Xâm phạm thi thể không chỉ là hành vi vi phạm nghiêm trọng về mặt đạo đức, thuần phong mỹ tục mà còn vi phạm cả điều cấm của pháp luật. Vậy Nhà nước đã quy định về tội xâm phạm thi thể sẽ bị xử phạt ra sao? Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật sư X để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Tội xâm phạm thi thể mức phạt ra sao” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.
Căn cứ pháp lý
Khái niệm tội xâm phạm thi thể
- Xâm phạm thi thể, được hiểu là hành vi tác động lên xác người chết một cách trái phép (Ví dụ: cắt xác người chết rồi vứt xuống sông).
- Xâm phạm mồ mả, hài cốt, được hiểu là hành vi đào mổ mả, chiếm đoạt những đồ vật trong mộ, trên mộ, lấy hài cốt đem bán hoặc hành vi xâm phạm đến mồ mả, hài cốt.
- Đào, phá mổ mả là hành vi dùng công cụ như cuốc, xẻng, thuốc nổ làm thay đổi biến dangh, hư hỏng, hủy hoại mồ mả (nhưng không có mục đích chiếm đoạt đồ vật trong hoặc trên mồ mả).
- Chiếm đoạt đồ vật trong mộ, trên mộ (thường gần với việc đào, phá mồ mả) là hành vi lén lút hoặc công khai lấy đồ vật trong mồ mả (như quần áo, trang sức, kim khí quý… chôn theo người chết) hoặc trên mồ mả (như bia đá, tượng, hình ảnh…).
Các yếu tố cấu thành tội xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt
Mặt khách quan
Mặt khách quan của tội phạm này có một trong các dấu hiệu sau:
a) Có hành vi xâm phạm thi thể.
b) Có hành vi đào, phá mồ mả.
c) Có hành vi chiếm đoạt những đồ vật trong mộ, trên mộ
d) Có hành vi khác xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt. Được thể hiện như lấy mộ để làm nơi kinh doanh, vứt đồ đạt có trên mộ đi nơi khác, vứt xương người chết hay xác người chết bừa bãi mà không chôn cất, giao cấu với xác chết, mua bán hài cốt,…
Khách thể
Hành vi nêu trên xâm phạm đến trật tự công cộng đồng thời xâm phạm đến tập quán, truyền thống đạo đức của cộng đồng dân cư, của dân tộc đối với việc an táng người chết.
Mặt chủ quan
Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý.
Chủ thể
Chủ thể của tội phạm này là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự.
Tội xâm phạm thi thể mức phạt ra sao
Căn cứ tại Điều 319 Bộ luật Hình sự quy định 02 Khung hình phạt đối với cá nhân phạm tội như sau:
“Điều 319. Tội xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt
1. Người nào đào, phá mồ mả, chiếm đoạt những đồ vật để ở trong mộ, trên mộ hoặc có hành vi khác xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
b) Chiếm đoạt hoặc hủy hoại vật có giá trị lịch sử, văn hóa;
c) Vì động cơ đê hèn;
d) Chiếm đoạt bộ phận thi thể, hài cốt.”
Bồi thường thiệt hại do xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt
Bồi thường thiệt hại do xâm phạm thi thể
– Cá nhân, pháp nhân xâm phạm thi thể phải bồi thường thiệt hại.
– Thiệt hại do xâm phạm thi thể gồm chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại.
– Người chịu trách nhiệm bồi thường khi thi thể bị xâm phạm phải bồi thường theo quy định trên và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người chết, nếu không có những người này thì người trực tiếp nuôi dưỡng người chết được hưởng khoản tiền này.
Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa đối với mỗi thi thể bị xâm phạm không quá ba mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.
(Hiện nay, theo Nghị định 38/2019/NĐ-CP thì mức lương cơ sở là 1.490.000 đồng/tháng. Như vậy, mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần tối đa là 44.700.000 đồng)
Căn cứ tại Điều 606 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:
“Điều 606. Bồi thƣờng thiệt hại do xâm phạm thi thể
- Cá nhân, pháp nhân xâm phạm thi thể phải bồi thường thiệt hại.
- Thiệt hại do xâm phạm thi thể gồm chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại.
- Người chịu trách nhiệm bồi thường khi thi thể bị xâm phạm phải bồi thường theo quy định tại khoản 2 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người chết, nếu không có những người này thì người trực tiếp nuôi dưỡng người chết được hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa đối với mỗi thi thể bị xâm phạm không quá ba mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.”
Bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả
– Cá nhân, pháp nhân xâm phạm đến mồ mả của người khác phải bồi thường thiệt hại.
– Thiệt hại do xâm phạm mồ mả gồm chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại.
– Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp mồ mả của người khác bị xâm phạm phải bồi thường theo quy định trên và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích theo thứ tự hàng thừa kế của người chết; nếu không có những người này thì người trực tiếp nuôi dưỡng người chết được hưởng khoản tiền này.
Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa đối với mỗi mồ mả bị xâm phạm không quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.
(Hiện nay, theo Nghị định 38/2019/NĐ-CP thì mức lương cơ sở là 1.490.000 đồng/tháng. Như vậy, mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần tối đa là 14.900.000 đồng)
Căn cứ theo Điều 607 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:
“Điều 607. Bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả
- Cá nhân, pháp nhân xâm phạm đến mồ mả của người khác phải bồi thường thiệt hại.
- Thiệt hại do xâm phạm mồ mả gồm chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại.
- Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp mồ mả của người khác bị xâm phạm phải bồi thường theo quy định tại khoản 2 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích theo thứ tự hàng thừa kế của người chết; nếu không có những người này thì người trực tiếp nuôi dưỡng người chết được hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa đối với mỗi mồ mả bị xâm phạm không quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.”
Mời các bạn xem thêm bài viết
- Tội gây rối trật tự công cộng được hưởng án treo khi nào theo QĐ 2022?
- Người phạm tội cưỡng đoạt tài sản có bị tử hình không năm 2022?
- Có thể khởi tố vụ án khi người phạm tội đã chết hay không 2022?
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Tội xâm phạm thi thể mức phạt ra sao”. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến xác nhận tình trạng độc thân, xác nhận tình trạng hôn nhân, thành lập công ty hợp danh, thủ tục xin giải thể công ty cổ phần, đổi tên giấy khai sinh, tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp, hợp thức hóa lãnh sự tại Việt Nam, đăng ký mã số thuế cá nhân mới nhất, giấy phép bay flycam; đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, hạn khai sinh cho con, thủ tục khai nhận di sản thừa kế, thời hạn của hộ chiếu ngoại giao, chạy quá tốc độ có bị tước bằng lái không… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Để được tư vấn cũng như trả lời những thắc mắc của khách hàng trong và ngoài nước thông qua web Luatsux.vn, lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,…
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Tội xâm phạm mồ mả hiện nay được quy định tại Điều 319 Bộ luật Hình sự 2015, theo đó hành vi xâm phạm mồ mả gồm:
– Đào, phá mồ mả;
– Chiếm đoạt những đồ vật để ở trong mộ, trên mộ;
– Có hành vi khác xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt.
Trong đó, đào, phá mồ mả là hành vi huỷ hoại hoặc làm hư hỏng mồ mả, làm cho mồ mà không còn nguyên vẹn như trước. Hành vi đào, phá mồ mả có thể được thực hiện bằng nhiều phương thức khác nhau và với những động cơ, mục đích khác nhau như:
– Để lấy những đồ vật quý hiếm mà thân nhân người quá cố cho vào quan tài chôn cùng với người quá cố;
– Để trả thù thân nhân người đã mất;
– Để che giấu hành vi phạm tội…
Tuy nhiên, nếu hành vi đào, phá mồ mả, nhưng tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể thì không coi là hành vi phạm tội như: Đào mộ để chuyển mộ; đập phá một vài hoa tiết trang trí trên mộ…
Với hành vi chiếm đoạt những đồ vật để ở trong mộ, trên mộ thì thường đi kèm với hành vi đào, phá mộ. Ngoài ra cũng có trường hợp người phạm tội không đào, phá mộ nhưng vẫn chiếm đoạt được những đồ vật để ở trong mộ, trên mộ như: Lợi dụng việc bốc mộ đã chiếm đoạt đồ trang sức chôn theo người chết; lấy các đồ vật có giá trị để trên mộ…
Ngoài hành vi đập phá, chiếm đoạt đồ vật có giá trị ở trong mộ, trên mộ, xâm phạm mồ mả còn được thực hiện bởi các hành vi là bất cứ hành vi nào xâm phạm đến mồ mả, hài cốt.
Tóm lại, xâm phạm mồ mả là hành vi đào, phá mồ mả, chiếm đoạt những đồ vật để ở trong mộ, trên mộ hoặc có hành vi khác xâm phạm mồ mả. Người thực hiện một trong các hành vi này một cách cố ý có thể bị xử lý về Tội xâm phạm mồ mả quy định tại Điều 319 Bộ luật Hình sự.
Hành vi chiếm đoạt những đồ vật để ở trong mộ, trên mộ thường đi kèm với hành vi đào; phá mồ mả (đào phá mồ mả để chiếm đoạt những đồ vật để trong quan tài); nhưng cũng có trường hợp người phạm tội không đào, phá mồ mả; nhưng vẫn chiếm đoạt được những đồ vật để ở trong mộ, trên mộ như: lợi dụng việc đổi mộ (bốc hài cốt) đã chiếm đoạt đồ trang sức chôn theo người chết; lấy các đồ vật có giá trị để trên mộ (bát hương, lọ hoa, di ảnh…).