Quy định mới của Luật Bảo hiểm khi đóng bổ sung bảo hiểm xã hội

bởi Bảo Nhi
Quy định mới của Luật Bảo hiểm khi đóng bổ sung bảo hiểm xã hội

Ngày nay, trong một số mảng ngành nghề thì có rất khá nhiều doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh, sản xuất ngành nghề đó, điều này dẫn đến việc người lao động luôn tìm kiếm, tìm việc làm mới đến một môi trường doanh nghiệp phù hợp hơn, để phát triển hơn. Chính vì như vậy nên người lao động hay phải đóng bổ sung bảo hiểm xã hội. Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật sư X để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Đóng bổ sung bảo hiểm xã hội” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.

Căn cứ pháp lý

Thủ tục đóng bảo hiểm xã hội bị gián đoạn hoặc không liên tục

Nếu người tham gia BHXH thuộc đối tượng áp dụng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc nên phải đóng bảo hiểm xã hội trong thời gian bị gián đoạn. Người tham gia BHXH tự nguyện được đóng 1 lần cho thời gian còn thiếu với mức đóng cao hơn mức đóng hàng tháng và đóng trước 1 lần cho thời gian về sau với mức đóng thấp hơn mức đóng hàng tháng.

Đối với đối tượng tham gia BHXH bắt buộc

Đối với đối tượng tham gia BHXH bắt buộc mà đóng không liên tục thì bị truy thu đóng BHXH, phải đóng BHXH theo thời gian bị gián đoạn cộng với tiền lại phạt chậm đóng BHXH. Tiền lãi được tính theo công thức như sau:

Lcđi = Pcđi x k (đồng)

Trong đó:

  • Lcđi: tiền lãi chậm đóng BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN tính tại tháng i (đồng).
  • Pcđi: số tiền BHXH chậm đóng quá thời hạn phải tính lãi tại tháng i (đồng), được xác định như sau:

Pcđi = Plki – Spsi (đồng) (2)

Trong đó:

  • Plki: tổng số tiền BHXH, BHYT, BHTN phải đóng lũy kế đến hết tháng trước liền kề tháng tính lãi i (không bao gồm số tiền lãi chậm đóng, lãi truy thu các kỳ trước còn nợ nếu có).
  • Spsi: số tiền BHXH, BHYT, BHTN phải đóng phát sinh chưa quá hạn phải nộp, xác định như sau:
  • Trường hợp đơn vị đóng theo phương thức hằng tháng: số tiền BHXH, BHYT, BHTN phải đóng phát sinh bằng số tiền phát sinh của tháng trước liền kề tháng tính lãi;
  • Trường hợp đơn vị đóng theo phương thức ba (03) tháng, sáu (06) tháng một lần: số tiền BHXH, BHYT, BHTN phải đóng phát sinh bằng tổng số tiền phải đóng phát sinh của các tháng trước liền kề tháng tính lãi chưa đến hạn phải đóng.

k: lãi suất tính lãi chậm đóng tại thời điểm tính lãi (%), xác định như sau:

  • Đối với BHXH bắt buộc, BHTN, k tính bằng 02 lần mức lãi suất đầu tư quỹ BHXH bình quân năm trước liền kề theo tháng do BHXH Việt Nam công bố.
  • Đối với BHYT, k tính bằng bằng 02 lần mức lãi suất thị trường liên ngân hàng kỳ hạn 9 tháng tính theo tháng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố trên Cổng Thông tin điện tử của Ngân hàng nhà nước Việt Nam năm trước liền kề. Trường hợp lãi suất liên ngân hàng năm trước liền kề không có kỳ hạn 9 tháng thì áp dụng theo mức lãi suất của kỳ hạn liền trước kỳ hạn 9 tháng.

Đối với người tham gia BHXH tự nguyện

  • Tờ khai thay đổi thông tin người tham gia BHXH theo mẫu TK02-TS, ghi rõ thu nhập làm căn cứ đóng BHXH tự nguyện; Có phương thức đóng BHXH tự nguyện và nội dung thay đổi khác (01 bản).
  • Số tiền đóng BHXH tự nguyện tháng = Thu nhập làm căn cứ đóng X tỷ lệ đóng
  • Thu nhập làm căn cứ đóng BHXH tự nguyện theo quy định hiện nay thấp nhất bằng với tiền lương cơ sở, cao nhất không quá 20 lần tháng tiền lương cơ sở, mức sau cao hơn mức trước liền kê là 50.000 đồng (1.150.000đ, 1.200.000đ, 1.250.000đ…).
  • Tỷ lệ đóng BHXH tự nguyện theo quy định của Luật BHXH là 22% (cho 2 quỹ hưu trí và tử tuất). Ví dụ, bạn chọn thu nhập làm căn cứ đóng BHXH tự nguyện theo tiền lương cơ sở, tiền lương cơ sở hiện nay Chính phủ quy định là 1.490.000 đồng.
  • Số tiền phải đóng BHXH tự nguyện của 1 tháng là: (1.490.000đ x 22%) = 327.800 đồng.

Đóng bổ sung bảo hiểm xã hội

Quy định mới của Luật Bảo hiểm khi đóng bổ sung bảo hiểm xã hội

Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng bảo hiểm xã hội tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng bảo hiểm xã hội, trừ trường hợp nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.

Như vậy theo quy định trên thì bạn kiểm tra lại các thỏa thuận trong HĐLĐ, có trừ thời gian thử việc không. Nếu không thì kể từ khi ký Hợp đồng lao động là đơn vị sử dụng lao động có trách nhiệm đóng đầy đủ các khoản về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp… cho người lao động.

Trường hợp công ty bạn đóng thiếu thời gian cho bạn thì bạn có thể đề nghị công ty đóng bổ sung.

Cách nộp bổ sung khi đang trong quá trình đóng bảo hiểm

Người sử dụng lao động có hành vi vi phạm pháp luật về trốn đóng, chậm đóng, hoặc chiếm dụng tiền đóng Bbảo hiểm xã hội bắt buộc từ 30 ngày trở lên thì ngoài việc phải đóng đủ số tiền chưa đóng, chậm đóng và bị xử lý theo quy định của pháp luật, còn phải nộp số tiền lãi bằng 02 lần mức lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân của năm trước liền kề tính trên số tiền, thời gian chậm đóng.
Vì vậy, để đảm bảo quyền lợi cho mình, đề nghị công dân yêu cầu Công ty lập hồ sơ đăng ký tham gia và truy đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ tháng 6/2017 theo hướng dẫn tại khoản 1, khoản 2 Điều 38 Quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh ngheed nghiệp; quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế ban hành kèm theo Văn bản hợp nhất số 2089/VBHN-BHXH ngày 26/6/2020 của bảo hiểm xã hội Việt Nam hoặc kiến nghị cơ quan quản lý nhà nước về lao động nơi Công ty đóng trụ sở hoạt động, hoặc cơ quan BHXH nơi Công ty đăng ký tham gia, đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động để tiền hành thanh tra, xử lý vi phạm và có kết luận thanh tra, yêu cầu Công ty khắc phục hậu quả vi phạm theo đúng quy định.

Mời các bạn xem thêm bài viết

Khuyến nghị

Đội ngũ luật sư, luật gia cùng chuyên viên, chuyên gia tư vấn pháp lý với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, chúng tôi có cung cấp dịch vụ tư vấn luật lao động Luật sư X với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn” chúng tôi đảm bảo với quý khách hàng sự UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – CHUYÊN NGHIỆP.

Thông tin liên hệ

Luật sư X sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Đóng bổ sung bảo hiểm xã hội” hoặc các dịch vụ khác như là soạn thảo đơn xin giải quyết tranh chấp đất đai. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833.102.102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.

Câu hỏi thường gặp

Đóng bảo hiểm xã hội bị gián đoạn có sao không?

Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 và các văn bản hướng dẫn không đặt ra yêu cầu phải đóng bảo hiểm xã hội một cách liên tục để tính hưởng quyền lợi.
Do đó, việc đóng bảo hiểm xã hội bị gián đoạn sẽ không ảnh hưởng đến chế độ bảo hiểm của người lao động.
Nhà nước hiện đang tổ chức 02 loại hình bảo hiểm xã hội: Bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện.
Người lao động dù tham gia bảo hiểm xã hội theo hình thức nào cũng đều được phép đóng bảo hiểm gián đoạn.
Thêm vào đó, khoản 5 Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 còn quy định, thời gian đóng bảo hiểm xã hội tính hưởng chế độ của người lao động được tính từ khi bắt đầu đóng bảo hiểm cho đến khi dừng đóng. Trường hợp đóng bảo hiểm không liên tục thì thời gian đóng bảo hiểm tính hưởng chế độ được xác định bằng tổng các khoảng thời gian đã đóng bảo hiểm.
Tuy nhiên, thời gian đóng bảo hiểm xã hội đã hưởng bảo hiểm xã hội một lần thì không tính vào thời gian làm cơ sở tính hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội (theo khoản 3 Điều 5 Luật Bảo hiểm xã hội).
Vì vậy, nếu đóng bảo hiểm xã hội bị gián đoạn, người lao động vẫn được tính hưởng các chế độ theo tổng thời gian đã đóng trừ đi thời gian đã tính hưởng bảo hiểm xã hội một lần.
Người đóng bảo hiểm xã hội gián đoạn vẫn được hưởng các quyền lợi về ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hưu trí và tử tuất nếu đáp ứng đủ điều kiện theo quy định.

Đóng bảo hiểm bị gián đoạn có được hưởng trợ cấp thất nghiệp?

Ngoài việc tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, người lao động đi làm công ty còn phải đóng bảo hiểm thất nghiệp. Khi nhảy việc nhiều nơi, quá trình đóng bảo hiểm thất nghiệp cũng gặp gián đoạn. Dẫu vậy, quyền lợi về chế độ bảo hiểm thất nghiệp của người lao động cũng không bị ảnh hưởng.
thời gian đóng xét hưởng bảo hiểm thất nghiệp là tổng các khoảng thời gian đã đóng bảo hiểm thất nghiệp liên tục hoặc không liên tục được cộng dồn từ khi bắt đầu đóng đến khi nghỉ việc mà chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Bên cạnh đó, khoản 2 Điều 49 Luật Việc làm 2013 quy định về thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp được hưởng trợ cấp thất nghiệp cũng không yêu cầu phải đóng bảo hiểm liên tục mà chỉ cần tích lũy từ đủ 12 tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi nghỉ việc.
Vì vậy, dù đóng bảo hiểm bị gián đoạn thì người lao động vẫn được tính hưởng trợ cấp thất nghiệp nếu đủ điều kiện. Trợ cấp thất nghiệp sẽ được tính cho toàn bộ các giai đoạn đóng bảo hiểm bị gián đoạn trước đó của người lao động.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm