Vấn đề học nghề giữa người lao động và người sử dụng lao động thì trước đến nay luôn nhận được nhiều sự quan tâm, mục đích của việc ký kết hợp đồng này nhằm tạo điều kiện nâng cao tay nghề người lao động cũng như đào tạo để được ứng yêu cầu về trình độ chuyên môn, kỹ thuật của người lao động cũng như khả năng giải quyết công việc mà các bên tiến hành giao kết hợp đồng này. Vậy quy định về hợp đồng đào tạo nghề năm 2023 như thế nào? Hãy cùng LSX tìm hiểu về quy định này tại nội dung bài viết dưới đây.
Căn cứ pháp lý
Quy định về hợp đồng đào tạo nghề năm 2023 như thế nào?
Hợp đồng đào tạo nghề là hình thức pháp lý thiết lập và duy trì quan hệ học nghề. Theo Luật giáo dục nghề nghiệp năm 2014 thì những cam kết giữa người học nghề với cơ sở giáo dục nghề nghiệp hay các doanh nghiệp được gọi chung là hợp đồng đào tạo. Tuy nhiên, hợp đồng này thực chất là sự thỏa thuận giữa các bên về vấn đề đào tạo nghề. Bộ luật lao động năm 2019 thì gọi những cam kết giữa người học nghề và doanh nghiệp về quyền và nghĩa của các bên trong lĩnh vực học nghề là hợp đồng đào tạo nghề.
Theo Luật giáo dục nghề nghiệp năm 2014, hợp đồng đào tạo là sự giao kết bằng lời nói hoặc bằng văn bản về quyền và nghĩa vụ giữa người đứng đầu cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp, lớp đào tạo nghề, tổ chức, cá nhân với người học tham gia các chương trình đào tạo thường xuyên và trong trường hợp doanh nghiệp tuyển người vào đào tạo để làm việc cho doanh nghiệp Hợp đồng đào tạo nghề có thể được phân loại theo hình thức và giá trị pháp lý của nó.
Phân loại hợp đồng đào tạo nghề hiện nay như thế nào?
Theo hình thức, hợp đồng đào tạo nghề được chia thành hai loại: hợp đồng đào tạo nghề bằng văn bản và hợp đồng đào tạo nghề bằng lời nói. Hợp đồng đào tạo nghề bằng văn bản có thể được sử dụng trong mọi trường hợp, không phân biệt thời hạn học nghề và bắt buộc áp dụng trong trường hợp người lao động được đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề đào tạo lại ở trong tay. Hoặc nước ngoài từ kinh phí của người sử dụng lao động hợp đồng đào tạo nghề bằng văn bản phải được làm thành hai bàn nàng nhau, mỗi bên giữ một bản. Xét về tính hiệu quả và tính có căn cứ thì hợp đồng học nghề bằng lời nói có rất nhiều hạn chế so với hợp khích các bên sử dụng loại hợp đồng này và giới hạn phạm vi áp. Vì vậy, Nhà nước không khuyến dụng nó rất hạn chế.
– Theo giá trị pháp lý, hợp đồng đào tạo nghề được chia thành hai loại hợp đồng đào tạo nghề hợp pháp và hợp đồng đào tạo nghề vô hiệu. Hợp đồng đào tạo nghề hợp pháp là loại hợp đồng đáp ứng đầy đủ các điều kiện luật định về điều kiện chủ thể giao kết, nguyên tắc giao kết, nội dung, hình thức của hợp đồng…
– Hợp đồng đào tạo nghề vô hiệu có hai mức độ: vô hiệu từng phần và vô hiệu toàn bộ. Có thể hiểu hợp đồng đào tạo nghề vô hiệu từng phần khi có một hoặc một số nội dung trong hợp đồng trái luật (không ảnh hưởng tới giá trị pháp lý của các nội dung còn lại). Còn hợp đồng đào tạo nghề có thể bị xác định là vô hiệu toàn bộ trong trường hợp nội dung vi phạm điều cấm của pháp luật (như: nghề học bị pháp luật cấm), chủ thể của hợp đồng không đáp ứng cá điều kiện luật định, vi phạm nguyên tắc giao kết hợp đồng“….
Quy định về chi phí đào tạo nghề như thế nào?
Chi phí dạy nghề là khoản tiền do người sử dụng lao động thanh toán cho người học việc hoặc người lao động trong thời gian người lao động đang làm việc và đào tạo theo hợp đồng. Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 62 Bộ luật Lao động 2019 thì hợp đồng đào tạo nghề giữa người sử dụng lao động, người lao động và chi phí đào tạo nghề như sau:
– Những khoản chi có chứng từ hợp pháp bao gồm chi phí đào tạo cho người dạy, tài liệu học tập, trường, lớp, máy móc, trang thiết bị, dụng cụ thực hành, các dịch vụ khác cung cấp cho người học – Tiền lương, tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với người lao động trong thời gian theo học.
– Trường hợp người lao động được cử đi đào tạo ở nước ngoài thì chi phí học tập phải bao gồm tiền ăn uống và chi phí sinh hoạt trong thời gian ở nước ngoài.
– Chỉ có một trong những giấy tờ chứng minh khoản chi phí trên mới xác định được mức tiền thực tế mà người sử dụng lao động phải thanh toán cho người lao động.
Mặt khác theo quy định tại khoản 2 Điều 62 Bộ Luật Lao động năm 2019 thì trong nội dung bắt buộc của hợp đồng học nghề có quy định về trách nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo. Theo đó, khi chấm dứt hợp đồng lao động đúng pháp luật nhưng trong hợp đồng có sự thoả thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động về hoàn trả chi phí đào tạo thì người lao động có trách nhiệm thực hiện theo thỏa thuận.
Cần lưu ý gì khi ký hợp đồng đào tạo nghề?
– Người sử dụng lao động tuyển người vào học nghề, tập nghề để phục vụ cho mình, tức là không phải đăng ký hoạt động dạy nghề và không được thu học phí. Hai bên phải có thoả thuận về quyền hạn và trách nhiệm của cơ sở đào tạo và học viên trong hợp đồng đào tạo nghề. Hợp đồng đào tạo nghề phải ký thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản.
– Người học nghề, tập nghề trong trường hợp này phải đủ 14 tuổi và phải có tiêu chuẩn sức khoẻ phù hợp với yêu cầu của nghề, trừ những nghề do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quản lý.
– Chi phí đào tạo bao gồm: các khoản chi có chứng từ hợp lệ và chi phí dành cho người giảng dạy, tài liệu học tập, phòng, ban, phương tiện, thiết bị, dụng cụ thí nghiệm, các chi phí khác trả cho người lao động như tiền lương, tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với người học trong thời gian đi học. Trường hợp người lao động được đưa đi đào tạo ở nước ngoài thì chi phí đào tạo phải bao gồm chi phí di chuyển, chi phí lưu trú trong thời gian ở nước ngoài.
– Trường hợp người sử dụng lao động tuyển người vào học nghề, tập nghề để làm việc cho doanh nghiệp, thì không được thu học phí đào tạo.
Thông tin liên hệ:
Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Quy định về hợp đồng đào tạo nghề năm 2023 như thế nào?“. Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến giá tách thửa đất. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Mời bạn xem thêm:
- Thủ tục đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động năm 2022
- Các trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng dân sự năm 2022
- Công chứng hợp đồng ủy quyền sử dụng đất như thế nào?
Câu hỏi thường gặp:
Đào tạo nghề được hiểu là hoạt động được người có kiến thức dạy; và học nhằm trang bị những kiến thức, kỹ năng; và thái độ nghề nghiệp cần thiết cho người học có thể tìm được việc làm phù hợp với bản thân; hoặc tự tạo việc làm sau khi hoàn thành khóa học hoặc để nâng cao trình độ nghề nghiệp.
Hợp đồng đào tạo nghề phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Nghề đào tạo;
b) Địa điểm, thời gian và tiền lương trong thời gian đào tạo;
c) Thời hạn cam kết phải làm việc sau khi được đào tạo;
d) Chi phí đào tạo và trách nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo;
đ) Trách nhiệm của người sử dụng lao động;
e) Trách nhiệm của người lao động.
Hợp đồng đào tạo nghề hợp pháp khi thoả điều kiện về:
– Chủ thể giao kết;
-Nguyên tắc giao kết;
– Nội dụng giao kết;
– Hình thức của hợp đồng;