Quy định chi tiết độ 25 tuổi có đổi tên được không 2023

bởi Bảo Nhi
Quy định chi tiết độ 25 tuổi có đổi tên được không 2023

Thay đổi tên là quyền của mỗi công dân nhưng việc thay đổi này cũng không được thực hiện một cách tùy tiện. Việc thay đổi họ, tên chỉ được thực hiện trong một số trường hợp nhất định và được Nhà nước quy định theo pháp luật. Việc yêu cầu thay đổi tên của công dân chỉ với mục đích là thích chuyển sang một tên gọi nào đó hay hơn thì việc yêu cầu này sẽ được coi là không có lý do chính đáng và cũng không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền chấp thuận. Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật sư X để hiểu và nắm rõ được những quy định về “25 tuổi có đổi tên được không” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.

Căn cứ pháp lý

Điều kiện để được thay đổi họ tên trong giấy khai sinh

Điều kiện được thay đổi họ

Điều 27 Bộ luật Dân sự ghi nhận 08 trường hợp cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi họ, gồm:

– Thay đổi họ cho con đẻ từ họ của cha đẻ sang họ của mẹ đẻ hoặc ngược lại;

– Thay đổi họ cho con nuôi từ họ của cha đẻ hoặc mẹ đẻ sang họ của cha nuôi hoặc họ của mẹ nuôi theo yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi;

– Khi người con nuôi thôi làm con nuôi và người này hoặc cha đẻ, mẹ đẻ yêu cầu lấy lại họ cho người đó theo họ của cha đẻ hoặc mẹ đẻ;

– Thay đổi họ cho con theo yêu cầu của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc của con khi xác định cha, mẹ cho con;

– Thay đổi họ của người bị lưu lạc đã tìm ra nguồn gốc huyết thống của mình;

– Thay đổi họ theo họ của vợ, họ của chồng trong quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài để phù hợp với pháp luật của nước mà vợ, chồng người nước ngoài là công dân hoặc lấy lại họ trước khi thay đổi;

– Thay đổi họ của con khi cha, mẹ thay đổi họ;

– Trường hợp khác do pháp luật về hộ tịch quy định.

Điều kiện được thay đổi tên

Điều 28 Bộ luật Dân sự 2015 khẳng định cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi tên trong 07 trường hợp sau đây:

– Theo yêu cầu của người có tên mà việc sử dụng tên đó gây nhầm lẫn, ảnh hưởng đến tình cảm gia đình, đến danh dự, quyền, lợi ích hợp pháp của người đó;

– Theo yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi về việc thay đổi tên cho con nuôi hoặc khi người con nuôi thôi làm con nuôi và người này hoặc cha đẻ, mẹ đẻ yêu cầu lấy lại tên mà cha đẻ, mẹ đẻ đã đặt;

– Theo yêu cầu của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc người con khi xác định cha, mẹ cho con;

– Thay đổi tên của người bị lưu lạc đã tìm ra nguồn gốc huyết thống của mình;

– Thay đổi tên của vợ, chồng trong quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài để phù hợp với pháp luật của nước mà vợ, chồng người nước ngoài là công dân hoặc lấy lại tên trước khi thay đổi;

– Thay đổi tên của người đã xác định lại giới tính, người đã chuyển đổi giới tính;

– Trường hợp khác do pháp luật về hộ tịch quy định.

Vậy, trường hợp khác do pháp luật về hộ tịch quy định khi thay đổi họ, tên là trường hợp nào?

Căn cứ khoản 1 Điều 17 Thông tư 04/2020/TT-BTP, việc cải chính hộ tịch (thay đổi họ, tên) được giải quyết sau khi xác định có sai sót khi đăng ký hộ tịch (sai sót của người đi đăng ký hộ tịch hoặc sai sót của cơ quan đăng ký hộ tịch); không cải chính nội dung trên giấy tờ hộ tịch đã được cấp hợp lệ nhằm hợp thức hóa thông tin trên hồ sơ, giấy tờ cá nhân khác.

25 tuổi có đổi tên được không?

Quy định chi tiết độ 25 tuổi có đổi tên được không 2023

Cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi tên trong các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 28 Bộ luật Dân sự năm 2015, cụ thể như sau:

“1. Cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi tên trong trường hợp sau đây:

a) Theo yêu cầu của người có tên mà việc sử dụng tên đó gây nhầm lẫn, ảnh hưởng đến tình cảm gia đình, đến danh dự, quyền, lợi ích hợp pháp của người đó;

b) Theo yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi về việc thay đổi tên cho con nuôi hoặc khi người con nuôi thôi làm con nuôi và người này hoặc cha đẻ, mẹ đẻ yêu cầu lấy lại tên mà cha đẻ, mẹ đẻ đã đặt;

c) Theo yêu cầu của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc người con khi xác định cha, mẹ cho con;

d) Thay đổi tên của người bị lưu lạc đã tìm ra nguồn gốc huyết thống của mình;

đ) Thay đổi tên của vợ, chồng trong quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài để phù hợp với pháp luật của nước mà vợ, chồng người nước ngoài là công dân hoặc lấy lại tên trước khi thay đổi;

e) Thay đổi tên của người đã xác định lại giới tính, người đã chuyển đổi giới tính;

g) Trường hợp khác do pháp luật về hộ tịch quy định.

2. Việc thay đổi tên cho người từ đủ chín tuổi trở lên phải có sự đồng ý của người đó.

3. Việc thay đổi tên của cá nhân không làm thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự được xác lập theo tên cũ.”

Điều 7 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định:

“1. Việc thay đổi họ, chữ đệm, tên cho người dưới 18 tuổi theo quy định tại Khoản 1 Điều 26 của Luật Hộ tịch phải có sự đồng ý của cha, mẹ người đó và được thể hiện rõ trong Tờ khai; đối với người từ đủ 9 tuổi trở lên thi còn phải có sự đồng ý của người đó.”

Điều 26 Luật Hộ tịch quy định:

Điều 26. Phạm vi thay đổi hộ tịch

1. Thay đổi họ, chữ đệm và tên của cá nhân trong nội dung khai sinh đã đăng ký khi có căn cứ theo quy định của pháp luật dân sự.

2. Thay đổi thông tin về cha, mẹ trong nội dung khai sinh đã đăng ký sau khi được nhận làm con nuôi theo quy định của Luật nuôi con nuôi.

Như vậy, cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi tên nếu thuộc các trường hợp nêu trên. Bên cạnh đó, người trên 18 tuổi thay đổi họ, chữ đệm, tên không cần phải có sự đồng ý của cha, mẹ người đó.

Hồ sơ cần chuẩn bị khi thay đổi họ tên

Cần chuẩn bị các giấy tờ theo quy định tại Nghị định số 123/2015/NĐ-CP như sau:

  • Tờ khai xin thay đổi tên giấy khai sinh (theo mẫu quy định)
  • Bản chính giấy khai sinh của bạn.
  • Các loại giấy tờ khác có liên quan đến việc thay đổi tên (bản sao kèm bản chính để đối chiếu).
  • Xuất trình bản chính chứng minh nhân dân.

Thủ tục đổi tên khai sinh cho người lớn

Bước 1: Nộp tờ khai

Nộp tờ khai theo mẫu và giấy tờ liên quan đến đăng ký hộ tịch; xuất trình Giấy khai sinh và giấy tờ để chứng minh cho lý do đổi tên (chứng minh nhân dân của người chị trùng họ tên) đến cơ quan có thẩm quyền.

Bước 2: Xem xét hồ sơ và nhận kết quả

Công chức tư pháp – hộ tịch sẽ xem xét việc đổi tên có lí do chính đáng phù hợp với quy định hay không. Nếu đúng thì sẽ ghi vào Sổ hộ tịch và bạn sẽ ký vào đó.

Sau đó báo cáo với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục. Trong trường hợp cần phải xác minh thêm thì thời hạn được kéo dài tối đa là 03 ngày.

Nếu bạn thực hiện thủ tục đổi tên tại Ủy ban nhân dân nơi khác với nơi đăng ký tên trước đây thì Ủy ban nhân dân cấp xã sẽ gửi thông báo cùng bản sao trích lục hộ tịch đến Ủy ban Nhân dân nơi bạn đã đăng ký để ghi vào Sổ hộ tịch.

Cuối cùng là ghi nội dung thay đổi vào Giấy khai sinh cho bạn.

Thời gian giải quyết: 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ.

Lệ phí thay đổi họ tên

Theo Điều 3 Thông tư 85/2019/TT-BTC, lệ phí hộ tịch thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh. Mỗi tỉnh sẽ có một mức lệ phí thay đổi họ tên khác nhau.

Việc thay đổi họ, tên không làm thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự được xác lập theo họ, tên cũ.

Sau khi thay đổi họ, tên trên giấy khai sinh, người thay đổi họ, tên có thể làm lại, điều chỉnh thông tin trên các giấy tờ có liên quan theo quy định của pháp luật.

Khuyến nghị

Đội ngũ luật sư, luật gia cùng chuyên viên, chuyên gia tư vấn pháp lý với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, chúng tôi có cung cấp dịch vụ pháp lý. Luật sư X với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn” chúng tôi đảm bảo với quý khách hàng sự UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – CHUYÊN NGHIỆP. 

Mời các bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Luật sư X sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “25 tuổi có đổi tên được không” hoặc các dịch vụ khác như là điều kiện tạm hoãn nghĩa vụ quân sự. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833.102.102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.

Câu hỏi thường gặp

Người chưa chuyển đổi giới tính có được đổi tên không?

Đối với trường hợp này thì do chưa xác định lại giới tính hoặc chưa chuyển đổi giới tính, cho nên việc muốn đổi tên để phù hợp với giới tính là chưa đủ cơ sở. Tuy nhiên, nếu chứng minh được tên có gây khó khăn trong giao tiếp mà có cơ sở chứng minh thì có thể yêu cầu Cơ quan tư pháp xã, phường nơi cư trú để được hỗ trợ về việc thay đổi tên.

Người trên 18 tuổi được đổi tên trên giấy khai sinh khi nào?

Hiện nay pháp luật không có quy định về độ tuổi được phép đổi tên mà chỉ đưa ra các trường hợp được thay đổi tên.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm