Quy định về chứng chỉ ngoại ngữ với giáo viên

bởi Luật Sư X

Hiện nay, do nhu cầu và sự phát triển của xã hội, chứng chỉ ngoại ngữ là yêu cầu cần thiết và quan trọng với mọi đối tượng trong xã hội. Giáo viên các cấp trong trường công lập cũng cần có chứng chỉ ngoại ngữ đạt chuẩn. Vậy, giáo viên cần có chứng chỉ ngoại ngữ cấp nào để có thể tham gia công tác giảng dạy, hãy cũng Luật sư X tìm hiểu.

Căn cứ pháp lý

  • Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT
  • Thông tư liên tịch số 21/2015/TT-BGDĐT –BNV
  • Thông tư liên tịch số 22/2015/TT-BGDĐT –BNV
  • Thông tư liên tịch số 23/2015/TT-BGDĐT –BNV

Nội dung tư vấn

1. Chứng chỉ ngoại ngữ là gì?

Chứng chỉ ngoại ngữ là chứng chỉ chứng nhận trình độ ngoại ngữ của cá nhân theo quy chuẩn nhất định, được cơ quan có thẩm quyền cấp phép và có hiệu lực

Ngày 24 tháng 01 năm 2014, Bộ giáo dục và đào tạo đã ban hành Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT  khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam, áp dụng cho các chương trình đào tạo ngoại ngữ, các cơ sở đào tạo ngoại ngữ và người học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân.

A1, A2, B1, B2, C1, C2 tương ứng 6 cấp độ năng lực ngôn ngữ của Khung tham chiếu chung châu Âu (CEFR) với A1 là cấp thấp nhất (cấp độ 1), C2 là cấp cao nhất (cấp độ 6). Sự tương thích giữa Khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam và Khung tham chiếu chung châu Âu cụ thể như sau:

KNLNNVN (6 bậc)

CEFR (Khung tham chiếu Châu Âu)

SƠ CẤP

Bậc 1

A1

Bậc 2

A2

TRUNG CẤP

Bậc 3

B1

Bậc 4

B2

CAO CẤP

Bậc 5

C1

Bậc 6

C2

2. Chứng chỉ ngoại ngữ ở đâu cấp thì được công nhận?

Hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận 10 cơ sở giáo dục đào tạo được tham gia rà soát năng lực ngoại ngữ giáo viên tiếng Anh và được cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam, danh sách như sau:

  • Tại miền Bắc:

Trường Đại học Ngoại ngữ – Đại học Quốc gia Hà Nội

Trường Đại học Hà Nội

Đại học Thái Nguyên

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

  • Tại miền Trung

Trường Đại học Ngoại ngữ – Đại học Huế

Trường Đại học Ngoại ngữ – Đại học Đà Nẵng

Trường Đại học Vinh

  • Tại miền Nam

Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh

Trung tâm SEAMEO RETRAC (Trung tâm đào tạo khu vực của Tổ chức Bộ trưởng Giáo dục các nước Đông Nam Á)

Trường Đại học Cần Thơ

3. Tiêu chuẩn về trình độ ngoại ngữ đối với giáo viên các cấp

a, Đối với giáo viên tham gia giảng dạy cấp Tiểu học

Theo Thông tư liên tịch số 21/2015/TT-BGDĐT –BNV của Bộ giáo dục và đào tạo và Bộ nội vụ cấp ngày 16 tháng 9 năm 2015 quy định về mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học công lập, trình độ ngoại ngữ của giáo viên cấp Tiểu học cần yêu cầu như sau:

Hạng giáo viên

Vị trí giảng dạy

Yêu cầu về trình độ ngoại ngữ

Giáo viên tiểu học hạng II

Giáo viên không dạy ngoại ngữ

A2 (bậc 2) hoặc Chứng chỉ tiếng dân tộc đối với những vị trí việc làm yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc

Giáo viên dạy ngoại ngữ

A2 đối với ngoại ngữ thứ 2

Giáo viên tiểu học hạng III

Giáo viên không dạy ngoại ngữ

A2 (bậc 2) hoặc Chứng chỉ tiếng dân tộc đối với những vị trí việc làm yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc

Giáo viên dạy ngoại ngữ

A2 đối với ngoại ngữ thứ 2

Giáo viên tiểu học hạng IV

Giáo viên không dạy ngoại ngữ

A1 (bậc 1) hoặc Chứng chỉ tiếng dân tộc đối với những vị trí việc làm yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc

Giáo viên dạy ngoại ngữ

A1 đối với ngoại ngữ thứ 2

b, Đối với giáo viên tham gia giảng dạy cấp Trung học cơ sở

Theo Thông tư liên tịch số 22/2015/TT-BGDĐT –BNV của Bộ giáo dục và đào tạo và Bộ nội vụ cấp ngày 16 tháng 9 năm 2015 quy định về mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở công lập, trình độ ngoại ngữ của giáo viên cấp Trung học cơ sở cần yêu cầu như sau:

Hạng giáo viên

Vị trí giảng dạy

Yêu cầu về trình độ ngoại ngữ

Giáo viên THCS hạng I

Giáo viên không dạy ngoại ngữ

B1 (Bậc 3) hoặc Chứng chỉ tiếng dân tộc đối với những vị trí việc làm yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc

Giáo viên dạy ngoại ngữ

B1 đối với ngoại ngữ thứ 2

Giáo viên THCS hạng II

Giáo viên không dạy ngoại ngữ

A2 (Bậc 2) hoặc Chứng chỉ tiếng dân tộc đối với những vị trí việc làm yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc

Giáo viên dạy ngoại ngữ

A2 đối với ngoại ngữ thứ 2

Giáo viên THCS hạng III

Giáo viên không dạy ngoại ngữ

A1 (Bậc 1) hoặc Chứng chỉ tiếng dân tộc đối với những vị trí việc làm yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc

Giáo viên dạy ngoại ngữ

A1 đối với ngoại ngữ thứ 2

c, Đối với giáo viên tham gia giảng dạy cấp Trung học phổ thông

Theo Thông tư liên tịch số 23/2015/TT-BGDĐT –BNV của Bộ giáo dục và đào tạo và Bộ nội vụ cấp ngày 16 tháng 9 năm 2015 quy định về mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông công lập, trình độ ngoại ngữ của giáo viên cấp Trung học phổ thông cần yêu cầu như sau:

Hạng giáo viên

Vị trí giảng dạy

Yêu cầu về trình độ ngoại ngữ

Giáo viên THPT hạng I

Giáo viên không dạy ngoại ngữ

B1 (Bậc 3) hoặc Chứng chỉ tiếng dân tộc đối với những vị trí việc làm yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc

Giáo viên dạy ngoại ngữ

B1 (Bậc 3) đối với ngoại ngữ thứ 2

Giáo viên THPT hạng II

Giáo viên không dạy ngoại ngữ

A2 (Bậc 2) hoặc Chứng chỉ tiếng dân tộc đối với những vị trí việc làm yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc

Giáo viên dạy ngoại ngữ

A2 đối với ngoại ngữ thứ 2

Giáo viên THPT hạng III

Giáo viên không dạy ngoại ngữ

A1 (Bậc 1) hoặc Chứng chỉ tiếng dân tộc đối với những vị trí việc làm yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc

Giáo viên dạy ngoại ngữ

A1 đối với ngoại ngữ thứ 2

Hy vọng bài viết hữu ích với bạn! 

Khuyến nghị

  1. LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ luật sư dân sự tại Việt Nam.
  2. Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay.

 

Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm