tại bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn đọc.

Căn cứ pháp lý

Nghị định 53/2020/NĐ-CP

Phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt năm 2022 là bao nhiêu?

Căn cứ theo quy định tại Nghị định 53/2020/NĐ-CP thì nước thải công nghiệp thải vào nguồn tiếp nhận nước thải theo quy định pháp luật và nước thải sinh hoạt là đối tượng chịu phí bảo vệ môi trường (trừ trường hợp được miễn thu phí theo quy định).

Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thải nước thải là đối tượng chịu phí bảo vệ môi trường phải nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải theo quy định với mức phí cụ thể như sau:

– Mức phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt là 10% trên giá bán của 1 m3 nước sạch chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng. Tuy nhiên, trong trường hợp cần áp dụng mức phí cao hơn, Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định mức phí cụ thể cao hơn đối với từng đối tượng chịu phí.

– Số phí bảo vệ môi trường phải nộp đối với nước thải sinh hoạt được xác định theo công thức như sau:

Số phí phải nộp (đồng) = Số lượng nước sạch sử dụng (m3) x Giá bán nước sạch (đồng/m3) x Mức thu phí

Trong đó:

+ Số lượng nước sạch sử dụng được xác định theo đồng hồ đo lượng nước sạch tiêu thụ của người nộp phí. Trường hợp tự khai thác nước, số lượng nước sạch sử dụng xác định căn cứ vào quy mô hoạt động, kinh doanh, dịch vụ hoặc giấy phép khai thác nước mặt, nước dưới đất do tổ chức, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh tự kê khai và thẩm định của Ủy ban nhân dân phường, thị trấn.

+ Giá bán nước sạch là giá bán nước (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng) của tổ chức cung cấp nước sạch áp dụng trên địa bàn.

+ Mức thu phí là 10% hoặc mức cao hơn theo quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (kể trên).

Mức phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp

Đối với cơ sở có tổng lượng nước thải trung bình trong năm dưới 20 m3/ngày (24 giờ) áp dụng phí cố định tính theo khối lượng nước thải (không áp dụng mức phí biến đổi) như sau:

– Năm 2020, áp dụng mức phí 1.500.000 đồng/năm.

– Kể từ ngày 01/01/2021 trở đi, áp dụng theo Biểu sau:

Số TTLưu lượng nước thải bình quân (m3/ngày)Mức phí (đồng/năm)
1Từ 10 đến dưới 204.000.000
2Từ 5 đến dưới 103.000.000
3Dưới 52.500.000

Lượng nước thải/ngày được xác định theo số liệu đo đạc thực tế hoặc kết quả thanh tra, kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước về môi trường.

Đối với cơ sở sản xuất, chế biến có tổng lượng nước thải trung bình trong năm từ 20 m3 /ngày trở lên:

(1) Mức phí bảo vệ môi trường tính theo công thức sau:

F = f + C

Trong đó:

– F là số phí phải nộp.

Phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt
Phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt

– là mức phí cố định: 1.500.000 đồng/năm (kể từ ngày 01/01/2021 trở đi là 4.000.000 đồng/năm); trường hợp cơ sở bắt đầu hoạt động sau quý I, số phí phải nộp tính cho thời gian từ quý cơ sở bắt đầu hoạt động đến hết năm, mức phí cho 01 quý = f/4.

– C là phí biến đổi, tính theo: tổng lượng nước thải ra, hàm lượng thông số ô nhiễm của từng chất có trong nước thải và mức thu đối với mỗi chất theo Biểu dưới đây:

Số TTThông số ô nhiễm tính phíMức phí (đồng/kg)
1Nhu cầu ô xy hóa học (COD)2.000
2Chất rắn lơ lửng (TSS)2.400
3Thủy ngân (Hg)20.000.000
4Chì (Pb)1.000.000
5Arsenic (As)2.000.000
6Cadimium (Cd)2.000.000

Thông số ô nhiễm (thuộc diện phải thực hiện đo đạc, kê khai và tính phí) được xác định căn cứ vào quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường đối với nước thải hiện hành. Trong trường hợp nước thải của cơ sở chưa có quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường tương ứng thì căn cứ vào thông số ô nhiễm có trong hồ sơ môi trường (hồ sơ đã được cơ quan quản lý nhà nước về môi trường phê duyệt, xác nhận).

(2) Số phí phải nộp hàng quý tính theo công thức sau:

Fq = (f/4) + Cq

Trong đó:

– Fq là số phí phải nộp trong quý (đồng).

– f là phí cố định như sau:

+ Năm 2020, áp dụng mức phí 1.500.000 đồng/năm.

+ Kể từ ngày 01/01/2021 trở đi, áp dụng theo Biểu sau:

Số TTLưu lượng nước thải bình quân (m3/ngày)Mức phí (đồng/năm)
1Từ 10 đến dưới 204.000.000
2Từ 5 đến dưới 103.000.000
3Dưới 52.500.000

– Cq là số phí biến đổi (tổng số phí phải nộp của các thông số ô nhiễm có trong nước thải) phải nộp trong quý. Số phí biến đổi được tính cho từng thông số ô nhiễm theo công thức sau:

Số phí phải nộp (đồng) = Tổng lượng nước thải thải vào nguồn tiếp nhận (m3) x Hàm lượng thông số ô nhiễm có trong nước thải (mg/l) x 0,001 x Mức thu phí của thông số ô nhiễm (đồng/kg)

+ Đối với cơ sở thuộc đối tượng thực hiện quan trắc nước thải định kỳ theo quy định pháp luật: Căn cứ xác định hàm lượng thông số ô nhiễm trong nước thải để kê khai, tính phí là số liệu quan trắc nước thải định kỳ 03 tháng/lần. Trường hợp cơ sở có tần suất quan trắc nước thải định kỳ là 06 tháng/lần, việc kê khai, tính phí của quý không thực hiện quan trắc căn cứ số liệu quan trắc của quý trước đó.

Tổng lượng nước thải được xác định căn cứ vào 1 trong 3 nguồn dữ liệu sau: (i) Kết quả thực tế của đồng hồ, thiết bị đo lưu lượng; (ii) Tính bằng 80% lượng nước sử dụng; (iii) Thông tin có trong báo cáo giám sát môi trường định kỳ. Trường hợp có 2 nguồn dữ liệu ((i) và (ii) hoặc (i) và (iii)) hoặc cả 3 nguồn dữ liệu thì sử dụng nguồn dữ liệu (i). Trường hợp có 02 nguồn dữ liệu (ii) và (iii) thì sử dụng nguồn dữ liệu (ii).

+ Đối với cơ sở thuộc đối tượng thực hiện quan trắc nước thải tự động, liên tục theo quy định pháp luật: Việc kê khai, tính toán, thẩm định số phí phải nộp được xác định theo từng kỳ 24 giờ, trong đó: hàm lượng các thông số ô nhiễm tính phí và tổng lượng nước thải thải ra của cơ sở được tính theo giá trị trung bình ngày (24 giờ) của các kết quả đo. Trường hợp thông số ô nhiễm tính phí không thuộc các thông số quan trắc nước thải tự động, liên tục thì hàm lượng các thông số ô nhiễm theo số liệu quan trắc định kỳ.

Lưu ý: Trường hợp cơ sở có nhiều điểm xả nước thải, phí biến đổi của cơ sở là tổng số phí biến đổi được xác định tại mỗi điểm xả nước thải.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Thông tin liên hệ:

Luật sư X sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề Phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt năm 2022 là bao nhiêu?” hoặc các dịch vụ khác liên quan như dịch vụ làm thủ tục kết hôn với người Hàn Quốc… Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833102102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.

Câu hỏi thường gặp:

Chủ thể nào có thẩm quyền ban hành phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt?

Theo quy định, Chính phủ, Bộ Tài chính và các cơ quan nhà nước khác theo thẩm quyền

Bản chất của phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt là gì?

Là khoản thu nhằm bù đắp một phần chi phí thường xuyên và không thường xuyên để xây dựng, bảo dưỡng MT và tổ chức quản lý hành chính của nhà nước đối với hoạt động của người nộp phí.

Mục tiêu của phí bảo vệ môi trường là gì?

– Làm thay đổi hành vi của người gây ô nhiễm;
– Ngăn ngừa xả thải ra môi trường các chất ô nhiễm có thể xử lý được
– Tăng nguồn thu nhập để chi trả cho những hoạt động cải thiện môi trường.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm