Đương sự là một trong những người giữa vai trò quan trọng trong vụ án dân sự. Họ là người liên quan trực tiếp đến các tình tiết, biết rõ nội dung vụ kiện, tình trạng pháp lý đã và đang tồn tại như thế nào trên thực tế. Vì vậy, việc lấy lời khai là cách thức thu thập chứng cứ được Tòa án sử dụng phổ biến nhất trong quá trình giải quyết vụ án dân sự. Việc lấy lời khai của đương sự trong tố tụng dân sự phải tuân theo quy định của pháp luật. Vậy quy định ấy là gì, hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài dưới đây:
Căn cứ pháp lý
Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015
Đương sự trong vụ án dân sự là gì?
Đương sự trong vụ án dân sự là cơ quan, tổ chức, cá nhân bao gồm nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Theo đó:
Nguyên đơn trong vụ án dân sự là người khởi kiện, người được cơ quan, tổ chức, cá nhân khác do BLTTDS quy định khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của người đó bị xâm phạm.
Bị đơn trong vụ án dân sự là người bị nguyên đơn khởi kiện hoặc bị cơ quan, tổ chức, cá nhân khác do BLTTDS quy định khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn bị người đó xâm phạm.
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự là người tuy không khởi kiện, không bị kiện, nhưng việc giải quyết vụ án dân sự có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ nên họ được tự mình đề nghị hoặc các đương sự khác đề nghị và được Tòa án chấp nhận đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
Quy định về lấy lời khai của đương sự trong tố tụng dân sự
Tại Điều 98 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, quy định về lấy lời khai của đương sự như sau:
1. Thẩm phán chỉ tiến hành lấy lời khai của đương sự khi đương sự chưa có bản khai hoặc nội dung bản khai chưa đầy đủ, rõ ràng. Đương sự phải tự viết bản khai và ký tên của mình. Trường hợp đương sự không thể tự viết được thì Thẩm phán lấy lời khai của đương sự. Việc lấy lời khai của đương sự chỉ tập trung vào những tình tiết mà đương sự khai chưa đầy đủ, rõ ràng. Thẩm phán tự mình hoặc Thư ký Tòa án ghi lại lời khai của đương sự vào biên bản. Thẩm phán lấy lời khai của đương sự tại trụ sở Tòa án; trường hợp cần thiết có thể lấy lời khai của đương sự ngoài trụ sở Tòa án.
2. Biên bản ghi lời khai của đương sự phải được người khai tự đọc lại hay nghe đọc lại và ký tên hoặc điểm chỉ. Đương sự có quyền yêu cầu ghi những sửa đổi; bổ sung vào biên bản ghi lời khai và ký tên hoặc điểm chỉ xác nhận. Biên bản phải có chữ ký của người lấy lời khai; người ghi biên bản và đóng dấu của Tòa án. Nếu biên bản được ghi thành nhiều trang rời nhau; thì phải ký vào từng trang và đóng dấu giáp lai. Trường hợp biên bản ghi lời khai của đương sự được lập ngoài trụ sở Tòa án; thì phải có người làm chứng; hoặc xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Công an xã, phường, thị trấn; hoặc cơ quan, tổ chức nơi lập biên bản.
3. Việc lấy lời khai của đương sự thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 69 của Bộ luật này phải được tiến hành với sự có mặt của người đại diện hợp pháp của đương sự đó.
Thẩm quyền áp dụng biện pháp lấy lời khai của đương sự
Theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự thì việc lấy lời khai phải do Thẩm phán tiến hành trực tiếp.
Thư ký Tòa án có thể giúp Thẩm phán ghi lời khai của đương sự vào biên bản ghi lời khai của đương sự. Trong trường hợp vì lý do công tác hoặc trở ngại khách quan; thì Thẩm phán có thể giao cho Thư ký Tòa án tiến hành lấy lời khai. (nếu đương sự đồng ý).
Hiện nay, biện pháp lấy lời khai của đương sự được Tòa án thực hiện chủ động; thường xuyên trong việc thu thập chứng cứ; được tiến hành trong hầu hết các vụ việc dân sự trong thực tiễn.
Giá trị pháp lý của lời khai của đương sự
Theo quy định của pháp luật, việc lấy lời khai là cách thức thu thập chứng cứ được Tòa án sử dụng phổ biến nhất trong quá trình giải quyết vụ án dân sự; giúp Tòa án nắm bắt một cách nhanh nhất nội dung vụ án.
Tuy nhiên, lời khai của đương sự không phải là chứng cứ duy nhất để kết luận bản chất của vụ án. Căn cứ vào các tài liệu, chứng cứ khác có trong hồ sơ vụ án; Tòa án sẽ đánh giá từng lời khai, trình bày của đương sự nào là đúng; là chính xác và có cơ sở.
Như vây, việc lấy lời khai của đương sự có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc giải quyết vụ án dân sự; góp phần giải quyết vụ án được đúng đắn, toàn diện.
Bạn đọc có thể quan tâm:
- Quyền thay đổi yêu cầu của đương sự tại phiên tòa
- Quyền tự định đoạt của đương sự trong vụ việc dân sự
- Giải quyết trường hợp khi đương sự không thực hiện giao nộp tài liệu, chứng cứ
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư X về chủ đề: “Quy định về lấy lời khai của đương sự trong tố tụng dân sự“. Chúng tôi hi vọng rằng bài viết có giúp ích được cho bạn.
Luật sư X là đơn vị Luật uy tín; chuyên nghiệp, được nhiều cá nhân, tổ chức tin tưởng lựa chọn. Để sử dụng dịch vụ pháp lý của chúng tôi, hãy liên hệ qua số hotline: 0833102102
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Những trường hợp đương sự không thể đến trụ sở Tòa án được vì những lý do khách quan chính đáng được pháp luật công nhận; thì Thẩm phán có thể lấy lời khai của đương sự ngoài trụ sở Tòa án.
Trong trường hợp biên bản ghi lời khai của đương sự được lập ngoài trụ sở Tòa án; thì phải có người làm chứng hoặc xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã; hoặc Công an xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi lập biên bản.
Có thể lấy lời khai của đương sự là người chưa đủ 18 tuổi; người mất năng lực hành vi dân sự; nhưng phải được tiến hành với sự có mặt của người đại hiện hợp pháp của đương sự đó. Vì việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của những người này tại Tòa án do người đại diện hợp pháp của họ thực hiện. Trong trường hợp này, biên bản lấy lời khai của họ do người đại diện hợp pháp của họ ký tên; hoặc điểm chỉ xác nhận vào biên bản ghi lời khai.
Hình thức biên bản ghi lời khai của đương sự phải đảm bảo đúng theo Mẫu số 02-DS ban hành kèm theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP ngày 13/01/2017 của Hội đồng Thẩm phán TANDTC; về việc ban hành một số biểu mẫu trong tố tụng dân sự (Nghị quyết số 01). Nếu biên bản được ghi thành nhiều trang rời nhau thì đương sự phải ký vào từng trang; và đóng dấu giáp lai. Biên bản ghi lời khai phải có xác nhận của Thẩm phán.