Chào Luật sư, dạo gần đây khi coi tivi tôi có nghe về một loại bảo hiểm mới mang tên là bảo hiểm vi mô. Vậy Luật sư có thể cho tôi hỏi quy định về bảo hiểm vi mô tại Việt Nam như thế nào được không ạ? Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư rất nhiều vì đã trả lời câu hỏi của tôi.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Bảo hiểm vi mô là một loại bảo hiểm phổ biến trên thế giới, nhưng tại Việt Nam thì các thông tin về loại bảo hiểm này vô cùng ít. Chinh vì thế việc tìm hiểm loại bảo hiểm vi mô này vô cùng cần thiết. Vậy câu hỏi đặt ra là theo quy định của pháp luật thì quy định về bảo hiểm vi mô tại Việt Nam như thế nào?
Để có thể cung cấp cho bạn thông tin về quy định về bảo hiểm vi mô tại Việt Nam. LSX mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
Căn cứ pháp lý
- Nghị định số 21/2023/NĐ-CP
Bảo hiểm vi mô là gì?
Bảo hiểm vi mô là loại bảo hiểm mới xuất hiện tại Việt Nam và cũng được biết đến nhiều là một loại bảo hiểm tự nguyện và chưa nhiều rủi ro. Nên hiện nay tại Việt Nam rất ít người tham gia loại bảo hiểm vi mô này mà phần lớn người tham gia loại bảo hiểm này là những người có thu nhập cao.
Theo quy định tại Điều 4 Nghị định 21/2023/NĐ-CP quy định về sản phẩm bảo hiểm vi mô do doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài triển khai như sau:
– Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài triển khai sản phẩm bảo hiểm vi mô cần đáp ứng quy định tại Luật Kinh doanh bảo hiểm và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Kinh doanh bảo hiểm; Điều 3, Điều 4 và Điều 6 Nghị định này.
– Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ được cung cấp các sản phẩm bảo hiểm vi mô bảo vệ các rủi ro về tính mạng, sức khỏe có thời hạn không quá 05 năm.
– Doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài được cung cấp:
- Các sản phẩm bảo hiểm vi mô bảo vệ các rủi ro về tính mạng, sức khỏe có thời hạn từ 01 năm trở xuống;
- Các sản phẩm bảo hiểm vi mô bảo vệ các rủi ro về tài sản có thời hạn không quá 05 năm.
– Doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe được cung cấp:
- Các sản phẩm bảo hiểm vi mô bảo vệ các rủi ro về tính mạng có thời hạn từ 01 năm trở xuống;
- Các sản phẩm bảo hiểm vi mô bảo vệ các rủi ro về sức khỏe có thời hạn không quá 05 năm.
– Tên của sản phẩm bảo hiểm vi mô do doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài triển khai phải có thành tố “Sản phẩm bảo hiểm vi mô” để phân biệt với các sản phẩm bảo hiểm khác của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài.
Số tiền bảo hiểm và số phí bảo hiểm vi mô tại Việt Nam
Khi tham gia bảo hiểm vi mô một trong những điều người tham gia quan tâm nhất chính là việc khi tham gia bảo hiểm thì người dùng phải đóng số tiến bao nhiêu và khi được bồi thường bảo hiểm, người dùng sẽ được hưởng mức chi phí bao nhiêu.
Theo quy định tại Điều 3 Nghị định 21/2023/NĐ-CP quy định về số tiền bảo hiểm và số phí bảo hiểm tối đa của sản phẩm bảo hiểm vi mô như sau:
– Số tiền bảo hiểm của từng hợp đồng bảo hiểm của sản phẩm bảo hiểm vi mô bảo vệ các rủi ro về tính mạng và sức khỏe không vượt quá 05 lần thu nhập bình quân đầu người hàng năm của chuẩn hộ cận nghèo ở khu vực thành thị theo quy định của Chính phủ tại thời điểm triển khai sản phẩm.
– Số tiền bảo hiểm của từng hợp đồng bảo hiểm của sản phẩm bảo hiểm vi mô bảo vệ các rủi ro về tài sản không vượt quá giá trị thị trường của tài sản được bảo hiểm tại thời điểm tham gia bảo hiểm và không vượt quá 05 lần thu nhập bình quân đầu người hàng năm của chuẩn hộ cận nghèo ở khu vực thành thị theo quy định của Chính phủ tại thời điểm triển khai sản phẩm.
– Phí bảo hiểm năm của từng hợp đồng bảo hiểm của sản phẩm bảo hiểm vi mô không vượt quá 5% thu nhập bình quân đầu người hàng năm của chuẩn hộ cận nghèo ở khu vực thành thị theo quy định của Chính phủ tại thời điểm triển khai sản phẩm. Phí bảo hiểm phải tương ứng với quyền lợi bảo hiểm.
Quyền lợi khi tham gia bảo hiểm vi mô
Để biết được khi tham gia bảo hiểm vi mô người tham gia có được những quyền lợi nào thì bạn cần tìm hiểu về các quyền lợi của bản thân có được từ những lợi ít khi tham gia bảo hiểm. Để biết được các quyền lợi khi tham gia bảo hiểm vi mô bạn cần tham khảo quy định sau:
Theo quy định tại Điều 5 Nghị định 21/2023/NĐ-CP quy định về sản phẩm bảo hiểm vi mô do Tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô triển khai như sau:
Tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô chỉ được triển khai các sản phẩm bảo hiểm vi mô có thời hạn từ 01 năm trở xuống nhằm đáp ứng nhu cầu của thành viên. Sản phẩm bảo hiểm bao gồm một hoặc một số quyền lợi cụ thể như sau:
– Quyền lợi chăm sóc sức khỏe: hỗ trợ một phần hoặc toàn bộ chi phí nằm viện, phẫu thuật cho người được bảo hiểm khi người được bảo hiểm nằm viện hoặc phẫu thuật thuộc phạm vi bảo hiểm.
– Quyền lợi bảo hiểm tai nạn: chi trả số tiền bảo hiểm tương ứng với tỷ lệ thương tật do tai nạn của người được bảo hiểm theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm vi mô khi người được bảo hiểm bị thương tật do tai nạn thuộc phạm vi bảo hiểm.
– Quyền lợi bảo hiểm tử vong hoặc thương tật toàn bộ vĩnh viễn: chi trả cho người thụ hưởng số tiền bảo hiểm theo thoả thuận tại hợp đồng bảo hiểm vi mô khi người được bảo hiểm tử vong hoặc thương tật toàn bộ vĩnh viễn thuộc phạm vi bảo hiểm.
– Quyền lợi trợ cấp mai táng: chi trả thêm một khoản hỗ trợ mai táng theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm vi mô khi quyền lợi bảo hiểm tử vong được chi trả.
– Quyền lợi bảo hiểm tài sản: chi trả bồi thường bảo hiểm theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm vi mô khi tài sản được bảo hiểm bị thiệt hại do các nguyên nhân thuộc phạm vi bảo hiểm
Hồ sơ và trình tự đăng ký bảo hiểm vi mô
Để có thể nộp hồ sơ đăng ký tham gia bảo hiểm vi mô, bạn cần tìm hiểu trước về các loại giấy cần phải cung cấp đăng ký bảo hiểm vi mô tại Việt Nam. Hồ sơ và trình tự đăng ký bảo hiểm vi mô được quy định cụ thể tại Điều 6 Nghị định 21/2023/NĐ-CP.
Theo quy định tại Điều 6 Nghị định 21/2023/NĐ-CP quy định về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký phương pháp, cơ sở tính phí bảo hiểm của sản phẩm bảo hiểm vi mô như sau:
– Tổ chức cung cấp bảo hiểm vi mô phải đăng ký cơ sở và phương pháp tính phí bảo hiểm của các sản phẩm bảo hiểm vi mô trước khi triển khai.
– Tổ chức cung cấp bảo hiểm vi mô phải nộp Bộ Tài chính 01 bộ hồ sơ đăng ký cơ sở và phương pháp tính phí bảo hiểm bao gồm các tài liệu sau:
- Văn bản đề nghị đăng ký cơ sở và phương pháp tính phí bảo hiểm theo Mẫu số 06 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
- Bản tóm tắt các quyền lợi bảo hiểm và điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm của sản phẩm bảo hiểm dự kiến triển khai;
- Công thức, phương pháp, cơ sở tính phí bảo hiểm thuần, phí bảo hiểm gộp và tài liệu giải trình về cơ sở dùng để tính phí bảo hiểm của sản phẩm bảo hiểm vi mô dự kiến triển khai; nguyên tắc tăng, giảm phí bảo hiểm (nếu có). Các tài liệu này phải có xác nhận của Chuyên gia tính toán bảo hiểm vi mô.
– Trong thời hạn 14 ngày kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài chính có văn bản chấp thuận cơ sở và phương pháp tính phí bảo hiểm của tổ chức cung cấp bảo hiểm vi mô. Trường hợp từ chối chấp thuận, Bộ Tài chính có văn bản giải thích rõ lý do.
– Trường hợp thay đổi cơ sở và phương pháp tính phí bảo hiểm của sản phẩm bảo hiểm vi mô, tổ chức cung cấp bảo hiểm vi mô nộp Bộ Tài chính 01 bộ hồ sơ đề nghị chấp thuận sửa đổi, bổ sung cơ sở và phương pháp tính phí bảo hiểm bao gồm các tài liệu sau:
- Văn bản đề nghị sửa đổi, bổ sung cơ sở, phương pháp tính phí bảo hiểm theo Mẫu số 06 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
- Tài liệu giải trình các nội dung sửa đổi, bổ sung, có xác nhận của chuyên gia tính toán bảo hiểm vi mô.
– Trong thời hạn 14 ngày kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài chính có văn bản chấp thuận việc sửa đổi, bổ sung cơ sở và phương pháp tính phí của tổ chức cung cấp bảo hiểm vi mô. Trường hợp từ chối chấp thuận, Bộ Tài chính có văn bản giải thích rõ lý do.
Mời bạn xem thêm
- Hoãn thi hành án tử hình được thực hiện thế nào?
- Quy định chung về thủ tục công nhận và cho thi hành án tại Việt Nam
- Thi hành án phạt quản chế diễn ra theo trình tự nào chế theo pháp luật
Thông tin liên hệ LSX
Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Quy định về bảo hiểm vi mô tại Việt Nam“. Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến Đăng ký bảo hộ thương hiệu Bắc Giang cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsu
Câu hỏi thường gặp
– Trường hợp Giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô bị mất, bị hủy hoại, bị hư hỏng hoặc bị tiêu hủy dưới mọi hình thức, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô nộp Bộ Tài chính hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy phép thành lập và hoạt động theo quy định tại khoản 2 Điều này.
– Hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy phép thành lập và hoạt động bao gồm:
+ Đơn đề nghị cấp lại Giấy phép thành lập và hoạt động theo Mẫu số 03 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
+ Cam kết của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô về việc Giấy phép bị mất, bị hư hỏng, bị hủy hoại hoặc bị tiêu hủy và các tài liệu chứng minh (nếu có).
– Trong thời hạn 14 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài chính cấp lại Giấy phép thành lập và hoạt động. Trường hợp từ chối chấp thuận, Bộ Tài chính có văn bản giải thích rõ lý do.
– Trường hợp tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô có thành viên sáng lập là cá nhân quy định tại điểm a khoản 1 Điều 149 Luật Kinh doanh bảo hiểm, cơ cấu tổ chức của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô bao gồm:
+ Đại hội thành viên;
+ Hội đồng quản trị;
+ Tổng giám đốc (Giám đốc);
+ Ban kiểm soát hoặc Kiểm soát viên.
– Trường hợp tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô mà thành viên sáng lập là tổ chức đại diện thành viên quy định tại điểm b khoản 1 Điều 149 Luật Kinh doanh bảo hiểm, cơ cấu tổ chức của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô bao gồm:
+ Tổ chức đại diện thành viên;
+ Hội đồng quản trị;
+ Tổng giám đốc (Giám đốc);
+ Ban kiểm soát hoặc Kiểm soát viên.
Nội dung của hợp đồng bảo hiểm vi mô phải có tối thiểu các nội dung sau:
– Thành viên tham gia bảo hiểm vi mô, người thụ hưởng (nếu có).
– Đối tượng bảo hiểm.
– Số tiền bảo hiểm hoặc giá trị tài sản được bảo hiểm.
– Phạm vi hoặc quyền lợi bảo hiểm; quy tắc, điều kiện, điều khoản bảo hiểm.
– Thời hạn bảo hiểm, thời điểm có hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm.
– Mức phí bảo hiểm, phương thức, định kỳ đóng phí bảo hiểm.
– Phương thức bồi thường, trả tiền bảo hiểm.
– Quyền và nghĩa vụ của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô theo quy định pháp luật.
– Quyền và nghĩa vụ của thành viên tham gia bảo hiểm vi mô theo quy định pháp luật.