Hiện nay việc xây dựng mồ mả và quy hoạch các khu đất cho việc chôn cất, khâm liệm được quy định rất rõ ràng. Để đảm bảo cảnh quan và môi trường do hiện nay vẫn còn rất nhiều người muốn được an táng theo hình thức chôn cất truyền thống nên các khu nghĩa trang thường được đặt xa khu dân cư. Nhưng có nhiều người không có điều kiện để mua đất ở nghĩa trang và có mong muốn được an táng người thân tại chính mảnh đất của gia đình đang sinh sống. Vậy quy định về vấn đề này như thế nào? Có được phép xây dựng mổ mả trong khu dân cư không? Mời bạn theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi để có thêm thông tin hữu ích.
Căn cứ pháp lý
Quy định về việc xây dựng mồ mả
Mảnh đất đó sẽ được sử dụng vào mục đích làm nghĩa trang, nghĩa địa. Điều 162 Luật đất đai 2013 quy định về đất làm nghĩa trang, nghĩa địa như sau:
1. Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa phải quy hoạch thành khu tập trung, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, xa khu dân cư, thuận tiện cho việc chôn cất, thăm viếng, hợp vệ sinh, bảo đảm môi trường và tiết kiệm đất.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định mức đất và chế độ quản lý việc xây dựng phần mộ, tượng đài, bia tưởng niệm trong nghĩa trang, nghĩa địa bảo đảm tiết kiệm và có chính sách khuyến khích việc an táng không sử dụng đất.
3. Nghiêm cấm việc lập nghĩa trang, nghĩa địa trái với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Như vậy, theo quy định của pháp luật, việc sử dụng đất xây dựng khu mộ, làm nghĩa trang, nghĩa địa phải theo quy hoạch, kế hoạch của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Việc lập nghĩa trang, nghĩa địa trái với quy hoạch là hành vi bị nghiêm cấm.
Một số nguyên tắc được áp dụng đối với hoạt động xây dựng, sử dụng nghĩa trang, cơ sở hoả táng
Việc xây dựng mồ mả phải được thực hiện theo nguyên tắc hoạt động và sử dụng nghĩa trang. Theo quy định tại Điều 3 Nghị định số 23/2016/NĐ-CP thì việc xây dựng mồ mả phải đáp ứng quy tắc chung trong quản lý, hoạt động và sử dụng nghĩa trang. Cụ thể các quy tắc được quy định như sau:
– Việc xây dựng mồ mả nên được xây dựng tại nghĩa trang được quy hoạch, đầu tư xây dựng tuân thủ theo quy định của pháp luật hiện hành về quy hoạch, xây dựng và bảo vệ môi trường;
– Nhà nước khuyến khích đầu tư xây dựng nghĩa trang, cơ sở hỏa táng phục vụ cho nhiều địa phương, sử dụng hình thức táng mới (hoả táng) văn minh, hiện đại nhằm tiết kiệm tối đa đất, kinh phí xây dựng và đảm bảo yêu cầu môi trường và cảnh quan xung quanh;
– Việc quản lý đất nghĩa trang, cơ sở hỏa táng phải tuân thủ theo pháp luật về đất đai, tiết kiệm và hiệu quả; bảo đảm an toàn, an ninh và phù hợp với vệ sinh môi trường xung quanh;
Xây dựng mồ mả trong khu dân cư có được không?
Theo quy định tại Điều 84 Luật bảo vệ môi trường 2014 về bảo vệ môi trường trong mai táng, hỏa táng:
“1. Khu mai táng, hỏa táng phải bảo đảm các yêu cầu sau:
a) Phù hợp với quy hoạch;
b) Có vị trí, khoảng cách đáp ứng yêu cầu về vệ sinh môi trường, cảnh quan khu dân cư;
c) Không gây ô nhiễm nguồn nước và môi trường xung quanh.
- Việc quàn, ướp, di chuyển, chôn cất thi thể, hài cốt phải bảo đảm yêu cầu về vệ sinh môi trường.
- Việc mai táng người chết do dịch bệnh nguy hiểm thực hiện theo quy định của Bộ Y tế.
- Tổ chức, cá nhân hoạt động dịch vụ mai táng phải chấp hành các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, về vệ sinh phòng dịch.
- Nhà nước khuyến khích việc hỏa táng, chôn cất trong khu nghĩa trang theo quy hoạch, xóa bỏ hủ tục gây ô nhiễm môi trường.”
Nghị định 23/2016/NĐ-CP quy định về di chuyển nghĩa trang, phần mộ riêng lẻ tại điểm a khoản 1 Điều 12 như sau: “ Gây ô nhiễm môi trường, cảnh quan nghiêm trọng không có khả năng khắc phục, ảnh hưởng đến môi trường sống của cộng đồng, không còn phù hợp với quy hoạch xây dựng, quy hoạch nghĩa trang vùng tỉnh được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;”
Như vậy, việc xây dựng mộ phần trong khu vực đất thổ cư nằm trong khu dân cư là vi phạm quy định của pháp luật. Tuy nhiên, pháp luật Việt Nam hiện hành chưa có cơ chế xử lý cụ thể và mức xử phạt đối với hành vi trên. Trong trường hợp này, các hộ dân xung quanh có thể gửi đơn đề nghị chính quyền địa phương để được hỗ trợ can thiệp, thuyết phục và cưỡng chế khi cần thiết.
Mồ mả trên đất nhà mình có được yêu cầu di dời hay không?
Quyền sử dụng đất của người dân đã được chỉ rõ cụ thể tại điều 166, Luật đất đai 2013. Theo đó, người sử dụng đất phải có đầy đủ các giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất cũng như toàn quyền sở hữu tài sản trên đất đó. Tất nhiên, nếu không có sự cho phép của người sở hữu, bất kì ai cũng không được phép xây dựng thêm, xâm phạm và lấn chiếm đất đó.
Trường hợp ngôi mộ đã có từ trước khi cơ quan Nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người sử dụng thì người sử dụng không có quyền yêu cầu di dời ngôi mộ đi nơi khác. Bởi ngôi mộ đã có từ trước đó, không xâm chiếm đất hợp pháp của người sử dụng và người sử dụng cũng đã chấp nhận có ngôi mộ trên mảnh đất của mình nên mới đi nộp hồ sơ đăng ký sử dụng đất.
Lúc này, người sử dụng đất không thể yêu cầu di dời ngôi mộ nếu người quản lý của ngôi mộ đó không đồng ý di dời. Cách tốt nhất để thực hiện đúng pháp luật chính là thỏa thuận với đối phương để được đối phương chấp nhận tự nguyện di dời. Ngay cả khi thỏa thuận không thành, người sử dụng đất cũng không thể tự ý xâm phạm đến mồ mả của họ.
Mời bạn xem thêm
- Quy định mới về cấp phép xây dựng năm 2022 như thế nào?
- Trường hợp nào nhà chung cư phải dỡ để xây dựng lại 2023
- Thuế suất thuế GTGT ngành xây dựng năm 2023 như thế nào?
Thông tin liên hệ:
Vấn đề “Mồ mả trong khu dân cư” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư X luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như tư vấn pháp lý về giá đất bồi thường khi thu hồi đất, vui lòng liên hệ đến hotline 0833102102 Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định tại Điều 84 Luật bảo vệ môi trường 2014 về bảo vệ môi trường trong mai táng, hỏa táng:
“1. Khu mai táng, hỏa táng phải bảo đảm các yêu cầu sau:
a) Phù hợp với quy hoạch;
b) Có vị trí, khoảng cách đáp ứng yêu cầu về vệ sinh môi trường, cảnh quan khu dân cư;
c) Không gây ô nhiễm nguồn nước và môi trường xung quanh.
Việc quàn, ướp, di chuyển, chôn cất thi thể, hài cốt phải bảo đảm yêu cầu về vệ sinh môi trường.
Việc mai táng người chết do dịch bệnh nguy hiểm thực hiện theo quy định của Bộ Y tế.
Tổ chức, cá nhân hoạt động dịch vụ mai táng phải chấp hành các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, về vệ sinh phòng dịch.
Nhà nước khuyến khích việc hỏa táng, chôn cất trong khu nghĩa trang theo quy hoạch, xóa bỏ hủ tục gây ô nhiễm môi trường.”
Nghị định 23/2016/NĐ-CP quy định về di chuyển nghĩa trang, phần mộ riêng lẻ tại điểm a khoản 1 Điều 12 như sau: “ Gây ô nhiễm môi trường, cảnh quan nghiêm trọng không có khả năng khắc phục, ảnh hưởng đến môi trường sống của cộng đồng, không còn phù hợp với quy hoạch xây dựng, quy hoạch nghĩa trang vùng tỉnh được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;”
Như vậy, việc hàng xóm nhà anh xây dựng mộ phần trong khu vực đất thổ cư nằm trong khu dân cư là vi phạm quy định của pháp luật. Tuy nhiên, pháp luật Việt Nam hiện hành chưa có cơ chế xử lý cụ thể và mức xử phạt đối với hành vi trên. Trong trường hợp này, gia đình anh và các hộ dân xung quanh có thể gửi đơn đề nghị chính quyền địa phương để được hỗ trợ can thiệp, thuyết phục và cưỡng chế khi cần thiết.
Quyền sử dụng đất của người dân đã được chỉ rõ cụ thể tại điều 166, Luật đất đai 2013. Theo đó, người sử dụng đất phải có đầy đủ các giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất cũng như toàn quyền sở hữu tài sản trên đất đó. Tất nhiên, nếu không có sự cho phép của người sở hữu, bất kì ai cũng không được phép xây dựng thêm, xâm phạm và lấn chiếm đất đó.
Trường hợp ngôi mộ đã có từ trước khi cơ quan Nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người sử dụng thì người sử dụng không có quyền yêu cầu di dời ngôi mộ đi nơi khác. Bởi ngôi mộ đã có từ trước đó, không xâm chiếm đất hợp pháp của người sử dụng và người sử dụng cũng đã chấp nhận có ngôi mộ trên mảnh đất của mình nên mới đi nộp hồ sơ đăng ký sử dụng đất.
Lúc này, người sử dụng đất không thể yêu cầu di dời ngôi mộ nếu người quản lý của ngôi mộ đó không đồng ý di dời. Cách tốt nhất để thực hiện đúng pháp luật chính là thỏa thuận với đối phương để được đối phương chấp nhận tự nguyện di dời. Ngay cả khi thỏa thuận không thành, người sử dụng đất cũng không thể tự ý xâm phạm đến mồ mả của họ.