Khi cho vay, các bên phải thành lập hợp đồng vay và đáp ứng được những điều kiện theo quy định pháp luật. Các bên được phép thỏa thuận lãi suất vay. Tuy nhiên, lãi suất cho vay không được vượt mức tối đa được quy định trong Bộ luật Dân sự. Nếu vượt quá mức này sẽ bị xem là hành vi cho vay nặng lãi. Vậy quy định pháp luật về cơ chế lãi suất thỏa thuận cho phép như thế nào? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Luật sư X để biết thêm thông tin nhé!
Căn cứ pháp lý
Quy định pháp luật về cơ chế lãi suất thỏa thuận cho phép
Theo quy định tại Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
“Điều 468. Lãi suất
1. Lãi suất vay do các bên thỏa thuận.
Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.
Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.
2. Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều này tại thời điểm trả nợ“.
Mức lãi suất tối đa cho vay hiện nay là bao nhiêu?
Theo quy định tại Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015 quy định cụ thể:
“Điều 468. Lãi suất
1. Lãi suất vay do các bên thỏa thuận.
Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.
Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.
2. Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều này tại thời điểm trả nợ.”
Theo quy định trên, lãi suất cho vay do các bên thỏa thuận và không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay.
Lãi suất bao nhiêu thì được coi là cho vay nặng lãi?
Thứ nhất, về mức lãi suất cho vay, căn cứ điều 468 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định về lãi suất. Luật quy định mức lãi suất cho các bên tự thỏa thuận nhưng không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay. Trường hợp bên cho vay yêu cầu mức lãi suất lớn hơn mức 20%/năm thì được coi là cho vay nặng lãi.
Ngoài ra, Bộ luật Dân sự 2015 còn quy định về trách nhiệm trả lãi trong trường hợp bên vay chậm thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Căn cứ khoản 5 Điều 466 Bộ Luật Dân sự 2015:
“5. Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau:
a) Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này;
b) Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thoả thuận khác“.
Thứ hai, về việc xử phạt tội cho vay nặng lãi, căn cứ khoản 1 điều 201 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 về tội cho vay nặng lãi trong giao dịch dân sự:
“1. Người nào trong giao dịch dân sự mà cho vay với lãi suất gấp 05 lần mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật dân sự, thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm”.
Tội cho vay nặng lãi
Đồng thời, Điều 201 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 quy định như sau:
“Điều 201. Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự
1. Người nào trong giao dịch dân sự mà cho vay với lãi suất gấp 05 lần trở lên của mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật Dân sự, thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
2. Phạm tội mà thu lợi bất chính 100.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”
Thứ nhất, lãi suất cho vay cao hơn gấp 05 lần mức lãi suất cao nhất mà pháp luật quy định. Cụ thể: Lãi suất suất cao nhất mà pháp luật quy định trên tháng là: 5 lần x 1,666% = 8,33%. Do đó, nếu mức lãi cho vay hàng tháng mà cao hơn con số này thì có thể sẽ bị truy tố về tội danh trên.
Thứ hai, có tính chất chuyên bóc lột được hiểu là người phạm tội lợi dụng việc cho vay, lợi dụng hoàn cảnh khó khăn cấp bách của người đi vay để cho vay với lãi suất cao (lãi nặng) nhằm thu lợi bất chính mà thực chất là bóc lột người đi vay. Tính chất chuyên bóc lột của hành vi cho vay lãi nặng thể hiện ở chỗ, người phạm tội thực hiện hành vi cho vay lãi nặng nhiều lần, hành vi mang tính chuyên nghiệp, người phạm tội lấy việc cho vay lãi nặng làm một nghề kiếm sống và lấy kết quả của việc phạm tội làm nguồn sống chính.
Mời bạn xem thêm
- Tố cáo cho vay nặng lãi ở đâu?
- Cách cho vay tiền hợp pháp như thế nào theo QĐ 2022
- Giả mạo ngân hàng lừa đảo cho vay bị xử lý như thế nào?
Thông tin liên hệ LSX
Trên đây là tư vấn của LSX về vấn đề “Quy định pháp luật về cơ chế lãi suất thỏa thuận cho phép″. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến quy định soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; thủ tục giải thể công ty mới thành lập; cách tra số mã số thuế cá nhân; hợp pháp hóa lãnh sự Hà Nội; dịch vụ đăng ký bảo hộ thương hiệu của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Vay nặng lãi – hình thức kiếm thu nhập sinh lời khá cao, nên nhiều người ham hố và đã áp dụng. Thế nhưng, vì nó không được cho phép bởi pháp luật, thậm chí còn bị khởi tố. Từ đó dẫn đến tình trạng không thu được tiền mà còn bị phạt hành chính, đi tù nhiều năm. Do đó, bạn cần lưu ý phải cho vay tiền lãi hợp pháp, tránh vi phạm pháp luật.
Theo Điều 463 của bộ luật dân sự năm 2015 có quy định: “Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và phải chi trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.”
Chính vì thế, hợp đồng cho vay vẫn còn hiệu lực được thỏa thuận bằng lời nói. Do đó, nhằm tránh việc người vay tiền dù có vay đi chăng nữa, đều phải phủ nhận quyền nghĩa vụ trở nợ của mình, bạn phải tin chắc mình có đủ mọi bằng chứng hợp đồng để tồn tại.
Là các hành vi giả mạo, tự xưng là cán bộ thẩm định khoản vay và chăm sóc khách hàng của các ngân hàng, lợi dung tâm lý cả tin, cần vay tiền của người dân trong thời điểm kinh tế khó khăn chịu tác động của dịch Covid để thực hiện các thủ đoạn lừa đảo mới để chiếm đoạt tài sản thông qua việc mời chào, cung cấp các khoản vay từ Ngân hàng.