Quy định mức xử phạt khai thác khoáng sản trái phép mới

bởi Bảo Nhi
Quy định mức xử phạt khai thác khoáng sản trái phép mới

Hiện nay, tình trạng khai thác trái phép khoáng sản trên những dòng sông có diễn biến phức tạp, nó đã gây mất an ninh, trật tự. Một số đoạn sông do nhưunxg đối tượng khai thác khoáng sản trái phép đã gây sạt lở khiến cho nhiều diện tích đất nông nghiệp và nhiều công trình xây dựng ven sông khác bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật sư X để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Xử phạt khai thác khoáng sản trái phép” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.

Căn cứ pháp lý

  • Bộ luật Hình sự 2015

Khái niệm khai thác khoáng sản trái phép

Hoạt động khoáng sản sao cho phải phù hợp với chiến lược, quy hoạch khoáng sản, phương án bảo vệ, thăm dò, khai thác cũng như sử dụng khoáng sản trong quy hoạch tỉnh, gắn liền với bảo vệ môi trường, cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh và những tài nguyên thiên nhiên khác. Bên cạnh đó, chỉ được tiến hành hoạt động khai thác khoáng sản khi được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cho phép.

Như vậy, khai thác khoáng sản trái phép là hoạt động thu hồi khoáng sản của cơ quan, tổ chức không có quyền hoặc có quyền mà thực hiện không đúng phạm vi, quyền hạn của mình, không được sự chấp thuận, cho phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Cấu thành tội khai thác khoáng sản trái phép

Những hoạt động khai thác khoáng sản luôn được Nhà nước kiểm soát chặt chẽ cũng như phải đáp ứng được đầy đủ các điều kiện nhất định mới có thể khai thác. Đã có những cá nhân, tổ chức không tuân thủ những quy định của pháp luật và cố ý vi phạm hoạt động khai thác khoáng sản.

Theo đó, có thể nhận biết tội phạm khai thác khoáng sản trái phép thông qua một số dấu hiệu cấu thành cơ bản như sau:

Dấu hiệu cấu thành tội khai thác khoáng sản trái phépMô tả cụ thể
Tên chính thức theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015Tội khai thác khoáng sản trái phép thực chất là tên thường gọi hoặc là một trong dấu hiệu hành vi đặc trưng của tội vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên
Chủ thể của tội phạmPháp nhân thương mại;Cá nhân từ đủ 16 tuổi trở lên và có năng lực chịu trách nhiệm hình sự;
Hành vi phạm tộiThực hiện công việc nghiên cứu, thăm dò, khai thác khoáng sản tại đất liền, hải đảo, nội thủy, vùng lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa và vùng trời của Việt Nam mà không có giấy phép hoặc không đúng với nội dung giấy phép đã được cấp phép;Giá trị thu lợi bất chính từ 100 triệu đồng trở lên;Hoặc khoáng sản có trí giá từ 500 triệu đồng trở lên;Hoặc hành vi phạm tội gây thương tích, tổn hại sức khỏe của người khác từ 61% trở lên;Hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong những hành vi đã nêu trên mà còn vi phạm;Hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà vi phạm;Lưu ý: Hành vi vi phạm pháp luật về nghiên cứu, thăm dò, khai thác khoáng sản phải căn cứ vào quy định tại Luật Khoáng sản 2010 và các văn bản hướng dẫn thi hành, văn bản khác có liên quan.
Lỗi của tội phạmNgười thực hiện hành vi phạm tội về khai thác trái phép khoáng sản với lỗi cố ý
Khách thể của tội phạmTội phạm này xâm phạm đến chế độ quản lý Nhà nước trong hoạt động nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên thiên nhiên

Xử phạt khai thác khoáng sản trái phép

Quy định mức xử phạt khai thác khoáng sản trái phép mới

Những năm gần đây tình trạng khai thác khoáng sản trái phép ngày càng trở nên phổ biến có nguy cơ tăng cao, gây ra nhiều ô nhiễm môi trường đặc biệt là môi trường nước, không khí,… nó cũng gây ảnh hưởng đến sức khỏe, đời sống của những hộ dân xung quanh.

Xử phạt hành chính hành vi khai thác khoáng sản trái phép

Cá  nhân, tổ chức vi phạm về khai thác khoáng sản (trừ cát, sỏi lòng sông, suối, hồ) mà không có giấy phép khai thác khoáng sản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ bị xử phạt theo Điều 47 Nghị định 36/2020/NĐ-CP.

(1) Phạt tiền đối với khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường không sử dụng vật liệu nổ công nghiệp

Cá nhân, tổ chức sẽ bị phạt tiền dựa trên tổng khối lượng khoáng sản đã khai thác tại thời điểm phát hiện, cụ thể như sau:

– Dưới 10 m3 thì bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng;

– Từ 10 m3 đến dưới 20 m3: phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng;

– Từ 20 m3 đến dưới 30 m3: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng;

– Từ 30 m3 đến dưới 40 m3: Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng;

– Từ 40 m3 đến dưới 50 m3: Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng;

– Từ 50 m3 trở lên: Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng

(2) Phạt tiền đối với khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, khai thác khoáng sản khác

Trừ trường hợp quy định tại (1), hành vi khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, khai thác khoáng sản khác sẽ bị phạt tiền như sau:

– Từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường của hộ kinh doanh;

– Từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 2, khoản 3 Điều 47 Nghị định 36/2020/NĐ-CP;

– Từ 300.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng đối với khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường trừ khoáng sản quy định tại khoản 3 Điều 47 Nghị định 36/2020/NĐ-CP.

(3) Phạt tiền đối với khai thác khoáng sản là vàng, bạc, platin, đá quý, khoáng sản độc hại

– Dưới 100 tấn: Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng;

– Từ 100 tấn đến dưới 200 tấn: Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng;

– Từ 200 tấn đến dưới 300 tấn: Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng;

– Từ 300 tấn đến dưới 400 tấn: Phát tiền từ 500.000.000 đồng đến 600.000.000 đồng;

– Từ 400 tấn đến dưới 500 tấn: Phạt tiền từ  700.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng;

– Từ 500 tấn trở lên: Phạt tiền từ 800.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng.

(4) Hình thức xử phạt bổ sung

Tịch thu toàn bộ khoáng sản được quy đổi bằng tiền; tịch thu phương tiện sử dụng vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại (1), (2), (3)

(5) Biện pháp khắc phục hậu quả

– Buộc thực hiện các giải pháp cải tạo, phục hồi môi trường khu vực đã khai thác, đưa khu vực khai thác về trạng thái an toàn;

–  Buộc chi trả kinh phí trưng cầu giám định, kiểm định, đo đạc và xác minh trong trường hợp có hành vi vi phạm quy định tại (1), (2), (3).

Đối với hành vi khai thác khoáng sản không có giấy phép khai thác khoáng sản tại khu vực cấm, tạm thời cấm hoạt động khoáng sản thì áp dụng mức phạt tiền cao nhất của khung phạt tương ứng với từng mức phạt quy định tại (1), (2), (3). Hình thức xử phạt bổ sung áp dụng như (4).

–  Buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật là khoáng sản có được do thực hiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này trong trường hợp đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật.

Tội khai thác khoáng sản trái phép theo Bộ luật Hình sự

Khi đủ các yếu tố cấu thành tội phạm khai thác khoáng sản trái phép, cá nhân, tổ chức sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên được quy định tại Điều 227 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017), cụ thể như sau:

* Đối với cá nhân

Khung 1:

– Người nào vi phạm quy định về khai thác khoáng sảni của Việt Nam mà không có giấy phép hoặc không đúng với nội dung giấy phép thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

+ Thu lợi bất chính từ nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên nước, dầu khí hoặc khoáng sản khác từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

+ Khoáng sản trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;

+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

+ Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều 227 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017) hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

Khung 2:

– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 1.500.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

+ Thu lợi bất chính từ nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên nước, dầu khí hoặc khoáng sản khác 500.000.000 đồng trở lên;

+ Khoáng sản trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên;

+ Có tổ chức;

+ Gây sự cố môi trường;

+ Làm chết người;

+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 122% trở lên.

Hình phạt bổ sung:

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng.

* Đối với pháp nhân thương mại

Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Khoản 4 Điều 227 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017), thì bị phạt như sau:

– Thực hiện một trong các hành vi quy định tại khung 1 (đối với cá nhân), thu lợi bất chính từ nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên nước, dầu khí hoặc khoáng sản khác từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc khoáng sản trị giá từ 700.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%; thu lợi bất chính từ nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên nước, dầu khí hoặc khoáng sản khác từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc khoáng sản trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 700.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 1.500.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng;

– Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khung 2 (đối với cá nhân), thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 7.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm;

Ngoài ra, pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

Như vậy, cá nhân có hành vi khai thác khoáng sản trái phép thì theo Điều 227 Bộ luật Hình sự có thể bị phạt tù đến 07 năm.

Mời các bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Xử phạt khai thác khoáng sản trái phép”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như mẫu sơ yếu lý lịch 2023. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Khi nào khai thác khoáng sản trái phép bị xử lý hình sự?

Khai thác khoáng sản trái phép thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị xử lý hình sự:
– Thu lợi bất chính từ nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên nước, dầu khí hoặc khoáng sản khác từ 100 triệu đồng trở lên;
– Khoáng sản trị giá từ 500 triệu đồng trở lên;
– Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỉ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
– Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỉ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% trở lên;
– Đã bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà lại vi phạm.

Khai thác khoáng sản trái phép thu lợi bất chính từ 500 triệu đồng trở lên bị xử phạt ra sao?

Phạt tiền từ 1,5 – 05 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 02 – 07 năm đối với hành vi Khai thác khoáng sản trái phép thu lợi bất chính từ 500 triệu đồng trở lên.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm