Việc khấu hao tài sản cố định được xem như một trong các vấn đề quan tâm lớn của doanh nghiệp. Cũng một phần do việc lựa chọn phương pháp khấu hao cũng như thời gian khấu hao sẽ có nhiều tác động trực tiếp đến chi phí trong kỳ của doanh nghiệp đó. Khung trích khấu hao tài sản cố định được pháp luật quy định rất chặt chẽ. Theo đó, khấu hao tài sản cố định có thể được hiểu là việc tính toán và phân bổ vào chi phí sản xuất, kinh doanh có hệ thống nguyên giá của tài sản cố định đó trong thời gian trích khấu hao của tài sản cố định. Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật sư X để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Quy định khấu hao tài sản cố định” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.
Căn cứ pháp lý
- Thông tư 45/2013/TT-BTC
Khái niệm tài sản cố định
Tài sản cố định không có quy định chung mà theo Thông tư 45/2013/TT-BTC thì tài sản có thời gian sử dụng cố định và khấu hao theo thời gian và được định nghĩa cụ thể đối với từng loại tài sản cố định như sau:
– Tài sản cố định hữu hình
Là những tư liệu lao động chủ yếu có hình thái vật chất thoả mãn các tiêu chuẩn của tài sản cố định hữu hình, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh nhưng vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu như nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải…
– Tài sản cố định vô hình
Là những tài sản không có hình thái vật chất, thể hiện một lượng giá trị đã được đầu tư thoả mãn các tiêu chuẩn của tài sản cố định vô hình, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh, như một số chi phí liên quan trực tiếp tới đất sử dụng; chi phí về quyền phát hành, bằng phát minh, bằng sáng chế, bản quyền tác giả…
– Tài sản cố định thuê tài chính
Là những TSCĐ mà doanh nghiệp thuê của công ty cho thuê tài chính. Khi kết thúc thời hạn thuê, bên thuê được quyền lựa chọn mua lại tài sản thuê hoặc tiếp tục thuê theo các điều kiện đã thỏa thuận trong hợp đồng thuê tài chính. Tổng số tiền thuê một loại tài sản quy định tại hợp đồng thuê tài chính ít nhất phải tương đương với giá trị của tài sản đó tại thời điểm ký hợp đồng.
Mọi TSCĐ đi thuê nếu không thoả mãn các quy định nêu trên được coi là tài sản cố định thuê hoạt động.
– Tài sản cố định tương tự
Là TSCĐ có công dụng tương tự trong cùng một lĩnh vực kinh doanh và có giá trị tương đương.
Quy định khấu hao tài sản cố định
Khấu hao tài sản cố định là việc định giá, phân bổ một cách có hệ thống giá trị của tài sản cố định, khi giá trị của tài sản đó bị giảm dần bởi sự hao mòn tự nhiên hoặc do sự tiến bộ về công nghệ sau khoảng thời gian sử dụng. Khấu hao tài sản cố định được đưa vào chi phí sản xuất kinh doanh trong suốt quá trình doanh nghiệp sử dụng tài sản đó.
Công tác trích khấu hao tài sản giúp cho các doanh nghiệp đảm bảo nguyên tắc phù hợp và thu hồi lại chi phí mà doanh nghiệp đã phải bỏ ra để đầu tư vào tài sản cố định. Đồng thời, số liệu khấu hao này sẽ là căn cứ để doanh nghiệp tính toán các chi phí cho hoạt động tái đầu tư vào sản xuất.
Các loại tài sản không cần phải trích khấu hao tài sản cố định
Theo quy định của Thông tư 45/2013/TT-BTC, tất cả tài sản cố định hiện có của doanh nghiệp đều phải trích khấu hao, trừ những tài sản cố định sau đây:
– Tài sản cố định đã khấu hao hết giá trị nhưng vẫn đang sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh.
– Tài sản cố định khấu hao chưa hết bị mất.
– Tài sản cố định khác do doanh nghiệp quản lý mà không thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp (trừ Tài sản cố định thuê tài chính).
– Tài sản cố định không được quản lý, theo dõi, hạch toán trong sổ sách kế toán của doanh nghiệp.
– Tài sản cố định sử dụng trong các hoạt động phúc lợi phục vụ người lao động của doanh nghiệp (trừ các Tài sản cố định phục vụ cho người lao động làm việc tại doanh nghiệp như: nhà nghỉ giữa ca, nhà ăn giữa ca, nhà thay quần áo, nhà vệ sinh, bể chứa nước sạch, nhà để xe, phòng hoặc trạm y tế để khám chữa bệnh, xe đưa đón người lao động, cơ sở đào tạo, dạy nghề, nhà ở cho người lao động do doanh nghiệp đầu tư xây dựng).
– Tài sản cố định từ nguồn viện trợ không hoàn lại sau khi được cơ quan có thẩm quyền bàn giao cho doanh nghiệp để phục vụ công tác nghiên cứu khoa học.
– Tài sản cố định vô hình là quyền sử dụng đất lâu dài có thu tiền sử dụng đất hoặc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất lâu dài hợp pháp.
– Các tài sản cố định loại 6 được quy định tại Khoản 2 Điều 1 Thông tư 45/2013/TT-BTC không phải trích khấu hao, chỉ mở sổ chi tiết theo dõi giá trị hao mòn hàng năm của từng tài sản và không được ghi giảm nguồn vốn hình thành tài sản.
Cách tính khấu hao tài sản cố định theo quy định
Tính khấu hao theo đường thẳng
Phương pháp tính khấu hao TSCĐ theo đường thẳng là phương pháp theo mức tính ổn định hàng năm trong suất quá trình sử dụng tài sản. Phương pháp tính khấu hao này phù hợp với mọi lĩnh vực kinh doanh.
Tính theo thời gian hàng tháng:
Mức trích khấu hao hàng tháng = mức tính khấu hao năm/12
Tính theo thời gian hàng năm:
Mức trích khấu hao hàng năm = Nguyên giá TSCĐ/Thời gian trích khấu hao (Thời gian trích phụ thuộc vào khung thời gian được quy định tại Thông tư 45)
Trong trường hợp doanh nghiệp mua tài sản và sử dụng ngay trong tháng thì sử dụng công thức sau:
Mức trích khấu hao theo tháng phát sinh = Mức trích khấu hao theo tháng/Tổng số ngày của tháng phát sinh x số ngày sử dụng
Lưu ý:
Số ngày sử dụng trong tháng = Tổng số ngày trong tháng phát sinh – Ngày sử dụng + 1
Tính khấu hao TSCĐ theo số dư giảm dần có điều chỉnh
Phương pháp tính khấu hao TSCĐ theo số dư giảm dần có điều chỉnh phù hợp với các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực công nghệ và có sự thay đổi nhanh chóng, phát triển. Doanh nghiệp phải thỏa mãn 02 điều kiện sau để áp dụng phương pháp này:
– Tài sản cố định phải mới và chưa qua sử dụng;
– Tài sản cố định là những loại máy móc hoặc thiết bị, dụng cụ để thực hiện đo lường, thí nghiệm
Tính khấu hao hàng năm được xác định theo công thức sau:
Mức trích khấu hao hàng năm = Giá trị còn lại của TSCĐ x Tỷ lệ khấu hao nhanh
Theo đó:
Tỷ lệ khấu hao nhanh (%) = Tỷ lệ khấu hao được xác định theo phương pháp đường thẳng x Hệ số điều chỉnh
Tỷ lệ khấu hao được xác định theo phương pháp đường thẳng (%) = 1/Thời gian trích khấu hao x 100
Hệ số điều chỉnh được quy định theo thời gian trích khấu hao, cụ thể:
– 4 năm thì hệ số điều chỉnh là 1,5
– Từ 4 – 6 năm thì hệ số điều chỉnh là 2
– Trên 6 năm thì hệ số điều chỉnh là 2,5
Tính khấu hao TSCĐ theo số lượng, khối lượng sản phẩm
Doanh nghiệp phải thỏa mãn 03 điều kiện sau mới có thể áp dụng phương pháp tính khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm này:
– TSCĐ phải có liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất sản phẩm;
– Xác định tổng khối lượng, số sản phẩm được tạo ra bởi TSCĐ đó;
– Công suất sử dụng thực tế bình quân tháng trong năm của TSCĐ không được thất hơn 100% công suất thiết kế.
Công thức tính được xác định
Mức trích khấu hao hàng tháng/năm = Số lượng sản phẩm sản xuất x Mức trích khấu hao bình quân tính cho 1 đơn vị sản phẩm
Theo đó:
Mức trích khấu hao bình quân = nguyên giá TSCĐ/Số lượng theo công suất thiết kế
Mời các bạn xem thêm bài viết
- Tự ý giữ tài sản của người khác có bị đi tù không?
- Mẫu văn bản thỏa thuận tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân
- Hành vi cướp phá tài sản trên tàu biển có bị đi tù hay không?
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Quy định khấu hao tài sản cố định”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như đơn đề nghị tạm hoãn nghĩa vụ quân sự. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833.102.102
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Hiện nay có 03 phương pháp để tính khấu hao tài sản cố định, đó là:
– Phương pháp khấu hao đường thẳng;
– Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh;
– Phương pháp khấu hao theo khối lượng, số lượng sản phẩm.
Dựa trên mức doanh thu và chi phí trích khấu hao tài sản cố định phù hợp. Ví dụ:
– Doanh nghiệp chọn phương pháp khấu hao theo đường thẳng nếu doanh thu được tạo ra chủ yếu từ Tài sản cố định trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của tài sản.
– Doanh nghiệp chọn phương pháp khấu hao giảm dần theo thời gian nếu doanh thu được tạo ra thấp hơn những năm đầu sử dụng tài sản cố định trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của tài sản.