Pi network: Tiền ảo nhà nước có công nhận hay không?

bởi Việt Hoàng
Pi network: nhà nước có công nhận hay không?

Gần đây trên mạng internet đang dậy sóng một loại “tiền ảo” có tên là Pi network; Nhưng từ trước đến nay Việt Nam chưa từng có một giao dịch nào liên quan đến tiền ảo mà có sự can thiệp của nhà nước.

Cũng có rất nhiều người hoài nghi về đồng tiền này; Khi tất cả những gì người dùng cần làm là ấn vào nút điểm danh sau mỗi 24h; Và cung cấp đầy đủ thông tin cá nhân cũng như ảnh giấy tờ tùy thân ( CMND, CCCD, PASSPORT); Không ai chắc chắn rằng công ty chịu trách nhiệm cho đồng tiền này; Có đảm bảo tính bảo mật hoàn toàn cho những thông tin cá nhân đấy không? và nếu như người dùng đồng tiền này tại Việt Nam có được bảo vệ nếu như có vấn đề pháp lý sảy ra trong tương lai hay không? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu thêm về vấn đề tiền ảo này.

Nội dung tư vấn

Sự bùng nổ của tiền ảo kèm theo rủi ro pháp lý

Từ sự bùng nổ của tiền ảo mà ví dụ điển hình là bitcoin; Đã cho thấy tầm ảnh hưởng của tiền ảo to lớn tới mức nào trong thị trường, cũng cho ta thấy được người Việt ta đang ngày càng quan tâm nhiều hơn về tiền ảo; Vì 1 lý do là ai cũng sợ sẽ bỏ lỡ đi cơ hội “làm giàu”, họ đổ xô đi tham gia, đầu tư vào những đồng tiền ảo đã hoặc chưa được lên sàn; Đặc biệt điển hình nhất là đồng tiền Pi network. chỉ với những công đoạn tưởng chừng như “không mất gì” người dùng đã vô tình để lộ thông tin cá nhân cho công ty nước ngoài; Với lý do được công ty này đưa ra là “định thân” để tạo “ví” cho người dùng.

Vậy tiền ảo có phạm pháp không?

Nhưng không ai chắc chắn được họ sẽ giữ thông tin cá nhân của người dùng một cách an toàn tuyệt đối; Vì thời buổi công nghệ, khi trí thông minh nhân tạo và các thuật toán của các công ty công nghệ có thể thu thập và bán cho các bên thứ 3 nhằm mục đích khác như là thu thập dữ liệu lịch sử tìm kiếm để đề xuất cho người dùng về các sản phẩm kinh doanh của công ty họ; Có những công ty thì dùng thông tin đó liên hệ trực tiếp với người dùng để mời chào sản phẩm.

Nghe là 1 điều khá vô hại nhưng không phải cty nào cũng là cty tốt; Họ có thể dùng thông tin cá nhân của mình để vay mượn nặng lãi; Ký kết và thành lập các “công ty ma” đứng tên của những người dùng bị đánh cắp thông tin này.

Nhà sản xuất còn khuyến khích người dùng mời chào người thân của họ cùng vào “chơi” đồng tiền này; Để giúp tốc độ nhận tiền của họ tăng nhanh hơn; Đồng thời phát triển ra 1 cộng đồng lớn mạnh; Đây có vẻ như là một lời mời hấp dẫn; Những giá trị mà người dùng đồng tiền này nói; Như vẽ ra 1 màu hồng cho người khác; Nhưng họ không hề biết được tiền ảo có phạm pháp tại Việt Nam hay không?

Xem thêm: Những giao dịch không được dùng tiền mặt

Tiền ảo là vi phạm pháp luật

Để nói tiền ảo là phạm pháp hay không? Ta cần phải nghiên cứu sâu hơn về nó và đặt ra câu hỏi: Giao dịch tiền ảo có phải phạm pháp không? Có rất nhiều vấn đề khi các loại tiền ảo này còn rất là mới để có thể đưa ra những  hình thức xử phạt. Nhưng ta có nghị định về thanh toán không dùng tiền mặt.

Tại khoản 6, 7 Điều 1 Nghị định 80/2016/NĐ-CP ngày 1-7-2016 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 101/2012/NĐ-CP về thanh toán không dùng tiền mặt có quy định: Phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt sử dụng trong giao dịch thanh toán (sau đây gọi là phương tiện thanh toán), bao gồm: Séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, thẻ ngân hàng và các phương tiện thanh toán khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

Trong các quy định vừa nêu; Chúng ta không hề thấy phương thức thanh toán nào liên quan đến tiền ảo; Như vậy tiền ảo không được chấp thuận tại Việt Nam; Pháp luật sẽ không can thiệp vào việc các bạn khai thác hay sử dụng đồng tiền này với mục đích đồng thuận trao đổi.

Tiền rất quan trọng ngày nay những lợi ích mà nó mang lại là không thể phủ nhận; Đi kèm với thời kì công nghệ số; Chúng ta cần phải chú ý hơn với những quyết định của mình; Để tránh bị thiệt trong việc sử dụng đồng tiền tại Việt Nam

Lưu ý thêm: Đồng tiền ảo này vẫn chưa được lên sàn chính thức; Nên giá trị của nó vẫn bằng không; Kể cả có bao nhiêu tiền Pi đi chăng nữa; việc giao dịch đồng này để đổi lấy vật chất đều dựa theo sự đồng thuận của 2 bên mua bán; Nhà nước sẽ không can thiệp hay xử lý nếu như có vấn đề pháp lý xảy ra.

Nội dung mà Luật sư X vừa nêu ra về chủ đề: (Tiền ảo có hợp pháp không?); Các bạn chỉ nên xem như nguồn tham khảo. Để được tư vấn pháp luật chuyên nghiệp vui lòng liên hệ cho chúng tôi qua số điện thoại: 0833 102 102

Câu hỏi thường gặp

[sc_fs_multi_faq headline-0=”h4″ question-0=”sử dụng tiền giả bị phạt như thế nào?” answer-0=”Điều 207 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định: 1. Người nào làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả; Thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.” image-0=”” count=”1″ html=”true” css_class=””]

[sc_fs_multi_faq headline-0=”h4″ question-0=”các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt ” answer-0=”Thanh toán sử dụng giấy ủy nhiệm; Thanh toán sử dụng séc; Thanh toán thẻ; Thanh toán điện tử” image-0=”” count=”1″ html=”true” css_class=””]

[sc_fs_multi_faq headline-0=”h4″ question-0=”Dùng đồ vật có giá trị ngang bằng để trao đổi hàng hóa được không?” answer-0=”Có thể dùng đồ vật có giá trị tương đương để đổi lấy đồ vật có giá trị ngang bằng nếu cả 2 bên xác nhận có sự đồng thuận trong trao đổi” image-0=”” count=”1″ html=”true” css_class=””]

Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm