Tội gây rối trật tự công cộng được hưởng án treo khi nào theo QĐ 2022?

bởi Sao Mai
Tội gây rối trật tự công cộng được hưởng án treo khi nào

Chào Luật sư X, Gần đây tôi thấy trên báo chí có đăng tin nhiều vụ đánh ghen đặc biệt nhất vào chiều ngày 22/10/2022, trên mạng xã hội xuất hiện một số đoạn clip ngắn ghi lại cảnh 1 người phụ nữ mặc áo chống nắng, đeo khẩu trang trèo lên nắp capo chiếc xe ôtô 4 chỗ rồi dùng chân đạp vỡ kính chắn phía trước trên đoạn đường của thị trấn Nông Cống, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa. Sau khi đạp vỡ kính xe, người phụ nữ trên tiếp tục mở cửa xe túm tóc và đánh một cô gái (được cho là nhân tình của chồng) ngồi trong chiếc xe khiến đoạn đường này khá mất trật tự, ảnh hưởng tới mọi người xung quanh. Cho tôi hỏi trong trường hợp này người vợ có bị phạt về tội gây rối trật tự công cộng không? Pháp luật hiện hành có quy định như thế nào đối với hành vi này? Người có án tích khi gây rối trật tự công cộng được hưởng án treo trong trường hợp nào?. Mong được Luật sư hỗ trợ giải đáp. Tôi xin cảm ơn.

Chào bạn! Để giải đáp những thắc mắc trên, mời quý bạn đọc cùng Luật Sư X tìm hiểu vấn đề trên qua bài viết “ Tội gây rối trật tự công cộng được hưởng án treo khi nào? ” sau đây.

Căn cứ pháp lý

Đánh ghen gây mất trật tự công cộng bị xử lý thế nào?

Hiện nay pháp luật không có chế tài xử phạt cụ thể với hành vi đánh ghen. Tuy nhiên, trường hợp đánh ghen gây rối trật tự công cộng, người này có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP.

Cụ thể:

– Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300 – 500.000 đồng đối với hành vi gây mất trật tự công cộng ở nơi biểu diễn nghệ thuật, nơi tổ chức các hoạt động văn hóa, thể dục thể thao, thương mại, trụ sở cơ quan, tổ chức, khu dân cư hoặc ở những nơi công cộng khác.

– Phạt tiền từ 01 – 02 triệu đồng với một trong các hành vi tổ chức, tham gia tụ tập nhiều người ở nơi công cộng gây mất trật tự công cộng;

– Phạt tiền từ 02 – 03 triệu đồng đối với hành vi:

+ Khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm, lăng mạ, bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của người khác.

+ Tổ chức, thuê, xúi giục, lôi kéo, dụ dỗ, kích động người khác cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác hoặc xâm phạm danh dự, nhân phẩm của người khác nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

– Phạt tiền từ 03 – 05 triệu đồng đối với hành vi:

+ Tổ chức thuê, xúi giục, lôi kéo, dụ dỗ hoặc kích động người khác gây rối, làm mất trật tự công cộn;

+ Mang theo trong người hoặc tàng trữ, cất giấu các loại vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ hoặc các loại công cụ, phương tiện khác có khả năng sát thương; đồ vật, phương tiện giao thông nhằm mục đích gây rối trật tự công cộng, cố ý gây thương tích cho người khác.

– Phạt tiền từ 05 – 08 triệu đồng đối với hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự…

Như vậy, người đánh ghen mà có một trong các hành vi nêu trên sẽ bị xử phạt hành chính với mức phạt tương ứng với hành vi vi phạm cụ thể.

Tội gây rối trật tự công cộng được hưởng án treo khi nào?
Tội gây rối trật tự công cộng được hưởng án treo khi nào?

Ngoài ra, người nào có hành vi đánh ghen gây rối trật tự công cộng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về Tội gây rối trật tự công cộng, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì  có thể bị xử lý hình sự về Tội gây rối trật tự công cộng với các khung hình phạt như sau:

– Khung 01: Phạt tiền từ 05 – 50 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng – 02 năm.

– Khung 02: Phạt tù từ 02 – 07 năm nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau:

+ Có tổ chức;

+ Dùng vũ khí, hung khí hoặc có hành vi phá phách;

+ Gây cản trở giao thông nghiêm trọng hoặc gây đình trệ hoạt động công cộng;

+ Xúi giục người khác gây rối;

+ Hành hung người can thiệp bảo vệ trật tự công cộng;

+ Tái phạm nguy hiểm.

Với hành vi đánh ghen bằng cách dùng những nời nói, cử chỉ xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác hay gây thương tích, thiệt hại về sức khỏe cho người khác, người vi phạm còn có thể bị xử lý hình sự về các tội sau:

– Tội làm nhục người khác với khung hình phạt tù cao nhất từ 02 – 05 năm.

– Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác với khung hình phạt tù cao nhất từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.

Tội gây rối trật tự công cộng có được hưởng án treo không?

Điều 65 Bộ luật dân sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 thì Án treo được quy định như sau:

“Điều 65 Án treo

1. Khi xử phạt tù không quá 03 năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, nếu xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù, thì Tòa án cho hưởng án treo và ấn định thời gian thử thách từ 01 năm đến 05 năm và thực hiện các nghĩa vụ trong thời gian thử thách theo quy định của Luật thi hành án hình sự.
2. Trong thời gian thử thách, Tòa án giao người được hưởng án treo cho cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc hoặc chính quyền địa phương nơi người đó cư trú để giám sát, giáo dục. Gia đình người bị kết án có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức, chính quyền địa phương trong việc giám sát, giáo dục người đó.
3. Tòa án có thể quyết định áp dụng đối với người được hưởng án treo hình phạt bổ sung nếu trong điều luật áp dụng có quy định hình phạt này.
4. Người được hưởng án treo đã chấp hành được một phần hai thời gian thử thách và có nhiều tiến bộ thì theo đề nghị của cơ quan, tổ chức có trách nhiệm giám sát, giáo dục, Tòa án có thể quyết định rút ngắn thời gian thử thách.

5. Trong thời gian thử thách, nếu người được hưởng án treo cố ý vi phạm nghĩa vụ theo quy định của Luật thi hành án hình sự 02 lần trở lên, thì Tòa án có thể quyết định buộc người đó phải chấp hành hình phạt tù của bản án đã cho hưởng án treo. Trường hợp thực hiện hành vi phạm tội mới thì Tòa án buộc người đó phải chấp hành hình phạt của bản án trước và tổng hợp với hình phạt của bản án mới theo quy định tại Điều 56 của Bộ luật này.”.

Người phạm tội gây rối trật tự công cộng có thể được Tòa án cho hưởng án treo nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện tại Điều 2 Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP và điểm a khoản 1 Điều 1 Nghị quyết 01/2022/NQ-HĐTP. Các điều kiện gồm:

  • Mức phạt tù của người phạm tội là ≤ 3 năm;
  • Người phạm tội có nhân thân tốt: Được hiểu là người mà ngoài lần phạm tội này, họ chấp hành chính sách, pháp luật và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của công dân ở nơi cư trú, nơi làm việc của họ;
  • Là người có từ 2 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trở lên, trong đó, ít nhất 01 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự thuộc khoản 1 Điều 51 của Bộ luật Hình sự 2015 và không có tình tiết tăng nặng quy định tại khoản 1 Điều 52 của Bộ luật Hình sự 2015
  • Hoặc có số tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự nhiều hơn số tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự từ 02 tình tiết trở lên, trong đó có ít nhất 01 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 Điều 51 của Bộ luật Hình sự 2015 khi vụ án có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự;
  • Người phạm tội phải có nơi cư trú rõ ràng hoặc nơi làm việc ổn định để cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giám sát, giáo dục: Là nơi cư trú, làm việc có địa chỉ cụ thể, rõ ràng được xác định theo quy định của pháp luật về cư trú hoặc hợp đồng lao động có thời hạn từ 1 năm trở lên;
  • Cơ quan có thẩm quyền xét thấy không cần phải bắt người phạm tội chấp hành hình phạt tù nếu họ có khả năng tự cải tạo và việc cho họ hưởng án treo không gây nguy hiểm cho xã hội, không ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

Khi đảm bảo toàn bộ 5 yêu cầu như trên thì người phạm tội có quyền yêu cầu cơ quan tiến hành tố tụng (Cơ quan Điều tra thuộc Công an nhân dân, Viện Kiểm sát, Tòa án có thẩm quyền) cho hưởng án treo thay hình phạt tù.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Tội gây rối trật tự công cộng được hưởng án treo khi nào?”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như:  điều kiện cấp phép bay flycam, tìm hiểu về hợp thức hóa lãnh sự tại Việt Nam, xin hợp pháp hóa lãnh sự ở Hà Nội, đăng ký giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm, mẫu đơn đăng ký kiểm dịch thực vật; dịch vụ công chứng tại nhà, mẫu giấy bãi nại tai nạn giao thông của chúng tôi… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp. 

Hãy liên hệ: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Người phạm tội bị xét xử trong cùng một lần về nhiều tội dưới 18 tuổi có được hưởng án treo tội gây rối trật tự công cộng không không?

Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP (được sửa đổi bởi Điều 1 Nghị quyết 01/2022/NQ-HĐTP) trong trường hợp này vẫn được hưởng án treo

Biểu hiện của hành vi gây rối trật tự công cộng ra sao?

Gây rối trật tự cộng biểu hiện qua các hành vi cụ thể như:
– Lời nói, cử chỉ thiếu văn hóa xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm người khác;
– Hành vi phá phách hoặc làm ô uế các công trình, thiết bị nơi công cộng;
– Hò hét, tạo tiếng động gây âm ĩ, đua xe máy trái phép;
– Tụ tập đánh nhau…
Các hành vi gây rối trật tự công cộng được thực hiện ở những địa điểm như rạp chiếu phim; rạp hát; sân vận động; công viên; đường phố,…

Xúi giục người khác đánh nhau tại nơi công cộng bị xử phạt như thế nào?

Theo Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, hành vi đánh nhau, lôi kéo đánh nhau gây rối trật tự công cộng, tùy tình tiết vụ việc sẽ áp dụng các mức phạt như sau:
– Phạt từ 2 triệu – 3 triệu đồng đối với hành vi tổ chức, thuê, xúi giục, lôi kéo, dụ dỗ, kích động người khác cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác hoặc xâm phạm danh dự, nhân phẩm của người khác nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự (điểm b khoản 3 Điều 7);
– Nặng hơn nếu thương tích trên 11% thì sẽ bị TCTNHS về tội có ý gây thương tích.

5/5 - (2 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm