Hiện nay, pháp luật không có quy định cụ thể về định nghĩa thế nào là hàng nhập lậu. Thông thường, người dân vẫn thường hiểu rằng hàng nhập là là hàng hóa nhập khẩu thuộc trong danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu hoặc tạm ngừng nhập khẩu theo pháp luật đã quy định. Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật sư X để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Hàng hóa nhập lậu” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.
Căn cứ pháp lý
Khái niệm hàng hoá nhập lậu
Trường hợp hàng hóa nhập khẩu theo giấy phép mà không có giấy phép nhập khẩu hoặc trong trường hợp hàng hóa nhập khẩu theo điều kiện mà không đáp ứng điều kiện theo quy định của pháp luật cũng được xem là hàng nhập lậu.
Một trong số những đặc điểm được xem là hàng nhập lậu cụ thể như sau:
– Hàng hóa nhập khẩu thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu hoặc tạm ngừng nhập khẩu theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp do Thủ tướng Chính phủ quyết định cho phép nhập khẩu;
– Hàng hóa nhập khẩu theo giấy phép mà không có giấy phép nhập khẩu hoặc hàng hóa nhập khẩu theo điều kiện mà không đáp ứng điều kiện theo quy định của pháp luật;
– Hàng hóa nhập khẩu không đi qua cửa khẩu quy định, không làm thủ tục hải quan theo quy định của pháp luật hoặc gian lận số lượng, chủng loại hàng hóa khi làm thủ tục hải quan;
– Hàng hóa nhập khẩu lưu thông trên thị trường không có hóa đơn, chứng từ kèm theo theo quy định của pháp luật hoặc có hóa đơn, chứng từ nhưng hóa đơn, chứng từ là không hợp pháp theo quy định của pháp luật về quản lý hóa đơn;
– Hàng hóa nhập khẩu theo quy định của pháp luật phải dán tem nhập khẩu nhưng không có tem dán vào hàng hóa theo quy định của pháp luật hoặc có tem dán nhưng là tem giả, tem đã qua sử dụng.
Trường hợp hàng hóa nhập khẩu bị coi là hàng hóa nhập lậu
Hàng hóa nhập khẩu đang trên đường vận chuyển; đang bày bán; để tại kho, bến, bãi, điểm tập kết mà cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng hóa nhập khẩu không xuất trình được các hóa đơn, chứng từ chứng minh tính hợp pháp trong thời hạn quy định.
Cụ thể:
– Đối với hàng hóa nhập khẩu đang trên đường vận chuyển, đang bày bán, để tại kho,…
– Hàng hóa nhập khẩu của cơ sở sản xuất; kinh doanh hàng hóa nhập khẩu đang bày bán; để tại kho bến, bãi thuộc quyền sử dụng. Hoặc sở hữu của cơ sở đó thì việc xuất trình hóa đơn, chứng từ thực hiện như sau:
+ Tại thời điểm kiểm tra, cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng hóa nhập khẩu, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan phải xuất trình bản sao hóa đơn, chứng từ có đóng dấu của cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng hóa nhập khẩu để có căn cứ xác định hàng hóa nhập khẩu là hợp pháp;
+ Trong thời hạn 24 giờ liên tục, kể từ thời điểm kiểm tra, cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng hóa nhập khẩu phải xuất trình đầy đủ hóa đơn, chứng từ bản chính chứng minh tính hợp pháp của hàng hóa theo quy định.
+ Tại thời điểm kiểm tra. Nếu cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng hóa nhập khẩu chưa xuất trình được hóa đơn, chứng từ để có căn cứ xác định tính hợp pháp của hàng hóa nhập khẩu thì cơ quan kiểm tra hàng hóa tiến hành tạm giữ hàng hóa theo đúng quy định của pháp luật để xác minh tính hợp pháp của hàng hóa.
– Trường hợp cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng hóa nhập khẩu xuất trình đầy đủ hồ sơ chứng minh tính hợp pháp của hàng hóa. Nhưng cơ quan kiểm tra có căn cứ xác định nguồn gốc của hàng hóa nhập khẩu không hợp pháp
Hóa đơn không hợp pháp và sử dụng bất hợp pháp hóa đơn được quy định, theo đó:
– Sử dụng hóa đơn bất hợp pháp;
– Sử dụng bất hợp pháp hóa đơn;
Các chứng từ theo quy định pháp luật bao gồm:
– Cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng hóa nhập khẩu thu mua gom trực tiếp vận chuyển hàng hóa vào nội địa để tiêu thụ phải có: Bản chính Bảng kê hàng hóa mua, bán, trao đổi của cư dân biên giới có xác nhận của cơ quan Hải quan; hoặc Bộ đội Biên phòng (nơi không có các lực lượng Hải quan, Kiểm dịch);
– Trường hợp cơ sở thu mua gom bán hàng cho cơ sở sản xuất, kinh doanh khác để vận chuyển vào nội địa
Cơ sở thu mua gom xuất hóa đơn bán hàng theo quy định; chịu trách nhiệm về nguồn gốc hàng hóa. Cơ sở thu mua gom phải lưu giữ: Bản chính Bảng kê hàng hóa mua, bán, trao đổi của cư dân biên giới có xác nhận của cơ quan Hải quan; hoặc Bộ đội Biên phòng; Bản chính biên lai thu thuế hàng hóa nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu vượt định mức miễn thuế.
Xử phạt nhập lậu hàng hoá
Theo quy định tại Điều 15 Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định về mức xử phạt đối với hàng nhập lậu cụ thể như sau:
(1) Đối với hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu, mức phạt tiền như sau:
– Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có trị giá dưới 3.000.000 đồng;
– Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng;
– Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;
– Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;
– Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng;
– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
– Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng;
– Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 70.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
– Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên.
(2) Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt đối với hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu quy định tại khoản 1 Điều này trong các trường hợp sau đây:
– Người vi phạm trực tiếp nhập lậu hàng hóa có giá trị dưới 100.000.000 đồng hoặc từ 100.000.000 đồng trở lên mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
– Hàng hóa nhập lậu thuộc danh mục cấm nhập khẩu hoặc tạm ngừng nhập khẩu;
– Hàng hóa nhập lậu là thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, chất bảo quản thực phẩm, thuốc phòng bệnh và thuốc, nguyên liệu làm thuốc, mỹ phẩm, trang thiết bị y tế, hoá chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản, sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi, thuốc thú y, phân bón, xi măng, thức ăn chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật, chất kích thích tăng trưởng, giống cây trồng, giống vật nuôi.
Lưu ý: Trường hợp hành vi vi phạm hành chính do tổ chức thực hiện thì phạt tiền gấp hai lần mức phạt tiền quy định đối với cá nhân.
Theo đó, khi thực hiện hành vi nhập hàng lậu có thể bị xử phạt lên tới 100.000.000 đồng.
Mời các bạn xem thêm bài viết
- Hàng hóa nhập lậu là gì?
- Hàng hóa nào chịu thuế VAT 0% tại Việt Nam?
- Tự ý tăng giá bán hàng hóa vào ngày tết bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Thông tin liên hệ
Luật sư X sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Hàng hóa nhập lậu” hoặc các dịch vụ khác liên quan như là kết hôn với người nước ngoài…. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833.102.102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Hiện nay có rất nhiều cá nhân kinh doanh hàng xách tay và hàng này hiện rất phổ biến, thậm chí được ưa chuộng trên thị trường. Tuy nhiên, nếu xét về vấn đề pháp lý, liệu các cơ sở kinh doanh hàng xách tay hiện có đang làm đúng luật?
Trên thực tế thì Pháp luật hiện hành cũng chưa có quy định hay định nghĩa chính xác nào để nói về hàng xách tay. Khái niệm này được người tiêu dùng ngầm hiểu là những mặt hàng do cá nhân mua trực tiếp từ nước ngoài mang về Việt Nam bằng đường hàng không. Đó có thể là hàng do những người đi du lịch, du học sinh, tiếp viên hàng không… xách về sau những chuyến du lịch, chuyến bay của tiếp viên.
Có thể thấy do tâm lý và tình hình chung của nước ta và nhu cầu của người tiêu dùng Việt Nam hiện nay thường rất ưa chuộng hàng xách tay bởi theo quảng cáo của những người bán hàng thì do “xách về” nên những hàng hóa này có giá thành rẻ hơn vì không phải chịu thuế, không phải làm thủ tục khai hải quan đối với hàng hoá nhập khẩu theo thủ tục thông thường.
Theo khoản 6 Điều 3 Nghị định 98/2020/NĐ-CP thì nếu theo đúng như quảng cáo của những người bán hàng, do xách về nên hàng hóa không phải nộp thuế, không làm thủ tục hải quan… thì những hàng hóa này chính là hàng hóa nhập lậu.
Bên canh dó để xác định loại hàng hóa nào là hàng lậu cũng đang là vấn đề rất phức tạp, và không phải tất cả hàng xách tay đều là hàng hóa nhập lậu. Hàng xách tay không phải hàng nhập lậu trong trường hợp đảm bảo các điều kiện như có hoá đơn chứng từ kèm theo rõ ràng, không trong danh mục những mặt hàng cấm nhập khẩu hoặc tạm ngừng nhập khẩu theo quy định của pháp luật, hàng hoá có dán tem nhập khẩu và đóng thuế đầy đủ theo quy định…
Rà soát, sửa đổi, bổ sung cơ chế chính sách không để các đối tượng làm ăn phi pháp lợi dụng kẽ hở của pháp luật để buôn lậu, sản xuất, kinh doanh hàng giả và gian lận thương mại; phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền một cách hợp lý giữa các cơ quan, bộ ngành, không để chồng chéo trong chỉ đạo và thực hiện nhiệm vụ; quy định rõ quyền hạn, nghĩa vụ, trách nhiệm của cơ quan và địa phương, cá nhân có liên quan trong việc phòng chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại.