Xin chào Luật sư X, Tôi là Hùng sống ở Hưng Yên. Quê tôi hiện nay đang phấn đấu trở thành khu vực nông thôn mới của tỉnh. Chính quyền địa phương đã đầu tư cơ sở hạ tầng rất nhiều một trong số đó có đường đi do trước đó đường tại đại phương chỉ là đường bê tông thô sơ. Ngoài kinh phí của địa phương thì chính quyền cũng kêu gọi bà con đóng góp làm đường. Luật sư cho tôi hỏi là việc làm đường này có bắt buộc phải đóng góp không? Quy định về làm đường nông thôn mới như thế nào?
Cảm ơn anh Hùng đã đặt câu hỏi cho Luật sư X. Về vấn đề làm đường nông thôn mới pháp luật cũng đã đưa ra những quy định cụ thể rõ ràng. Mời anh tham khảo bài viết dưới đây để có thêm thông tin bổ ích.
Căn cứ pháp lý
- Quyết định số 1600/QĐ-TTg
Chương trình xây dựng nông thôn mới là gì?
Chương trình xây dựng nông thôn mới là một chương trình tổng thế về xây dựng và phát triển kinh tế – xã hội, chính trị, an ninh quốc phòng tại khu vực nông thôn trên phạm vi toàn quốc, bắt đầu từ Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X ngày 5/8/2008. Với mục tiêu xây dựng nông thôn mới để nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân; có kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội phù hợp; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn phát triển nông nghiệp với công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị; xã hội nông thôn dân chủ, bình đẳng, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; quốc phòng và an ninh, trật tự được giữ vững, ngày 16 tháng 8 năm 2016, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1600/QĐ-TTg phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020.
Phạm vi, đối tượng áp dụng của Chương trình xây dựng nông thôn mới?
Theo quy định tại Quyết định 1600/QĐ-TTg thì phạm vi và đối tượng của chương trình xây dựng nông thôn mới như sau:
Về phạm vi của Chương trình: Các xã trên phạm vi cả nước.
Về đối tượng của Chương trình:
a) Đối tượng thụ hưởng: Là người dân và cộng đồng dân cư trên địa bàn nông thôn.
b) Đối tượng thực hiện:
– Người dân và cộng đồng dân cư nông thôn;
– Hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở;
– Doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế, xã hội.
Quy định về làm đường nông thôn mới
Điều 5 Mục V Quyết định 1600/QĐ-TTg quy định như sau:
“…5. Cơ chế hỗ trợ:
a) Hỗ trợ 100% từ ngân sách Nhà nước cho tất cả các xã để thực hiện: Công tác quy hoạch; tuyên truyền; đào tạo, tập huấn, nâng cao năng lực cho cộng đồng, người dân và cán bộ xây dựng nông thôn mới các cấp; đào tạo nghề cho lao động nông thôn (thuộc phạm vi của Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt).
b) Hỗ trợ một phần từ ngân sách Nhà nước cho các xã để thực hiện: Xây dựng đường giao thông đến trung tâm xã, đường giao thông thôn, xóm, giao thông nội đồng, hệ thống thủy lợi nội đồng, trường học, trạm y tế xã, trung tâm thể thao, nhà văn hóa xã, khu thể thao, nhà văn hóa thôn, bản, các công trình cấp nước sinh hoạt, thoát nước thải khu dân cư, cải tạo nghĩa trang, cảnh quan môi trường nông thôn, cải tạo, mở rộng, nâng cấp hệ thống lưới điện nông thôn; hoàn thiện, xây mới hệ thống chợ, cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn theo quy định, hạ tầng các khu sản xuất tập trung, tiểu thủ công nghiệp, thủy sản, phát triển sản xuất và dịch vụ, nâng cao chất lượng các tiêu chí đã đạt chuẩn, hỗ trợ cho xây dựng các trung tâm bán hàng hiện đại ở cấp xã, hỗ trợ phát triển hợp tác xã (theo Quyết định số 2261/QĐ-TTg ngày 15 tháng 12 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ), hỗ trợ thực hiện Đề án thí điểm hoàn thiện, nhân rộng mô hình hợp tác xã kiểu mới tại vùng đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2016-2020 (theo Quyết định số 445/QĐ-TTg ngày 21 tháng 3 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ), kinh phí vận hành Quỹ xây dựng nông thôn mới.Đối với các xã thuộc các huyện nghèo trong Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ được ngân sách Nhà nước hỗ trợ tối đa 100% cho các nội dung nêu trên.
Đối với các xã còn lại: Căn cứ Kế hoạch vốn trung hạn giai đoạn 2016- 2020 đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, điều kiện thực tế của các địa phương và nhu cầu hỗ trợ, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định mức hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước cho từng nội dung, công việc cụ thể.
c) Đối với vật liệu xây dựng, giống cây trồng, vật nuôi và những hàng hóa khác (do người dân trực tiếp làm ra) khi mua trực tiếp của dân để sử dụng vào các dự án của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới thì giá cả phải phù hợp mặt bằng chung của thị trường trên địa bàn cùng thời điểm; chứng từ để thanh toán là giấy biên nhận mua bán với các hộ dân, có xác nhận của trưởng thôn nơi bán, được Ủy ban nhân dân xã xác nhận.
d) Kinh phí hoạt động của cơ quan chỉ đạo Chương trình các cấp ở địa phương được trích 1,0 – 1,5% nguồn ngân sách hỗ trợ trực tiếp cho Chương trình để hỗ trợ chi cho: Hoạt động kiểm tra, giám sát, đánh giá, tổ chức họp triển khai, sơ kết, tổng kết thực hiện chương trình, công tác phí cho cán bộ đi dự các hội nghị, tập huấn của Trung ương, tỉnh, huyện và trang thiết bị văn phòng cho các hoạt động của Ban Chỉ đạo và cơ quan giúp việc Ban Chỉ đạo các cấp; tổ chức khảo sát, thẩm định xã, huyện đạt chuẩn nông thôn mới. Ủy ban nhân dân tỉnh phân bổ cụ thể kinh phí cho Ban Chỉ đạo các cấp ở địa phương. Căn cứ vào tình hình cụ thể và khả năng ngân sách địa phương, Ủy ban nhân dân tỉnh có thể hỗ trợ thêm kinh phí hoạt động cho cơ quan chỉ đạo Chương trình từ nguồn ngân sách địa phương.
đ) Nguồn vốn đầu tư thực hiện Chương trình từ ngân sách đều phải quản lý và thanh toán tập trung, thống nhất qua Kho bạc Nhà nước. Đối với các nguồn đóng góp bằng hiện vật và ngày công lao động hoặc công trình hoàn thành, căn cứ đơn giá hiện vật và giá trị ngày công lao động, để hạch toán vào giá trị công trình, dự án để theo dõi, quản lý, không hạch toán vào thu, chi ngân sách nhà nước.
e) Kinh phí duy tu, bảo dưỡng và vận hành các công trình đầu tư sau khi đã hoàn thành đưa vào sử dụng: Khoảng 6% vốn đầu tư xây dựng cơ bản của từng xã.
g) Chính quyền địa phương (tỉnh, huyện, xã) không quy định bắt buộc nhân dân đóng góp, chỉ vận động bằng các hình thức thích hợp để nhân dân tự nguyện đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế – xã hội của địa phương. Cộng đồng và người dân trong xã bàn bạc mức tự nguyện đóng góp cụ thể cho từng dự án, đề nghị Hội đồng nhân dân xã thông qua.
Hộ nghèo tham gia trực tiếp lao động để xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế – xã hội của địa phương được chính quyền địa phương xem xét, trả thù lao theo mức phù hợp với mức tiền lương chung của thị trường lao động tại địa phương và khả năng cân đối ngân sách địa phương, Ủy ban nhân dân địa phương xem xét, quyết định mức thù lao cụ thể sau khi trình Thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo, hướng dẫn các sở, ban, ngành, huyện, xã triển khai thực hiện.
h) Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hướng dẫn và phân bổ kinh phí (bao gồm kinh phí hỗ trợ của ngân sách Trung ương và nguồn của ngân sách địa phương các cấp) để thực hiện các dự án, nội dung công việc theo quy định…”
và Điều 2 Công văn 10589/BTC-NSNN 2015 quy định như sau:
“…2. Về huy động nguồn ngoài ngân sách thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới:
a) Đề nghị các địa phương thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 24/2007/CT-TTg ngày 01 tháng 11 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường chấn chỉnh việc thực hiện các quy định của pháp luật về phí, lệ phí, chính sách huy động và sử dụng các khoản huy động của nhân dân; Chỉ thị số 18/CT-TTg ngày 15 tháng 7 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường chỉ đạo thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; văn bản số 1447/TTg-KTN ngày 13 tháng 8 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về huy động vốn đóng góp của dân để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.
b) Việc xây dựng Đề án xây dựng nông thôn mới cấp xã, phải căn cứ vào khả năng nguồn vốn của ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương, các nguồn huy động và khả năng đóng góp của doanh nghiệp, người dân để xác định lộ trình xây dựng nông thôn mới phù hợp, không nóng vội chạy theo thành tích. Việc huy động đóng góp phải tùy thuộc vào khả năng, hoàn cảnh cụ thể của từng vùng, từng địa phương, không quy định cứng nhắc tỷ lệ chi của nhà nước và đóng góp của nhân dân. Việc huy động đóng góp của người dân phải được bàn bạc dân chủ và phải được sự đồng tình của người dân. Tuyệt đối không được yêu cầu dân đóng góp bắt buộc và huy động quá sức dân; không giao chỉ tiêu huy động, không gắn việc đóng góp với việc cung cấp các dịch vụ công mà người dân được hưởng; không được yêu cầu những hộ dân nghèo, người già, người tàn tật không nơi nương tựa, hộ khó khăn, gia đình chính sách phải đóng góp. Đồng thời, phải tăng cường tuyên truyền để người dân hiểu và tự nguyện tham gia.
c) Xây dựng nông thôn mới phải chú trọng đến công tác giảm nghèo, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; gắn với phát triển sản xuất, tăng thu nhập cho người dân; tuyệt đối không để tình trạng xây dựng nông thôn mới làm tăng gánh nặng, tăng nghèo cho người dân, chú trọng hướng dẫn tổ chức, hỗ trợ người dân thực hiện các nội dung về phát triển y tế, văn hóa, xã hội, tạo cảnh quan môi trường nông thôn, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thông, đảm bảo trật tự an toàn xã hội, từng bước đẩy lùi tệ nạn xã hội, đảm bảo sự bình yên cho cuộc sống của người dân nông thôn.
d) Đề cao trách nhiệm của người đứng đầu trong xây dựng nông thôn mới. Nơi nào, cấp nào để xảy ra tình trạng huy động quá sức dân, gây khó khăn trong việc xác nhận và giải quyết quyền lợi chính đáng của nhân dân theo chế độ chính sách của Đảng và Nhà nước … thì người đứng đầu phải chịu trách nhiệm và phải được kiểm điểm trách nhiệm và xử lý theo quy định của pháp luật…”
Như vậy, theo quy định pháp luật nêu trên có thể thấy rằng pháp luật không bắt buộc người dân phải đóng góp trong việc xây dựng các công trình nông thôn mới. Việc đóng góp của người dân buộc phải có sự bàn bạc và được sự đồng tình của người dân. Nếu cơ quan có thẩm quyền nhà nước yêu cầu người dân đóng góp mà không có sự bàn bạc, đồng ý của người dân thì hành vi này của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là hoàn toàn trái với quy định pháp luật.
Vậy địa phương anh có quyền kêu gọi ủng hộ nhưng người dân không bắt buộc phải đóng góp để xây dựng đường.
Mời bạn xem thêm
- Phí xây dựng nông thôn mới có bắt buộc phải đóng góp không?
- Diện tích tối thiểu tách thửa đất ở nông thôn là bao nhiêu?
- Quy định về Thuế đất thổ cư nông thôn ra sao năm 2022?
Thông tin liên hệ
Trên đây là bài viết tư vấn về “Quy định về làm đường nông thôn mới“. Nếu cần giải quyết nhanh gọn các vấn đề liên quan tới tạm ngừng kinh doanh, thủ tục tạm ngừng kinh doanh, mẫu hồ sơ tạm ngừng kinh doanh thì hãy liên hệ ngay tới Luật sư X theo số hotline 0833.102.102 để chúng tôi nhanh chóng tư vấn hỗ trợ và giải quyết vụ việc. Với các luật sư có chuyên môn cao cùng kinh nghiệm dày dặn, chúng tôi sẽ hỗ trợ 24/7, giúp bạn tiết kiệm chi phí và ít đi lại.
Câu hỏi thường gặp
Vì xây dựng nông thôn mới nằm trong số các chương trình cần sử dụng nguồn vốn nhà nước nên theo quy định tại Quyết định 1600/QĐ-CP, nguồn vốn đảm bảo thực hiện chương trình nông thôn mới là nguồn vốn từ ngân sách nhà nước.
Hỗ trợ 100% từ ngân sách Nhà nước cho tất cả các xã để thực hiện: Công tác quy hoạch; tuyên truyền; đào tạo, tập huấn, nâng cao năng lực cho cộng đồng, người dân và cán bộ xây dựng nông thôn mới các cấp; đào tạo nghề cho lao động nông thôn (thuộc phạm vi của Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt).
Cơ cấu nguồn vốn:
a) Vốn ngân sách (Trung ương và địa phương), bao gồm:
Vốn trực tiếp để thực hiện các nội dung của Chương trình: khoảng 24%.
Vốn lồng ghép từ Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững; các chương trình hỗ trợ có mục tiêu; các dự án vốn ODA thực hiện trên địa bàn: khoảng 6%.
b) Vốn tín dụng (bao gồm tín dụng ưu đãi và tín dụng thương mại): khoảng 45%.
c) Vốn từ các doanh nghiệp, hợp tác xã và các loại hình kinh tế khác: khoảng 15%.
d) Huy động đóng góp của cộng đồng dân cư: khoảng 10%.