Xin chào luật sư. Tôi nghe nói trong một số trường hợp việc góp vốn bằng quyền sử dụng đất sẽ bị chấm dứt. Vậy khi nào thì chấm dứt việc góp vốn bằng quyền sử dụng đất? Thủ tục xoá đăng ký góp vốn bằng quyền sử dụng đất thực hiện như thế nào? Khi việc góp vốn chấm dứt thì người góp vốn có được nhận lại quyền sử dụng đất không? Mong luật sư giải đáp giúp tôi.
Bất động sản, quyền sử dụng đất là những tài sản có giá trị lớn thường được các cá nhân, tổ chức sử dụng để góp vốn vào các công ty. Sau khi việc góp vốn được hoàn thành, qua qua trình kinh doanh xảy ra một số vấn đề khiến cho việc góp vốn này bị chấm dứt. Vậy ngoài trường hợp quyền sử dụng đất đó bị mất đi thì còn trường hợp nào dẫn đến thì chấm dứt việc góp vốn bằng quyền sử dụng đất. Quyền sử dụng đất đó sau khi chấm dứt việc góp vốn sẽ bị xử lý ra sao? Để làm rõ vấn đề này, Luật sư X xin giới thiệu bài viết “Chấm dứt góp vốn bằng quyền sử dụng đất”. Mời bạn đọc cùng tham khảo.
Căn cứ pháp lý
Quy định về việc góp vốn vào công ty bằng quyền sử dụng đất
Dùng quyền sử dụng đất để góp vốn vào công ty được không?
Căn cứ khoản 1 Điều 34 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về tài sản góp vốn như sau:
“1. Tài sản góp vốn là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam.
2. Chỉ cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu hợp pháp hoặc có quyền sử dụng hợp pháp đối với tài sản quy định tại khoản 1 Điều này mới có quyền sử dụng tài sản đó để góp vốn theo quy định của pháp luật.”
Căn cứ vào quy định ở trên thì quyền sử dụng đất là một trong các tài sản được các thành viên đem góp vốn vào doanh nghiệp. Vì vậy phần vốn góp tại doanh nghiệp là quyền sử dụng đất là phù hợp với quy định pháp luật. Tuy nhiên kèm theo đó thì quyền sử dụng đất dem góp vốn phải thuộc quyền sở hữu hợp pháp của chủ thể đem góp vốn.
Vì vậy khi góp vốn bằng đất thì người góp vốn phải chứng minh quyền sở hữu của mình với đất đó, thông qua các giấy tờ như giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; văn bản thừa ké thể hiện phần được thừa kế là quyền sử dụng đất;….
Tài sản đem góp vốn phải được chuyển quyền sở hữu sang cho doanh nghiệp
Căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 35 Luật Doanh nghiệp 2020, việc chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn như sau:
“1. Thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh và cổ đông công ty cổ phần phải chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn cho công ty theo quy định sau đây:
a) Đối với tài sản có đăng ký quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng đất thì người góp vốn phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản đó hoặc quyền sử dụng đất cho công ty theo quy định của pháp luật. Việc chuyển quyền sở hữu, chuyển quyền sử dụng đất đối với tài sản góp vốn không phải chịu lệ phí trước bạ,
b) Đối với tài sản không đăng ký quyền sở hữu, việc góp vốn phải được thực hiện bằng việc giao nhận tài sản góp vốn có xác nhận bằng biên bản, trừ trường hợp được thực hiện thông qua tài khoản.
2. Biên bản giao nhận tài sản góp vốn phải bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty;
b) Họ, tên, địa chỉ liên lạc, số giấy tờ pháp lý của cá nhân, số giấy tờ pháp lý của tổ chức của người góp vốn;
c) Loại tài sản và số đơn vị tài sản góp vốn; tổng giá trị tài sản góp vốn và tỷ lệ của tổng giá trị tài sản đó trong vốn điều lệ của công ty;
d) Ngày giao nhận; chữ ký của người góp vốn hoặc người đại diện theo ủy quyền của người góp vốn và người đại diện theo pháp luật của công ty.
3. Việc góp vốn chỉ được coi là thanh toán xong khi quyền sở hữu hợp pháp đối với tài sản góp vốn đã chuyển sang công ty.
4. Tài sản được sử dụng vào hoạt động kinh doanh của chủ doanh nghiệp tư nhân không phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu cho doanh nghiệp.
5. Việc thanh toán đối với mọi hoạt động mua, bán, chuyển nhượng cổ phần và phần vốn góp, nhận cổ tức và chuyển lợi nhuận ra nước ngoài của nhà đầu tư nước ngoài đều phải được thực hiện thông qua tài khoản theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối, trừ trường hợp thanh toán bằng tài sản và hình thức khác không bằng tiền mặt.”
Theo quy định trên thì khi một cá nhân mang quyền sử dụng đất đi góp vốn thì quyền sử dụng đất đã được chuyển nhượng cho pháp nhân là công ty, thành viên góp vốn sẽ không còn quyền định đoạt với tài sản góp vốn này nữa.
Như vậy, sau khi việc chuyển nhượng tài sản góp vốn thành công thì đương nhiên thành viên góp vốn đó không còn quyền sở hữu với tài sản góp vốn đó nữa.
Chấm dứt góp vốn bằng quyền sử dụng đất trong công ty
Chấm dứt việc góp vốn hay nói cách khác là không còn quyền và nghĩa vụ gì liên quan đến công ty đó nữa. Theo quy định pháp luật thì ngoài thoả thuận chấm dứt góp vốn của các bên thì trong một số trường hợp việc góp vốn bằng quyền sử dụng đất cũng sẽ chấm dứt.
Những trường hợp chấm dứt góp vốn bằng quyền sử dụng đất
Theo Khoản 3 Điều 80 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định việc góp vốn bằng quyền sử dụng đất chấm dứt trong các trường hợp sau đây:
a) Hết thời hạn góp vốn bằng quyền sử dụng đất;
b) Một bên hoặc các bên đề nghị theo thỏa thuận trong hợp đồng góp vốn;
c) Bị thu hồi đất theo quy định của Luật Đất đai;
d) Bên góp vốn bằng quyền sử dụng đất trong hợp đồng hợp tác kinh doanh hoặc doanh nghiệp liên doanh bị tuyên bố phá sản, giải thể;
đ) Cá nhân tham gia hợp đồng góp vốn chết; bị tuyên bố là đã chết; bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự; bị cấm hoạt động trong lĩnh vực họp tác kinh doanh mà hợp đồng góp vốn phải do cá nhân đó thực hiện;
e) Pháp nhân tham gia hợp đồng góp vốn bị chấm dứt hoạt động mà hợp đồng góp vốn phải do pháp nhân đó thực hiện.
Xử lý quyền sử dụng đất khi chấm dứt việc góp vốn
Sau khi xảy ra việc chấm dứt góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất được góp vốn sẽ bị xử lý. Căn cứ theo Khoản 3 Điều 80 Nghị định 43/2014/NĐ-CP sửa đổi bởi Khoản 52 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP quy định, việc xử lý quyền sử dụng đất khi chấm dứt việc góp vốn được thực hiện như sau:
– Trường hợp hết thời hạn góp vốn hoặc do thỏa thuận của các bên về chấm dứt việc góp vốn thì bên góp vốn bằng quyền sử dụng đất được tiếp tục sử dụng đất đó trong thời hạn còn lại.
Trường hợp người sử dụng đất góp vốn bằng quyền sử dụng đất và sau đó nhà đầu tư làm thủ tục đăng ký hoặc xin phép chuyển mục đích sử dụng đất thì khi hết thời hạn góp vốn, quyền và nghĩa vụ có liên quan giữa bên góp vốn và bên nhận góp vốn thực hiện theo thỏa thuận của các bên theo quy định của pháp luật; trường hợp thời hạn sử dụng đất đã hết và bên góp vốn bằng quyền sử dụng đất không còn nhu cầu tiếp tục sử dụng thì Nhà nước thu hồi đất.
– Trường hợp chấm dứt việc góp vốn theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền do vi phạm pháp luật về đất đai thì Nhà nước thu hồi đất đó;
– Trường hợp bên nhận góp vốn hoặc bên góp vốn bằng quyền sử dụng đất là tổ chức bị phá sản thì quyền sử dụng đất đã góp vốn được xử lý theo quyết định tuyên bố phá sản của Tòa án nhân dân.
Người nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất theo quyết định của Tòa án nhân dân thì được tiếp tục sử dụng đất đúng mục đích đã được xác định trong thời hạn sử dụng đất còn lại và được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Trường hợp không có người nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất thì Nhà nước thu hồi đất và tài sản đó;
– Trường hợp cá nhân tham gia hợp đồng góp vốn chết thì quyền sử dụng đất đã góp vốn được để thừa kế theo quy định của pháp luật về dân sự;
– Trường hợp cá nhân tham gia hợp đồng góp vốn bị tuyên bố là đã chết, đã chết hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự thì được giải quyết theo quy định của pháp luật về dân sự;
– Trường hợp doanh nghiệp liên doanh giải thể hoặc bên góp vốn bằng quyền sử dụng đất là tổ chức giải thể thì quyền sử dụng đất đã góp vốn được xử lý theo thỏa thuận giữa các bên phù hợp với quy định của Luật Đất đai và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Xoá đăng ký góp vốn bằng quyền sử dụng đất như thế nào?
Khi góp vốn bằng quyền sử dụng đất thì người góp vốn phải sang tên quyền sử dụng đất cho công ty. Khi việc góp vốn bị chấm dứt theo quy định thì một trong các bên của hợp đồng góp vốn thực hiện thủ tục xóa đăng ký góp vốn quyền sử dụng đất. Theo đó:
Hồ sơ xóa đăng ký góp vốn quyền sử dụng đất
Theo khoản 3 Điều 9 Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT; được sửa đổi bởi Khoản 1 Điều 2 Thông tư 09/2021/TT-BTNMT; bổ sung bởi Khoản 6 Điều 7 Thông tư 33/2017/TT-BTNM; một trong các bên hoặc các bên ký hợp đồng góp vốn quyền sử dụng đất nộp 01 bộ hồ sơ xóa đăng ký góp vốn quyền sử dụng đất tại văn phòng đăng ký đất đai. Thành phần hồ sơ bao gồm:
– Văn bản thanh lý hợp đồng góp vốn bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất hoặc hợp đồng góp vốn bằng quyền sử dụng đất có xác nhận đã được thanh lý hợp đồng.
– Bản gốc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất.
Trình tự thực hiện việc xóa đăng ký góp vốn bằng quyền sử dụng đất
Việc xóa đăng ký góp vốn quyền sử dụng đất được thực hiện theo quy định tại Điều 80 Nghị định 43/2014/NĐ-CP. Cụ thể:
– Một trong các bên hoặc các bên ký hợp đồng thuê, thuê lại, hợp đồng góp vốn quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất nộp hồ sơ tại văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất tỉnh.
– Cơ quan tiếp nhận hồ sơ ghi đầy đủ thông tin vào sổ tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả, trao phiếu tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả cho người nộp hồ sơ.
– Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, nếu phù hợp quy định của pháp luật thì thực hiện các công việc sau:
+ Xác nhận việc xóa cho thuê, cho thuê lại, xóa góp vốn vào giấy chứng nhận và trao cho bên cho thuê, cho thuê lại, bên góp vốn. Trường hợp cho thuê, cho thuê lại đất trong khu công nghiệp và trường hợp góp vốn quyền sử dụng đất mà đã cấp Giấy chứng nhận cho bên thuê, thuê lại đất, bên nhận góp vốn thì thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp; bên nhận góp vốn được cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
+ Trường hợp thời hạn sử dụng đất kết thúc cùng với thời điểm xóa cho thuê, cho thuê lại đất, xóa góp vốn bằng quyền sử dụng đất mà người sử dụng đất không có nhu cầu tiếp tục sử dụng đất hoặc không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền gia hạn sử dụng đất thì thu hồi giấy chứng nhận đã cấp.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn về “Chấm dứt góp vốn bằng quyền sử dụng đất”. Mong rằng các kiến thức trên có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sồng hằng ngày. Hãy theo dõi chúng tôi để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích. Và nếu quý khách đang nhu cầu gia hạn thời gian sử dụng đất nông nghiệp, chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất ở hoặc thực hiện các giao dịch liên quan đến đất đai như mua bán quyền sử dụng đất, mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Mời bạn xem thêm
- Tài sản góp vốn sẽ được định giá thế nào theo quy định?
- Giấy xác nhận nợ có được coi là tài sản góp vốn cho công ty?
- Thủ tục góp vốn vào công ty cổ phần theo Luật Doanh nghiệp 2020
Câu hỏi thường gặp
Theo Luật doanh nghiệp 202 quy định:
Đối với Công ty TNHH hai thành viên trở lên được quy định tại khoản 2 Điều 48: Thực hiện góp vốn thành lập công ty và cấp giấy chứng nhận phần vốn góp: “Thành viên phải góp vốn phần vốn góp cho công ty đủ và đúng loại tài sản như đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp”;
Đối với Công ty TNHH một thành viên được quy định tại khoản 2 Điều 74: Thực hiện góp vốn thành lập công ty: “Chủ sở hữu phải góp đủ và đúng loại tài sản như đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp”.
Do đó nếu trong thời hạn trên mà cá nhân, tổ chức không thực hiện hoặc thực hiện không đủ về góp vốn bằng quyền sử dụng đất thì được coi là hết thời hạn góp vốn.
Theo Khoản 3 Điều 80 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định thì chỉ với trường hợp sau, cá nhân, tổ chức góp vốn mới có quyền với quyền sử dụng đất sau khi bị chấm dứt việc góp vốn:
” Trường hợp hết thời hạn góp vốn hoặc do thỏa thuận của các bên về chấm dứt việc góp vốn thì bên góp vốn bằng quyền sử dụng đất được tiếp tục sử dụng đất đó trong thời hạn còn lại.”
Trong trường hợp này, thời han góp vốn đã hết nên được nhiên quyền sử dụng đất đó trở lại thuộc sở hữu của người góp vốn.
Khoản 1 Điều 64 Luật Đất đai năm 2013 quy định các trường hợp thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai bao gồm:
a) Sử dụng đất không đúng mục đích đã được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất và đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi sử dụng đất không đúng mục đích mà tiếp tục vỉ phạm;
b) Người sử dụng đất cố ý hủy hoại đất;
c) Đất được giao, cho thuê không đúng đối tượng hoặc không đúng thẩm quyền;
d) Đất không được chuyển nhượng, tặng cho theo quy định của Luật này mà nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho;
đ) Đất được Nhà nước giao để quản lý mà để bị lấn, chiếm;
e) Đất không được chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của Luật này mà người sử dụng đất do thiếu trách nhiệm để bị lấn, chiếm;
g) Người sử dụng đất không thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà không chấp hành;
Do đó khi đất bị thu đồi theo quyết định của nhà nước trong các trường hợp trên thì việc góp vốn sẽ chấm dứt.