Phương án sử dụng đất công ích

bởi Anh
Phương án sử dụng đất công ích

Hiện nay vấn đề đất đai luôn là vấn đề được nhiều độc giả quan tâm. Đối với mỗi loại đất khác nhau thì ở từng địa phương sẽ có cách quản lý cùng với những quy định khác nhau. Vậy đất công ích là gì? Phương án sử dụng đất công ích như thế nào? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Căn cứ pháp lý

Đất công ích là gì?

– Theo khoản 1 Điều 132 Luật Đất đai 2013 thì đất công ích được hiểu là quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích không quá 5% tổng diện tích đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản để phục vụ cho các nhu cầu công ích của địa phương.

Đồng thời, việc lập quỹ đất công ích được căn cứ vào quỹ đất, đặc điểm và nhu cầu của địa phương mà mỗi xã, phường, thị trấn sẽ được lập quỹ đất công ích theo quy định.

Ngoài ra, đối với những nơi đã để lại quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích vượt quá 5% thì diện tích ngoài mức 5% được sử dụng để xây dựng hoặc bồi thường khi sử dụng đất khác để xây dựng các công trình công cộng của địa phương; 

Giao cho hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản tại địa phương chưa được giao đất hoặc thiếu đất sản xuất.

Đất công ích có được cấp sổ đỏ?

Theo Điều 19 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định về các trường hợp không được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất như sau:

– Tổ chức, cộng đồng dân cư được Nhà nước giao đất để quản lý thuộc các trường hợp quy định tại Điều 8 Luật Đất đai 2013 bao gồm:

+ Người đứng đầu của tổ chức chịu trách nhiệm đối với việc quản lý đất trong các trường hợp sau đây:

++ Tổ chức được giao quản lý công trình công cộng, gồm công trình đường giao thông, cầu, cống, vỉa hè, hệ thống cấp nước, hệ thống thoát nước, hệ thống công trình thủy lợi, đê, đập; quảng trường, tượng đài, bia tưởng niệm;

++ Tổ chức kinh tế được giao quản lý diện tích đất để thực hiện dự án đầu tư theo hình thức xây dựng – chuyển giao (BT) và các hình thức khác theo quy định của pháp luật về đầu tư;

++ Tổ chức được giao quản lý đất có mặt nước của các sông và đất có mặt nước chuyên dùng;

++ Tổ chức được giao quản lý quỹ đất đã thu hồi theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

+ Chủ tịch UBND cấp xã chịu trách nhiệm đối với việc quản lý đất sử dụng vào mục đích công cộng được giao để quản lý, đất chưa giao, đất chưa cho thuê tại địa phương.

+ Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm đối với việc quản lý đất chưa sử dụng tại các đảo chưa có người ở thuộc địa phương.

+ Người đại diện cho cộng đồng dân cư là người chịu trách nhiệm đối với đất được giao cho cộng đồng dân cư quản lý.

– Người đang quản lý, sử dụng đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn.

– Người thuê, thuê lại đất của người sử dụng đất, trừ trường hợp thuê, thuê lại đất của nhà đầu tư xây dựng, kinh doanh kết cấu hạ tầng trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.

– Người nhận khoán đất trong các nông trường, lâm trường, doanh nghiệp nông, lâm nghiệp, ban quản lý rừng phòng hộ, ban quản lý rừng đặc dụng.

– Người đang sử dụng đất không đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

– Người sử dụng đất có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất nhưng đã có thông báo hoặc quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

– Tổ chức, UBND cấp xã được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất để sử dụng vào mục đích xây dựng công trình công cộng gồm đường giao thông, công trình dẫn nước, dẫn xăng, dầu, khí; đường dây truyền tải điện, truyền dẫn thông tin; khu vui chơi giải trí ngoài trời; nghĩa trang, nghĩa địa không nhằm mục đích kinh doanh.

Như vậy, đối với người đang quản lý, sử dụng đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn sẽ không được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Nguồn hình thành đất công ích

Theo khoản 1 Điều 132 Luật Đất đai 2013 quy định về nguồn hình thành đất công ích như sau:

– Do mỗi xã, phường, thị trấn lập căn cứ vào quỹ đất, đặc điểm và nhu cầu của định phương.

– Đất nông nghiệp do tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trả lại hoặc tặng cho quyền sử dụng cho Nhà nước, đất khai hoang, đất nông nghiệp thu hồi là nguồn để hình thành hoặc bổ sung cho quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã, phường, thị trấn.

Mục đích sử dụng đất công ích

Mục đích sử dụng đất công ích được quy định theo khoản 2 Điều 132 Luật Đất đai 2013 như sau:

(1) Xây dựng các công trình công cộng của xã, phường, thị trấn bao gồm công trình văn hóa, thể dục thể thao, vui chơi, giải trí công cộng, y tế, giáo dục, chợ, nghĩa trang, nghĩa địa và các công trình công cộng khác theo quy định của UBND cấp tỉnh;

(2) Bồi thường cho người có đất được sử dụng để xây dựng các công trình công cộng quy định tại (1) mục này;

(3) Xây dựng nhà tình nghĩa, nhà tình thương.

Phương án sử dụng đất công ích
Phương án sử dụng đất công ích

Phương án sử dụng đất công ích

Phương án sử dụng đất công ích ở mỗi địa phương là khác nhau. Các quy định liên quan đến đất công ích cũng có sự khác biệt.

Như ở Sơn La,

Thực hiện sự chỉ đạo của UBND tỉnh Sơn La về việc triển khai việc xác định ranh giới, cắm mốc giới, đo đạc, lập bản đồ địa chính và hồ sơ ranh giới sử dụng đất trên địa bàn tỉnh theo Quyết định số 571/QĐ-UBND ngày 23/3/2013 về phê duyệt Thiết kế kỹ thuật – Dự toán xác định cắm mốc ranh giới sử dụng đất, đo đạc lập bản đồ địa chính tỷ lệ 1/10.000; lập hồ sơ địa chính phục vụ cấp GCNQSD đất, cho các nông, lâm trường trên địa bàn tỉnh Sơn La. Đến nay, các hạng mục công việc đã hoàn thành và cấp Giấy chứng nhận cho các công ty thông qua cắm mốc xác định ranh giới các nông, lâm trường.

Ngày 30/6/2021, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư số 09/2021/TT-BTNMT về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của các thông tư quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Đất đai, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/9/2021. Theo đó, tại khoản 1 Điều 7 Thông tư số 09/2021/TT-BTNMT sửa đổi, bổ sung Điều 8 Thông tư số 07/2015/TT-BTNMT ngày 26/02/2015 quy định về phương án sử dụng đất; lập hồ sơ ranh giới sử dụng đất; đo đạc, lập bản đồ địa chính; xác định giá thuê đất; giao đất, cho thuê đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất với công ty nông, lâm nghiệp quy định:

“Điều 8. Các bước xử lý quỹ đất bàn giao cho địa phương

1. Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì tổ chức đo đạc xác định cụ thể quỹ đất bàn giao cho địa phương theo đề án hoặc phương án sắp xếp, đổi mới và phát triển công ty nông, lâm nghiệp, phương án sử dụng đất của công ty nông, lâm nghiệp đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

2. Sở Tài nguyên và Môi trường lập hồ sơ thu hồi đất trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ký quyết định thu hồi đất.

3. Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong việc xây dựng phương án sử dụng đất đối với quỹ đất bàn giao cho địa phương thuộc địa giới hành chính mình quản lý và gửi Sở Tài nguyên và Môi trường.

4. Cơ quan tài nguyên và môi trường lập hồ sơ trình Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quyết định giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất cho người đang sử dụng theo phương án sử dụng đất đã được phê duyệt; ký hợp đồng cho thuê đất đối với trường hợp thuê đất; chỉnh lý bản đồ địa chính (nếu có) để cấp Giấy chứng nhận, bàn giao đất trên thực địa và cập nhật hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai.

5. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt nội dung phương án sử dụng đối với quỹ đất bàn giao cho địa phương phù hợp với thực tế quản lý, sử dụng đất của địa phương và đảm bảo các nguyên tắc sau:

a) Phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;

b) Phù hợp với quy định của pháp luật đất đai về phân loại đất, đối tượng sử dụng đất, hình thức sử dụng đất, thời hạn sử dụng đất, hạn mức sử dụng đất, điều kiện để công nhận quyền sử dụng đất;

c) Giải quyết nhu cầu sử dụng đất cho các đối tượng ưu tiên theo quy định tại Điều 46 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai và Nghị định số 118/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định về sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp;

d) Việc giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất được thực hiện công khai, dân chủ, khách quan, trung thực, bình đẳng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người liên quan.”

Căn cứ quy định nêu trên, Sở Tài nguyên và Môi trường đã ban hành hướng dẫn lập phương án sử dụng đất đối với phần diện tích các công ty nông, lâm nghiệp bàn giao về cho địa phương tại địa bàn 6 huyện: Mường La, Phù Yên, Mai Sơn, Vân Hồ, Mộc Châu, Sông Mã, Sốp Cộp. Theo đó, đã đề nghị UBND các huyện thực hiện một số nội dung sau:

1. Lập quy hoạch sử dụng đất cấp huyện thời kỳ 2021-2030 đối với phần diện tích đất các công ty nông, lâm trường trả về cho các huyện. Theo đó, dự kiến phân bổ các chỉ tiêu sử dụng đất để đưa vào quy hoạch sử dụng đất theo nhu cầu của từng xã trên địa bàn huyện.

2. Lập phương án sử dụng đất đối với phần diện tích đất các công ty nông, lâm trường trả về cho các huyện (theo mẫu đề cương gửi kèm), gửi Sở Tài nguyên và Môi trường thẩm định trình UBND tỉnh phê duyệt.

3. Sau khi phương án được phê duyệt, tiến hành phương án giao đất, cho thuê đất hoặc công nhận quyền sử dụng đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất theo quy định của pháp luật đối với các trường hợp đủ điều kiện.

Đối với Huế việc đưa ra những phương án sử dụng đất cũng có nhiều điểm chú ý :

Tình hình quản lý, sử dụng đất công ích của các xã, phường.

Thực hiện Chỉ thị số 27/CT-UBND ngày 25/12/2013 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về tiếp tục tập trung đẩy mạnh công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất gắn liền với cấp quyền sở hữu nhà ở; tài sản khác gắn liền với đất và hoàn thiện hồ sơ địa chính, xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính đồng bộ, thống nhất trên địa bàn tỉnh năm 2014; Kế hoạch số 14/KH-UBND ngày 11/02/2014 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về kiểm tra, rà soát tình hình quản lý, sử dụng đất công ích và xây dựng phương án quản lý, sử dụng quỹ đất công ích của các xã, phường, thị trấn. UBND thị xã Hương Trà báo cáo như sau:

Tình hình quản lý và sử dụng đất công ích của xã, phường:

Tình hình tổ chức thực hiện: – Trong tháng 2/2014, UBND thị xã đã tổ chức hội nghị triển khai đến các phường xã; các đơn vị Tư vấn công tác thống kê đất công ích do UBND phường xã quản lý theo Quyết định số 28/QĐ-UBND ngày 13/01/2014 của UBND thị xã Hương Trà về việc phê duyệt kế hoạch công tác Tài nguyên và Môi trường năm 2014. Sau hội nghị triển khai, UBND thị xã đã giao trách nhiệm cho phòng Tài nguyên và Môi trường tiếp tục chỉ đạo UBND các phường xã thực hiện công tác

thống kê đất công ích do UBND phường xã quản lý theo công văn số 759/UBND-TNMT ngày 04/6/2014, cụ thể: Phối hợp với các đơn vị tư vấn thống kê xác định các thửa đất nông nghiệp (đất trồng cây hằng năm, đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản và đất lâm nghiệp) thuộc quỹ đất công ích của từng phường xã; kê khai đăng ký vào sổ mục kê, sổ địa chính để Nhà nước quản lý trong quá trình sử dụng; Rà soát từng trường hợp đang sử dụng đất công ích, các hợp đồng cho thuê đất công ích của phường, xã đã ký để xác định rỏ vị trí, diện tích cho thuê, thời hạn sử dụng đối với từng hộ gia đình, cá nhân.

Phương pháp thu thập số liệu thống kê quỹ đất công ích:

 Trên cơ sở dữ liệu địa chính không gian là bản đồ địa chính đo đạc năm 2010, UBND các phường xã kiểm tra, rà soát, xác định các thửa đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của UBND phường xã quản lý; Phối hợp với các đơn vị Tư vấn để kê khai đăng vào sổ mục kê và sổ địa chính theo quy định.

Kết quả thống kê đất công ích của UBND phường, xã quản lý:

* Tổng số thửa đất công ích: 9118 thửa, diện tích: 1186,71 ha, trong đó:

– Số thửa đất công ích đã cho hộ gia đình, cá nhân thuê: 9118 thửa; diện tích: 1186.71 ha. Trong đó không có hợp đồng thuê đất: 8716 thửa, diện tích: 1137 ha.

– Số tiền thuê đất thu được: 3.760.787.000 đồng;

– Đã đăng ký vào sổ địa chính: Chưa đăng ký;

– Lập các sổ theo dõi riêng: 9118 thửa.

* Tỷ lệ đất công ích của các phường, xã:

– Số xã không có đất công ích: 2 xã (Hương Bình, Hồng Tiến);

– Số phường, xã có đất công ích: 14 phường xã, trong đó:

+ Số phường, xã để lại đất công ích <5%: 3 phường xã (phường Hương Hồ,  Bình Thành, Bình Điền), diện tích: 38,59 ha;

 + Số phường, xã để lại đất công ích 5 -10%: 4 xã (phường Hương Chữ, xã: Hương Vinh, Hải Dương, Hương Thọ), diện tích: 127,49 ha;

+ Số phường, xã để lại đất công ích 10-20%: 3 phường, xã (phường Tứ Hạ, Hương Văn, xã: Hương Toàn), diện tích: 250,21 ha;

+ Số phường, xã để lại đất công ích >20%: 4 phường (phường: Hương Vân, Hương Xuân, Hương An, xã Hương Phong), diện tích: 770,42 ha;

Mời bạn xem thêm

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật Sư X liên quan đến Phương án sử dụng đất công ích . Quý khách hàng có nhu cầu tìm hiểu về cách nộp hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hồ sơ vay vốn ngân hàng cho doanh nghiệp, mức bồi thường thu hồi đất , các thủ tục thành lập công ty, đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh;…quý khách hàng vui lòng liên hệ đến hotline : 0833.102.102 để được nhận tư vấn.

Câu hỏi thường gặp

Vi phạm phương án sử dụng công ích sẽ bị xử phạt như thế nào?

Theo quy định, đất công ích được Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý, cho thuê và sử dụng vào mục đích công. Do vậy, người dân thuê đất chỉ được phép nuôi trồng thủy sản, sản xuất nông nghiệp và không được phép xây dựng nhà ở. 
Nếu người sử dụng vi phạm cố tình xây nhà trên đất công ích sẽ phải nhận mức phạt từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng và phải khôi phục lại đất như tình trạng ban đầu theo quy định của pháp luật. Trường hợp không thực hiện đúng quy định, người vi phạm sẽ bị cưỡng chế phá dỡ nhà và chịu toàn bộ chi phí cho việc phá dỡ.
Ngoài ra, theo Điều 174 Luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, người chuyển nhượng đất công ích có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội danh “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. 

Phương án sử dụng đất công ích do cơ quan nào đưa ra?

Việc quản lý đất công ích theo khoản 4 Điều 132 Luật Đất đai 2013 thì UBND cấp xã nơi có đất quản lý, sử dụng theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

Phương án sử dụng đất công ích cho việc cho thuê được quy định nhu thế nào?

Theo khoản 3 Điều 132 Luật Đất đai 2013 quy định về việc cho thuê đất công ích như sau:
– Đối với diện tích đất chưa sử dụng vào các mục đích quy định tại mục 4 thì UBND cấp xã cho hộ gia đình, cá nhân tại địa phương thuê để sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản theo hình thức đấu giá để cho thuê. Thời hạn sử dụng đất đối với mỗi lần thuê không quá 05 năm.
– Tiền thu được từ việc cho thuê đất thuộc quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích phải nộp vào ngân sách nhà nước do UBND cấp xã quản lý và chỉ được dùng cho nhu cầu công ích của xã, phường, thị trấn theo quy định của pháp luật.

5/5 - (2 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm