Một số mảnh đất rừng sản xuất của các cá nhân, hộ gia đình, tổ chức hiện nay chưa có sổ đỏ. Chính vì vậy, để đảm bảo quyền lợi của mình đối với mảnh đất rừng sản xuất và cũng để tránh xảy ra tranh chấp đất đai thì người sử dụng đất cần nắm được quy định sổ đỏ đất rừng sản xuất. Để được cấp sổ đỏ đất rừng sản xuất thì người sử dụng đất và mảnh đất đó phải đáp ứng được các điều kiện pháp luạt quy định. Vậy, Quy định sổ đỏ đất rừng sản xuất như thế nào? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu về vấn đề này nhé.
Căn cứ pháp lý
Đất rừng sản xuất là gì?
Căn cứ điểm c khoản 1 Điều 10 Luật Đất đai 2013 quy định đất rừng sản xuất thuộc nhóm đất nông nghiệp và sử dụng chủ yếu vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản.
Đất rừng sản xuất được quy định phân loại thành:
– Đất có rừng sản xuất là rừng tự nhiên (gồm rừng tự nhiên và rừng được phục hồi bằng biện pháp khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên)
– Đất có rừng sản xuất là rừng trồng (gồm rừng trồng bằng vốn ngân sách nhà nước, rừng trồng bằng vốn chủ rừng tự đầu tư).
Đất rừng sản xuất có ký hiệu là RSX.
Điều kiện cấp sổ đỏ đất rừng sản xuất
Căn cứ quy định tại Điều 98 Luật Đất đai 2013, Điều 33 Nghị định 43/2014/NĐ-CP thì đất rừng sản xuất (rừng sản xuất là rừng trồng hoặc rừng sản xuất là rừng tự nhiên) là loại đất rừng được Nhà nước cấp sổ đỏ.
Điều kiện cấp sổ đỏ đối với đất rừng sản xuất được quy định tại Điều 99, Điều 100, Điều 101, Điều 102 Luật Đất đai 2013 và các văn bản khác có liên quan bao gồm:
Thứ nhất, nguồn gốc sử dụng đất rừng sản xuất thuộc một trong những trường hợp được quy định tại Điều 99 Luật Đất đai 2013 như sử dụng đất rừng có nguồn gốc là được Nhà nước giao/cho thuê/công nhận/nhận chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế, theo bản án của tòa án…
Thứ hai, việc sử dụng đất rừng sản xuất không thuộc những trường hợp không được cấp sổ đỏ theo Điều 19 Nghị định 43/2014/NĐ-CP
Điều 19 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định không cấp sổ đỏ cho người sử dụng đất nếu việc sử dụng đất thuộc một trong những trường hợp như sau:
“2. Người đang quản lý, sử dụng đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn.
…
4. Người nhận khoán đất trong các nông trường, lâm trường, doanh nghiệp nông, lâm nghiệp, ban quản lý rừng phòng hộ, ban quản lý rừng đặc dụng.
5. Người đang sử dụng đất không đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
6. Người sử dụng đất có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất nhưng đã có thông báo hoặc quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
…”
Thứ ba, việc sử dụng đấtphù hợp với quy hoạch sử dụng đất
Việc sử dụng đất rừng sản xuất nếu như không phù hợp với quy hoạch sử dụng đất tại địa phương đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt sẽ không được cấp sổ đỏ.
Thứ tư, để được cấp sổ đỏ, đất rừng sản xuất phải được sử dụng ổn định, không tranh chấp, không vi phạm pháp luật đất đai
Thứ năm, Nếu như việc sử dụng đất không có một trong những giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013, Điều 18 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, khoản 16 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP thì thời điểm sử dụng đất phải là trước 1/7/2004
Thời điểm bắt đầu sử dụng đất là căn cứ quan trọng để cơ quan có thẩm quyền xác định tính ổn định trong quá trình sử dụng đất rừng sản xuất của người sử dụng.
Tại Khoản 2 Điều 101 Luật Đất đai 2013 quy định thời điểm bắt đầu sử dụng đất của người sử dụng đất là trước 1/7/2004 là một trong những căn cứ để xem xét, cấp sổ đỏ.
Ngược lại, nếu như người sử dụng đất rừng sản xuất có một trong những giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013, Điều 18 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, khoản 16 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP thì sẽ được cấp sổ đỏ mà không cần xét điều kiện về thời điểm sử dụng.
Thứ sáu, người sử dụng đất phải hoàn thành đầy đủ nghĩa vụ tài chính
Hoàn thành nghĩa vụ tài chính là một thủ tục bắt buộc phải thực hiện để có thể được nhận sổ đỏ (trừ trường hợp được ghi nợ nghĩa vụ tài chính).
Nếu như không hoàn thành nghĩa vụ tài chính với Nhà nước thì người sử dụng đất không được nhận sổ đỏ.
Thứ bảy, hoàn thành thủ tục cấp sổ lần đầu hoặc đăng ký biến động
Như vậy, người sử dụng đất phải đảm bảo đồng thời các điều kiện theo quy định nêu trên thì mới được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp sổ đỏ cho thửa đất rừng sản xuất mà mình đang sử dụng, quản lý.
Ai có quyền cấp sổ đỏ cho đất rừng?
Tùy thuộc vào đối tượng sử dụng đất mà pháp luật đất đai quy định thẩm quyền cấp sổ đỏ là UBND cấp tỉnh, UBND cấp huyện hoặc Sở Tài nguyên và Môi trường.
Căn cứ quy định tại Điều 37 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, Điều 59, Điều 105 Luật Đất đai 2013, khoản 23 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP thì cơ quan có thẩm quyền cấp sổ đỏ cho người sử dụng đất rừng là:
Cấp sổ đỏ lần đầu | Cấp đổi, cấp lại sổ đỏ trong trường hợp có biến động | |
Tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại khoản 3 Điều 55 Luật Đất đai 2013 | Ủy ban nhân dân cấp tỉnh/Sở Tài nguyên và Môi trường | Sở Tài nguyên và Môi trường/ Văn phòng đăng ký đất đai theo Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có đất |
Hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư | Ủy ban nhân dân cấp huyện | Sở Tài nguyên và Môi trường/ Văn phòng đăng ký đất đai theo Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có đất. |
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Quy định sổ đỏ đất rừng sản xuất chi tiết năm 2023“. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như mẫu hợp đồng thuê nhà ngắn gọn. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ Điều 192 Luật Đất đai 2013 quy định như sau:
“Điều 192. Trường hợp hộ gia đình, cá nhân chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất có điều kiện
1. Hộ gia đình, cá nhân đang sinh sống xen kẽ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái thuộc rừng đặc dụng nhưng chưa có điều kiện chuyển ra khỏi phân khu đó thì chỉ được chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất ở, đất rừng kết hợp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản cho hộ gia đình, cá nhân sinh sống trong phân khu đó.
2. Hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất ở, đất sản xuất nông nghiệp trong khu vực rừng phòng hộ thì chỉ được chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất ở, đất sản xuất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân đang sinh sống trong khu vực rừng phòng hộ đó.
3. Hộ gia đình, cá nhân là dân tộc thiểu số sử dụng đất do Nhà nước giao đất theo chính sách hỗ trợ của Nhà nước thì được chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất sau 10 năm, kể từ ngày có quyết định giao đất theo quy định của Chính phủ.”
Đối chiếu quy định trên, nếu bạn chuyển nhượng đất rừng sản xuất thì bạn có thể chuyển nhượng được nhưng chỉ được chuyển nhượng cho hộ gia đình, cá nhân sinh sống trong phân khu đó.
Điều kiện chuyển nhượng đất rừng sản xuất hiện nay được quy định chung tại Điều 188 Luật Đất đai năm 2013.
Theo đó, việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất rừng sản xuất cần đảm bảo đáp ứng các điều kiện sau:
– Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại Khoản 1 Điều 168 của Luật Đất đai;
– Đất không có tranh chấp;
– Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
– Trong thời hạn sử dụng đất.
Bên cạnh đó, người sử dụng đất khi thực hiện quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất cũng phải có đủ điều kiện theo quy định pháp luật.
Bên cạnh đó, bên nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất cần lưu ý về hạn mức nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp.
Điều 130 Luật Đất đai 2013 quy định:
Điều 130. Hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân
1. Hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân không quá 10 lần hạn mức giao đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân đối với mỗi loại đất quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 129 của Luật này.
Trong đó, hạn mức giao đất rừng sản xuất là tối đa 30 héc ta, do vậy, hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất rừng sản xuất là tối đa 300 ha.