Vay tín chấp là một trong những hình thức đi vay phổ biến hiện nay của nhiều người. Với thủ tục cho vay đơn giản, nhanh chóng và không cần bất kỳ một tài sản bảo đảm nào cả mà chỉ cần được các ngân hàng, tổ chức tín dụng xem xét nếu thấy đáp ứng được khả năng chi trả khoản nợ thì sẽ được xét duyệt cho vay trong một khoảng thời gian nhất định. Thông thường, người vay sẽ sử dụng khoản vay này vào mục đích tiêu dùng cá nhân, tuy nhiên mặc dù thủ tục vay nhanh chóng, đơn giản hơn các hình thức cho vay khác nhưng việc vay tín chấp cũng phải tuân thủ đúng theo quy định của pháp luật hiện hành. Vậy vạy tín chấp hiện nay được pháp luật quy định như thế nào? Lãi suất cho vay tín chấp được pháp luật hiện nay quy định là bao nhiêu % một năm?
Căn cứ pháp lý
- Bộ luật dân sự năm 2015
- Thông tư 43/2016/TT-NHNN
Nội dung tư vấn
Vay tín chấp là gì?
Tín chấp là một trong những biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ được quy định trong BLDS năm 2015.
Hiện nay pháp luật không đưa ra khái niệm cụ thể về vay tín chấp là gì. Đây chỉ là thuật ngữ được sử dụng để phân biệt với hình thức vay thế chấp.
Theo cách hiểu thông thường, vay tín chấp là hình thức cho vay không cần tài sản đảm bảo, các tổ chức tín dụng sẽ xét duyệt khoản vay dựa vào uy tín của người vay và năng lực trả nợ của chủ thể đi vay.
Mục đích của hình thức vay tín chấp chủ yếu là phục vụ tiêu dùng cá nhân. Theo đó, tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 43/2016/TT-NHNN quy định:
“Cho vay tiêu dùng là việc công ty tài chính cho vay bằng đồng Việt Nam đối với khách hàng là cá nhân nhằm đáp ứng nhu cầu vốn mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ cho mục đích tiêu dùng của khách hàng, gia đình của khách hàng đó với tổng dư nợ cho vay tiêu dùng đối với một khách hàng tại công ty tài chính đó không vượt quá 100.000.000 đồng (một trăm triệu đồng). Mức tổng dư nợ quy định tại khoản này không áp dụng đối với cho vay tiêu dùng để mua ôtô và sử dụng ôtô đó làm tài sản bảo đảm cho chính khoản vay đó theo quy định của pháp luật”.
– Đối với việc bảo đảm bằng tín chấp của tổ chức chính trị – xã hội. Thì theo quy định tại Điều 344 BLDS năm 2015: “Tổ chức chính trị – xã hội ở cơ sở có thể bảo đảm bằng tín chấp cho cá nhân, hộ gia đình nghèo vay một khoản tiền tại tổ chức tín dụng để sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng theo quy định của pháp luật”.
– Về hình thức và nội dung tín chấp được thể hiện trên cơ sở tại Điều 345 BLDS năm 2015 như sau:
- Việc cho vay có bảo đảm bằng tín chấp phải được lập thành văn bản có xác nhận của tổ chức chính trị – xã hội bảo đảm bằng tín chấp về điều kiện, hoàn cảnh của bên vay vốn.
- Thỏa thuận bảo đảm bằng tín chấp phải cụ thể về số tiền, mục đích, thời hạn vay, lãi suất, quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của người vay, tổ chức tín dụng cho vay và tổ chức chính trị – xã hội bảo đảm bằng tín chấp
Các phương thức cho vay tín cho vay tín chấp
Căn cứ theo Điều 8 Thông tư 43/2016/TT-NHNN quy định về phương thức cho vay. Theo đó, Công ty tài chính thỏa thuận với khách hàng việc áp dụng các phương thức cho vay tiêu dùng sau đây:
– Cho vay từng lần: Mỗi lần cho vay, công ty tài chính và khách hàng thực hiện thủ tục cho vay và ký kết hợp đồng cho vay tiêu dùng.
– Cho vay theo hạn mức: Công ty tài chính xác định và thỏa thuận với khách hàng một mức dư nợ cho vay tối đa được duy trì trong một khoảng thời gian nhất định. Trong hạn mức cho vay, công ty tài chính thực hiện cho vay từng lần. Mỗi năm ít nhất một lần, công ty tài chính xem xét, xác định lại mức dư nợ cho vay tối đa và thời gian duy trì mức dư nợ này phù hợp với khả năng tài chính của khách hàng.
Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì có hai phương thức cho vay tín chấp đó là vay từng lần và vay theo hạn mức. Người đi vay có thể thỏa thuận với bên cho vay trong việc lựa chọn phương thức vay tín chấp.
Ưu điểm và nhược điểm của vay tín chấp
– Về ưu điểm:
- Thứ nhất, vay tín chấp là hình thức cho vay không cần có tài sản để bảo đảm, chỉ cần khi bên cho vay xem xét nếu người vay có khả năng chi trả được khoản nợ thì sẽ được xét duyệt cho vay.
- Thứ hai, thủ tục nhanh chóng, đơn giản dễ thực hiện.
- Thứ ba, không cần sự bảo lãnh của bất kỳ công ty hay tổ chức nào.
- Thứ tư, được giải ngân ngay khoản tiền dựa vào các giấy tờ ví dụ như là bảng lương, hợp đồng lao động, … trong thời gian ngắn.
– Về nhược điểm:
- Thứ nhất, thời gian cho vay ngắn, chỉ được vay tối đa là 05 năm cho một lần vay;
- Thứ hai, số tiền được vay cũng bị giới hạn.
- Thứ ba là dễ xuất hiện nợ xấu nếu trong thời hạn ngắn chỉ tối đa là 05 năm người vay không trả được cho số tiền mình đã vay so với các hình thức vay khác thì thời gian trả nợ có thể lên tới hơn 10 năm và đồng thời còn được gia hạn thêm thời gian trả nợ.
- Thứ tư, muốn vay thêm một khoản tiền nữa thì phải đảm bảo nghĩa vụ trả khoản nợ trước đó.
Lãi suất cho vay tín chấp
Căn cứ quy định tại khoản 5 Điều 466 BLDS năm 2015 thì theo đó, trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau:
– Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này;
– Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác
Tại Điều 468 BLDS năm 2015 quy định rằng, lãi suất vay do các bên thỏa thuận.
– Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.
– Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.
– Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn như đã nêu ở trên tại thời điểm trả nợ.
Tuy nhiên, tùy từng đối tượng cho vay mà mức lãi lãi suất cho vay tín chấp có thể khác so với quy định của BLDS. Theo quy định tại Điều 9 Thông tư 43/2016/TT-NHNN sửa đổi bời khoản 12 Điều 1 Thông tư 18/2019/TT-NHNN quy định:
– Lãi suất cho vay tiêu dùng của công ty tài chính thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng.
– Công ty tài chính ban hành quy định về khung lãi suất cho vay tiêu dùng áp dụng thống nhất trong toàn hệ thống trong từng thời kỳ, trong đó bao gồm mức lãi suất cho vay cao nhất, mức lãi suất cho vay thấp nhất đối với từng sản phẩm cho vay tiêu dùng.
– Trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày ban hành mới hoặc sửa đổi, bổ sung khung lãi suất cho vay tiêu dùng, công ty tài chính phải gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính cho Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng và Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố nơi công ty tài chính đặt trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, điểm giới thiệu dịch vụ báo cáo về khung lãi suất cho vay tiêu dùng theo Phụ lục số 04 ban hành kèm theo Thông tư này
Trên thực tế, mức lãi suất cho vay tín chấp thường rất cao so với một số hình thức cho vay khác. Nếu người vay đi vay tại một số công ty tài chính thì mức lãi suất có thể cao đến từ 21%/năm đến 39% năm.
Khuyến nghị
Luật sư X là đơn vị pháp lý đáng tin cậy, những năm qua luôn nhận được sự tin tưởng tuyệt đối của quý khách hàng. Với vấn đề Quy định lãi suất cho vay tín chấp chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn luật dân sự Công ty Luật sư X luôn hỗ trợ mọi thắc mắc, loại bỏ các rủi ro pháp lý cho quý khách hàng.
Liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Quy định lãi suất cho vay tín chấp”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý về vấn đề thủ tục ly hôn tại hà nội, Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102
Mời bạn xem thêm
- Cách tính thuế đất nhà ở hàng năm tại Việt Nam
- Phí thuế trước bạ nhà đất
- Hồ sơ bàn giao nhà chung cư mới năm 2023
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định của pháp luật hiện nay, khi khoản vay bị chậm trả thì khách hàng sẽ không được tính lãi suất vay như ban đầu cam kết trong hợp đồng mà thay vào đó là mức lãi suất trả chậm. Lãi suất phạt trả chậm thường bằng 150% lãi suất trong hạn. Ví dụ lãi suất khoản vay của bạn là 10% thì lãi suất chậm trả sẽ là 15%. Lãi suất phạt trả chậm là một trong những rủi ro vay tín chấp mà người dùng cần lưu tâm khi thực hiện vay tín chấp để tránh phát sinh những chi phí không đáng có.
Theo quy định của pháp luật thì khoản tiền phạt chậm trả là khoản phí cho những khách hàng trả lãi và gốc chậm hơn so với thời gian quy định. Ví dụ kỳ thanh toán nợ gốc và lãi là ngày 30 hàng tháng thì khách hàng sẽ phải trả trước ngày 30. Nhưng nếu khách hàng trả sau ngày 30 thì sẽ bị phạt.