Xin chào Luật sư X. Em là sinh viên vừa mới tốt nghiệp ra trường, em có apply vào làm việc tại một công ty liên quan đến ngành học của mình, do mới tham gia vào thị trường lao động nên vẫn còn những thắc mắc, mong được Luật sư giải đáp. Cụ thể là vị trí em đang làm việc thì công ty có tham gia đóng bảo hiểm xã hội đầy đủ, hàng tháng bên bộ phận kế toán công ty sẽ tính toán lương và đóng mức bảo hiểm xã hội đó luôn, em thắc mắc không biết rằng mức đóng của người lao động hiện nay là bao nhiêu? Quy định đóng bảo hiểm xã hội của doanh nghiệp hiện nay như thế nào? Trong trường hợp doanh nghiệp đóng BHXH chậm thì có bị xử phạt không? Mong được Luật sư giải đáp, em xin chân thành cảm ơn!
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật sư X. Tại nội dung bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều hữu ích đến bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Quy định về việc tham gia BHXH, BHYT bắt buộc
Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia. Theo Khoản 1, Điều 2, Luật bảo hiểm xã hội quy định về các đối tượng tham gia BHXH bắt buộc thì người lao động tại các doanh nghiệp phải tham gia BHXH bắt buộc nếu:
- Làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
- Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng.
Bên cạnh đó BHYT là hình thức bảo hiểm bắt buộc được áp dụng đối với các đối tượng theo quy định tại Luật Bảo hiểm y tế để chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện.
Tại Khoản 1, Điều 12, Luật Bảo hiểm y tế cũng có quy định về nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng BHYT trong đó có:
- Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên;
- Người lao động là người quản lý doanh nghiệp hưởng tiền lương; cán bộ, công chức, viên chức;
Như vậy, người lao động tại doanh nghiệp có hợp đồng lao động chính thức từ 03 tháng trở lên đều thuộc đối tượng tham gia BHXH và BHYT bắt buộc. Cả người lao động và doanh nghiệp có trách nhiệm đóng BHXH và BHYT theo quy định của pháp luật.
Quy định về thời gian đóng bảo hiểm xã hội
Doanh nghiệp được cho là nợ đóng bảo hiểm xã hội khi quá thời hạn nộp BHXH theo quy định của pháp luật. Quy định quản lý thu BHXH, BHYT; Quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT ban hành kèm theo Quyết định số 1111/QĐ-BHXH ngày 25/10/2011 của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã quy định về thời gian đóng BHXH của doanh nghiệp. Cụ thể tại Điều 7, Quyết định số 1111/QĐ-BHXH quy định phương thức đóng BHXH, chia ra làm các mốc thời gian gồm:
Đóng BHXH hằng tháng
Doanh nghiệp thực hiện đóng bảo hiểm xã hội hàng tháng chậm nhất đến ngày cuối cùng của tháng. Doanh nghiệp thực hiện trích tiền đóng BHXH bắt buộc trên quỹ tiền lương, tiền công tháng của những người lao động tham gia BHXH bắt buộc, đồng thời trích từ tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH bắt buộc của từng người lao động theo mức quy định, chuyển cùng một lúc vào tài khoản chuyên thu của cơ quan BHXH mở tại ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước.
Các đơn vị đóng theo hình thức này gồm các đơn vị quản lý đối tượng được quy tại Điểm 1.12, Khoản 1, Điều 4 của Quy định ban hành kèm theo Quyết định số 1111/QĐ-BHXH.
Đóng hằng quý hoặc 6 tháng một lần (một năm 02 lần)
Các đơn vị là doanh nghiệp thực hiện đóng BHXH hàng quý hoặc 6 tháng một lần chậm nhất đến ngày cuối cùng của kỳ đóng, đơn vị phải chuyển đủ tiền vào quỹ BHXH.
Các đơn vị đóng theo hình thức này gồm:
- Doanh nghiệp, đơn vị thuộc ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp trả tiền lương, tiền công cho người lao động theo chu kỳ sản xuất, kinh doanh. Các đơn vị doanh nghiệp được đăng ký phương thức đóng với cơ quan BHXH.
- Hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, cá nhân có thuê mướn trả công cho người lao động, sử dụng dưới 10 lao động.
Doanh nghiệp hoặc đơn vị đóng trụ sở chính ở địa bàn tỉnh nào thì đăng ký tham gia đóng Bảo hiểm xã hội tại địa bàn tỉnh đó theo phân cấp của cơ quan BHXH tỉnh. Chi nhánh của doanh nghiệp đóng BHXH tại địa bàn nơi cấp giấy phép kinh doanh cho chi nhánh.
Quy định đóng bảo hiểm xã hội của doanh nghiệp
Căn cứ quy định tại Điều 85, Điều 86 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 và hướng dẫn tại Nghị định số 58/2020/NĐ-CP, Quyết định 595/QĐ-BHXH.
Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được tính trên cơ sở tiền lương tháng của người lao động. Trong đó bao gồm mức đóng vào quỹ hưu trí, tử tuất; quỹ ốm đau, thai sản; quỹ tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp
Mức đóng BHXH bắt buộc năm 2021 vào quỹ hưu trí (HT), quỹ ốm đau, thai sản (ÔĐ-TS), quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (TNLĐ-BNN), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), bảo hiểm y tế (BHYT) với người lao động (NLĐ) cụ thể như sau:
Người sử dụng lao động | Người lao động | ||||||||
BHXH | BHTN | BHYT | BHXH | BHTN | BHYT | ||||
HT | ÔĐ-TS | TNLĐ-BNN | HT | ÔĐ – TS | TNLĐ-BNN | ||||
14% | 3% | 0.5% | 1% | 3% | 8% | – | – | 1% | 1.5% |
21.5% | 10.5% | ||||||||
Tổng cộng 32% |
Theo đó, trên cơ sở lương của người lao động, doanh nghiệp sẽ đóng 21.5%, người lao động sẽ đóng 10,5%.
Xử lý thế nào khi doanh nghiệp nợ đóng bảo hiểm xã hội?
Doanh nghiệp nợ đóng bảo hiểm xã hội được xác định là khi không đóng đúng thời gian quy định như đã đăng ký. Căn cứ theo Điều 56, Quy định ban hành kèm theo Quyết định số 1111/QĐ-BHXH nêu rõ:
Đơn vị đóng BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN chậm quá thời hạn theo quy định từ 30 ngày trở lên thì phải đóng số tiền lãi tính trên số tiền BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN chưa đóng gồm:
- Số tiền BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN phải đóng nhưng chưa đóng đã quá thời hạn quy định, trừ số tiền 2% trong kỳ được giữ lại của đơn vị tham gia BHXH bắt buộc.
- Số tiền 2% đơn vị được giữ lại lớn hơn số tiền được quyết toán, đơn vị phải đóng phần chênh lệch vào tháng đầu của quý sau nhưng chưa đóng.
- Phương thức tính lãi: ngày đầu hằng tháng.
Cách tính lãi chậm đóng BHXH bắt buộc
Công thức tính lãi chậm đóng BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN:
Lcdi = (Pcdi + Lcdi-1) x k (đồng) (1)
Trong đó:
- Lcdi: tiền lãi chậm đóng BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN tính tại tháng i (đồng).
- Pcdi: số tiền chưa đóng phải tính lãi tại tháng i (đồng), được xác định như sau:
Pcdi = Plki – Spsi
Trong đó:
- Plki: tổng số tiền phải đóng lũy kế đến hết tháng trước liền kề tháng tính lãi i (nợ mang sang tháng tính lãi).
- Spsi: số phải đóng phát sinh chưa quá hạn phải nộp, tính đến tháng trước liền kề tháng tính lãi i. Nếu Pcdi > 0 thì có nợ tính lãi, nếu Pcdi ≤ 0 thì không có nợ tính lãi.
- k: lãi suất tính lãi chậm đóng tại thời điểm tính lãi (%/tháng): Đối với BHXH bắt buộc và BHTN thì k tính bằng lãi suất đầu tư quỹ BHXH hằng năm do BHXH Việt Nam công bố chia cho 12; đối với BHYT thì k tính bằng lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố áp dụng tại thời điểm tính lãi chia cho 12.
- Lcdi-1: lãi chậm đóng chưa trả hết tính đến tháng trước liền kề tháng tính lãi.
Có thể bạn quan tâm
- Cách tính tiền đóng bảo hiểm xã hội hàng tháng như thế nào?
- Trường hợp người lao động không được nhận bảo hiểm xã hội một lần
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Quy định đóng bảo hiểm xã hội của doanh nghiệp năm 2023 như thế nào?“. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như kết hôn với người Đài Loan. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102
Câu hỏi thường gặp:
Theo quy định tại Khoản 5 Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014; Thời gian đóng bảo hiểm xã hội là thời gian được tính từ khi người lao động bắt đầu đóng bảo hiểm xã hội cho đến khi dừng đóng. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội không liên tục thì thời gian đóng bảo hiểm xã hội là tổng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.
Người lao động tham gia BHXH bắt buộc sẽ được hưởng 5 chế độ cơ bản; cụ thể là: Chế độ ốm đau; chế độ thai sản; chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; chế độ hưu trí; chế độ tử tuất.
Sự ra đời của BHXH với tư cách là một thiết chế xã hội; những tranh chấp cũng như những khó khăn được giải quyết một cách ổn thoả và có hiệu quả nhất. Đó cũng chính là cách giải quyết chung nhất cho xã hội loài người trong quá trình phát triển: Sự chia sẻ (mà thuật ngữ chuyên môn gọi là “sự san sẻ, sự chia nhỏ rủi ro”).
Sự xuất hiện của BHXH là một tất yếu khách quan; khi mà mọi thành viên trong xã hội đều cảm thấy sự cần thiết phải tham gia hệ thống BHXH và sự cần thiết được BHXH. Từ khía cạnh kinh tế thì tham gia BHXH; và được BHXH là sự phản ánh một quy luật có tính khách quan: quy luật cung – cầu.