Trong thời đại phát triển mạnh của công nghệ số, việc mua bán trao đổi hàng hoá qua điện thoại, mạng xã hội đã dần trở lên phổ biến, quá trình trao đổi mua bán hàng hoá được diễn ra một cách đơn giản, thuận tiện hơn rất nhiều. Bên cạnh yếu tố về chất lượng hàng hoá, thời gian vận chuyển giao hàng thì yếu tố cước phí nhận được nhiều sự quan tâm hơn cả. Vậy quy định về cước phí vận chuyển là gì? Quy định về cách tính chi phí vận chuyển hiện nay như thế nào? Bài viết dưới đây của Luật sư X sẽ phân tích và tìm hiểu về vấn đề này. Hi vọng những thông tin mà luật sư chia sẻ sẽ mang lại nhiều điều hữu ích đến bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Phí vận chuyển là gì?
Trong quá trình vận chuyển hàng hóa, người mua hoặc người bán phải trả một khoản chi phí nhất định cho bên thực hiện quá trình vận chuyển hàng hóa. Khái niệm này đã trở nên quen thuộc hơn trong cuộc sống hằng ngày, mở rộng hơn đối với nhiều đối tượng khác nhau chứ không chỉ bó hẹp đối với những đối tượng trong ngành xuất nhập khẩu, doanh nghiệp,…
Ví dụ: T có địa chỉ ở thành phố V mua hàng của Q có địa chỉ ở thành phố X. Quá trình hàng hóa từ thành phố V đến thành phố X cần phải trả một khoản phí nhất định cho dịch vụ vận chuyển, khoản phí đó gọi là phí vận chuyển hàng hóa.
Cước phí vận chuyển hàng hóa hiện nay phụ thuộc rất nhiều yếu tố của từng nơi và có thể phát sinh thêm nhiều phí khác như phí VAT, phụ xăng, phí ship hàng,… theo quy định của mỗi nơi cung cấp dịch vụ. Chi phí vận chuyển góp phần xây dựng thêm chất lượng, độ uy tín và tính an toàn trong vận chuyển hàng hóa. Thông thường, mỗi công ty, đơn vị vận tải sẽ có những phương thức, công thức tính toán cước phí vận chuyển riêng. Chở hàng lên vùng núi địa hình hiểm trở, khó di chuyển sẽ tốn nhiều tiền hơn khi chỉ đi ở đồng bằng; hay chuyển hàng bằng máy bay cũng sẽ đắt hơn nhiều so với đường bộ;… Tuy nhiên, dù cao hay thấp, đắt hay rẻ thì tất cả các cách tính này đều cần phải phù hợp với các quy định của Pháp luật hiện hành.
Quy định về cách tính chi phí vận chuyển
Giá cước vận chuyển hàng hóa đã được chính phủ quy định rõ ràng mà bất cứ công ty vận tải hoặc nhà xe nào cũng phải tuân theo.
Quy định về giá cước vận chuyển hàng hóa tại Việt Nam dựa trên 2 yếu tố là khối lượng hàng hóa và phương thức vận chuyển hàng. Đơn vị tính cước là T.Km.
Theo đó:
+ Khối lượng hàng hóa tính cước là trọng lượng vận chuyển bao bì tính theo tấn (T)
+ Khoảng cách tính cước vận chuyển là khoảng cách thực tế có hàng. Thông thường, khoảng cách tối thiểu là 1km.(Đơn vị tính: km)
Vận chuyển hàng hóa đóng một vai trò trọng yếu của các khâu phân phối và lưu thông hàng hóa. Nếu coi toàn bộ nền kinh tế là một cơ thể sống, trong đó hệ thống giao thông là các huyết mạch thì vận chuyển hàng hóa là quá trình đưa các chất dinh dưỡng đến nuôi các tế bào của cơ thể sống đó.
Các phương thức vận chuyển hàng hóa hiện nay
Các phương thức vận chuyển hàng hóa thông dụng nhất hiện nay
Khi muốn vận chuyển hàng hóa bắc nam bạn có thể thử bằng nhiều con đường khác nhau như đường bộ, đường thủy, đường sắt và đường hàng không.
Vận tải đường bộ: Hàng hóa được vận chuyển chủ yếu bằng xe khách, xe tải rất linh hoạt mà giá cả lại phải chăng nên được rất nhiều khách hàng lựa chọn.
Vận tải đường thủy: Tuy không được linh hoạt như phương thức vận chuyển đường bộ nhưng cách vận chuyển này cũng được nhiều người lựa chọn vì giá rẻ và vận chuyển được khối lượng hàng lớn đi xa như xuất khẩu hoặc vận chuyển Bắc Nam.
Vận tải đường sắt: Không được linh hoạt và thời gian vận chuyển hàng hóa lâu chính là điểm trừ khiến cho phương thức vận chuyển hàng hóa này ngày càng có ít người lựa chọn.
Vận tải hàng hóa đường hàng không: Đây là phương thức vận chuyển hàng hóa nhanh nhất hiện nay nhưng khối lượng hàng vận chuyển bị hạn chế và giá thành cao.
Cách tính cước vận chuyển theo phương thức vận chuyển
Tương ứng với 4 phương thức vận chuyển hàng hóa được liệt kê ở trên, cách tính chi phí vận chuyển hàng hóa cũng có sự khác biệt đáng kể.
Cách tính cước vận chuyển đường bộ:
Như đã nói ở trên, quy định về cách tính cước phí vận chuyển hàng hóa dựa trên 2 yếu tố. Áp dụng vào đó có thể có cách tính cước vận chuyển đường bộ như sau:
Cách tính cước vận chuyển đường bộ = Khối lượng hàng hóa X Đơn giá của từng vùng trả hàng so với nơi gửi hàng
Trong đó, khối lượng hàng hóa được tính bằng:
– Tính khối lượng thực cho các hàng hóa nhẹ cân (tức là công ty vận chuyển sẽ tiến hành cân hàng hóa đó)
– Tính khối lượng quy đổi cho các hàng hóa nặng, cồng kềnh (áp dụng công thức: (Dài x Rộng x Cao)/5000)
Vận chuyển hàng hóa bằng ô tô nhanh và rất tiện lợi
Với công thức này thì cách tính cước vận chuyển hàng hóa bằng ô tô sẽ trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.
Cách tính cước phí vận chuyển đường biển:
Cách tính cước phí vận chuyển đường biển không cố định mà phải căn cứ vào khoảng cách, trọng lượng, hãng tàu, Forwarder (trung gian vận chuyển). Các doanh nghiệp có thể tính chi phí vận chuyển hàng hóa đường biển bằng cách dưới đây.
Đơn vị tính cước vận chuyển đường biển được áp dụng theo 2 phương thức:
- Tính theo trọng lượng thực tế của hàng hóa vận chuyển (số kilogram)
- Tính chi phí vận chuyển hàng hóa theo thể tích của hàng hóa (Cbm : cubic meter hay còn gọi là mét khối): Dựa vào công thức (Dài x Rộng x Cao)
Sau đó áp dụng theo quy chuẩn quốc tế sẽ có được cách tính cước phí vận chuyển đường biển như sau:
- 1 tấn < 3 CBM: hàng hóa nặng, cách tính áp dụng theo bảng giá KGS
- 1 tấn >= 3 CBM: hàng hóa nhẹ, cách tính áp dụng theo bảng giá CBM
Chi phí vận chuyển hàng hóa đường biển rẻ
Bảng giá cước vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không
Bảng giá cước vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không được quy định một cách thống nhất tại các biểu cước.
Được thể hiện một cách chi tiết trong những quy định, quy quy tắc riêng về cách thức tính cước và phát hành biểu cước hàng không TACT của Hiệp hội vận tải hàng không Quốc tế IATA
Cước vận chuyển hàng không = Đơn giá cước x Khối lượng hàng hóa
Lưu ý khi tính cước vận chuyển đường hàng không sẽ có sự so sánh giữa hai đơn vị đó là KGS và CBM, và toàn bộ được quy về theo KGS.
- Trọng lượng: Cân nặng thực tế của đơn hàng (ĐVT: KGS)
- Khối lượng: Cân nặng của đơn hàng sau khi quy đổi từ thể tích (công thức: (dài x rộng x cao)/5000 – ĐVT: KGS)
- Nếu trọng lượng > khối lượng: Tính cước vận chuyển theo đơn giá KGS
- Nếu trọng lượng < khối lượng: Tính cước vận chuyển theo đơn giá CBM
Chi phí để vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không khá cao.
Giá cước vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt
Riêng cách tính giá cước vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt đã được quy định cụ thể tại thông tư 83/2014 – Bộ GTVT.
- Hàng hóa lẻ tính theo trọng lượng thực tế, tối thiểu là 20 kg. Còn nếu trên 20 kg thì phần lẻ dưới 5kg được quy tròn là 5kg.
- Hàng nguyên toa sẽ tính theo trọng tải kỹ thuật cho phép của tàu.
Nếu trong toa có nhiều hàng hóa với mức cước khác nhau người thuê vận tải sau khi tính riêng từng mặt hàng sẽ đưa ra tổng trọng lượng của hàng hóa. Không được thiếu mặt hàng nào để tránh bị tính mức phí cao nhất.
Giá cước vận chuyển hàng hoá theo khối lượng
Cho dù là vận chuyển loại hàng hóa nào đi chăng nữa thì vẫn phải dựa trên 2 yếu tố để tính cước là khối lượng hàng hóa và khoảng cách.
Tùy theo khối lượng của hàng hóa mà cách tính chi phí vận chuyển hàng hóa cũng khác nhau.
Cước phí vận chuyển hàng hóa nhẹ
Vì đây chỉ là những hàng hóa như thư từ, quà lưu niệm, giấy tờ,… nên sẽ tính theo trọng lượng khi cân trực tiếp trên cân của dịch vụ vận chuyển.
Cước phí vận chuyển hàng hóa nhẹ = Trọng lượng thực (Đơn vị: gam) x Đơn giá.
Giá cước vận chuyển hàng hóa nặng cồng kềnh
Cách tính giá cước khi vận chuyển hàng hóa cồng kềnh là:
Giá cước vận chuyển hàng hóa nặng cồng kềnh = Trọng lượng quy đổi của hàng hóa (Đơn vị tính: kg) x Đơn giá
Trong đó, Hiệp hội giao nhận quốc tế IATA đã đưa ra công thức tính trọng lượng quy đổi như sau:
Trọng lượng quy đổi của hàng hóa= (Dài x Rộng x Cao)/Mẫu số tương ứng với từng loại dịch vụ (ĐVT: kg)
Tùy theo dịch vụ giao hàng (giao hàng thường hay là hỏa tốc) thì mẫu số tương ứng sẽ khác nhau.
Cách tính cước vận chuyển hàng hóa siêu trường, siêu trọng
Khi vận chuyển hàng hóa siêu trường, siêu trọng cần đặc biệt cẩn thận
Những hàng hóa siêu trường, siêu trọng thường sẽ có trọng lượng lên đến hơn 1 tấn. Nhưng cách tính cước vận chuyển vẫn tương tự như với hàng hóa nặng cồng kềnh là:
Cước vận chuyển hàng hóa siêu trường, siêu trọng = Trọng lượng quy đổi (Đơn vị kg) x Đơn giá
Tuy nhiên đối với hàng container thì lại có cách tính khác vì phải bao gồm chi phí bến cảng, loại container đặc thù… Cụ thể là:
– Cước tính chung cho mọi mặt hàng sẽ tính hết tất cả chi phí trong quãng đường đi rồi chia đều cho mỗi container.
– Cước tính cho loại mặt hàng sẽ dựa vào nhu cầu sử dụng container trung bình đối với loại hàng đó.
– Cước tính cho hàng nhỏ lẻ thì như đối với hàng hóa vận chuyển đường bộ thông thường.
Giải pháp để giảm chi phí vận chuyển cho doanh nghiệp
Bạn đọc có thể tham khảo những giải pháp sau:
– Làm việc với nhiều hãng vận chuyển
– Sử dụng bao bì đóng gói của hãng vận chuyển
– Cân nhắc hãng vận chuyển địa phương
– Ký hợp đồng thường niên với hãng vận chuyển
– Tính toán tất cả các chi phí vận chuyển trước khi thanh toán
– Đặt nhà kho ở gần khách hàng
Mời bạn xem thêm
- Hướng dẫn trích lục khai sinh online nhanh chóng năm 2022
- Dịch vụ trích lục giấy khai sinh nhanh chóng nhất 2022
- Thủ tục đề nghị cấp bản sao trích lục hộ tịch mới
Thông tin liên hệ:
Vấn đề “Mẫu đơn xin chuyển đổi cây trồng mới năm 2023” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư X luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là Đăng ký bản quyền Tp Hồ Chí Minh, vui lòng liên hệ đến hotline 0833102102 Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.
Câu hỏi thường gặp:
Trường hợp các bên không có thỏa thuận hoặc thỏa thuận không rõ ràng thì chi phí vận chuyển và chi phí liên quan đến việc chuyển quyền sở hữu được xác định theo chi phí đã được công bố, quy định của cơ quan có thẩm quyền hoặc theo tiêu chuẩn ngành nghề.
Theo quy định tại Điều 530 Bộ luật dân sự năm 2015 về Hợp đồng vận chuyển tài sản như sau:
“Hợp đồng vận chuyển tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên vận chuyển có nghĩa vụ chuyển tài sản đến địa điểm đã định theo thỏa thuận và giao tài sản đó cho người có quyền nhận, bên thuê vận chuyển có nghĩa vụ trả cước phí vận chuyển.
Theo quy định mức cước phí vận chuyển do các bên thỏa thuận; nếu pháp luật có quy định về mức cước phí vận chuyển đối với loại hàng hoá đó thì áp dụng quy định mức cước phí của pháp luật. Theo nguyên tắc chung, bên thuê vận chuyển phải thanh toán đủ cước phí vận chuyển khi tài sản đã được chuyển lên phương tiện, trừ trường hợp các bên trong họp đồng có thỏa thuận khác.