Quy định về nhượng quyền thương mại như thế nào?

bởi Thanh Hà
Quy định về nhượng quyền thương mại

Kinh doanh nhượng quyền là một hoạt động phổ biến tại Việt Nam trong những năm gần đây. Từ các thương hiệu nổi tiếng từ nước ngoài như Lotte, Starbucks đến các thương hiệu nội địa như Cộng cà phê, công ty FPT đều sôi nổi thực hiện hoạt động nhượng quyền và sở hữu hàng chục đến hàng trăm cơ sở phân bố khắp Việt Nam. Vậy pháp luật quy định về nhượng quyền thương mại như thế nào ? Hãy cùng Luật Sư X tìm hiểu cụ thể qua bài viết dưới đây!

Căn cứ pháp lý

Nhượng quyền thương mại là gì

Căn cứ theo Điều 284 Luật Thương mại 2005 quy định về hoạt động nhượng quyền thương mại như sau:

Nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện sau đây:

  • Việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền;
  • Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh.

Thêm vào đó, tại Điều 3 Nghị định 35/2006/NĐ-CP quy định chi tiết luật thương mại về hoạt động nhượng quyền thương mại thì có quy định về bên nhượng quyền và bên nhận quyền như:

  • “Bên nhượng quyền” là thương nhân cấp quyền thương mại, bao gồm cả Bên nhượng quyền thứ cấp trong mối quan hệ với Bên nhận quyền thứ cấp.
  • “Bên nhận quyền” là thương nhân được nhận quyền thương mại, bao gồm cả Bên nhận quyền thứ cấp trong mối quan hệ với Bên nhượng quyền thứ cấp.
Quy định về nhượng quyền thương mại
Quy định về nhượng quyền thương mại

Hợp đồng nhượng quyền thương mại

Theo quy định tại Điều 285 Luật Thương mại 2005 : “Hợp đồng nhượng quyền thương mại phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.”

Thời hạn của hợp đồng nhượng quyền thương mại theo Điều 13 Nghị định 35/2006/NĐ-CP quy định chi tiết luật thương mại về hoạt động nhượng quyền thương mại là :

  • Thời hạn hợp đồng nhượng quyền thương mại do các bên thoả thuận.
  • Hợp đồng nhượng quyền thương mại có thể chấm dứt trước thời hạn thoả thuận trong các trường hợp quy định tại đơn phương chấm dứt hợp đồng nhượng quyền thương mại.

Ngoài ra, thời điểm có hiệu lực của hợp đồng được quy định tại Điều 14 Nghị định 35/2006/NĐ-CP quy định chi tiết luật thương mại về hoạt động nhượng quyền thương mại cụ thể :

  • Hợp đồng nhượng quyền thương mại có hiệu lực từ thời điểm giao kết trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.
  • Nếu trong hợp đồng nhượng quyền thương mại có phần nội dung về chuyển giao quyền sử dụng đối tượng sở hữu trí tuệ thì phần đó có hiệu lực theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.

Quy định về nhượng quyền thương mại

Quyền và nghĩa vụ của thương nhân nhượng quyền thương mại

Quyền của thương nhân nhượng quyền được quy định theo Điều 286 Luật Thương mại 2005 bao gồm:

Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, thương nhân nhượng quyền có các quyền sau đây:

  • Nhận tiền nhượng quyền;
  • Tổ chức quảng cáo cho hệ thống nhượng quyền thương mại và mạng lưới nhượng quyền thương mại;
  • Kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất hoạt động của bên nhận quyền nhằm bảo đảm sự thống nhất của hệ thống nhượng quyền thương mại và sự ổn định về chất lượng hàng hoá, dịch vụ.

Nghĩa vụ của thương nhân nhượng quyền căn cứ tại Điều 287 Luật Thương mại 2005 quy định như sau:

Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, thương nhân nhượng quyền có các nghĩa vụ sau đây:

  • Cung cấp tài liệu hướng dẫn về hệ thống nhượng quyền thương mại cho bên nhận quyền;
  • Đào tạo ban đầu và cung cấp trợ giúp kỹ thuật thường xuyên cho thương nhân nhận quyền để điều hành hoạt động theo đúng hệ thống nhượng quyền thương mại;
  • Thiết kế và sắp xếp địa điểm bán hàng, cung ứng dịch vụ bằng chi phí của thương nhân nhận quyền;
  • Bảo đảm quyền sở hữu trí tuệ đối với đối tượng được ghi trong hợp đồng nhượng quyền;
  • Đối xử bình đẳng với các thương nhân nhận quyền trong hệ thống nhượng quyền thương mại.

Quyền và nghĩa vụ của thương nhân nhận quyền thương mại

Theo Điều 288 Luật Thương mại 2005 thì quyền của thương nhân nhận quyền bao gồm:

Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, thương nhân nhận quyền có các quyền sau đây:

  • Yêu cầu thương nhân nhượng quyền cung cấp đầy đủ trợ giúp kỹ thuật có liên quan đến hệ thống nhượng quyền thương mại;
  • Yêu cầu thương nhân nhượng quyền đối xử bình đẳng với các thương nhân nhận quyền khác trong hệ thống nhượng quyền thương mại.

Căn cứ tại Điều 289 Luật Thương mại 2005, nghĩa vụ của thương nhân nhận quyền được quy định cụ thể như sau:

Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, thương nhân nhận quyền có các nghĩa vụ sau đây:

  • Trả tiền nhượng quyền và các khoản thanh toán khác theo hợp đồng nhượng quyền thương mại;
  • Đầu tư đủ cơ sở vật chất, nguồn tài chính và nhân lực để tiếp nhận các quyền và bí quyết kinh doanh mà bên nhượng quyền chuyển giao;
  • Chấp nhận sự kiểm soát, giám sát và hướng dẫn của bên nhượng quyền; tuân thủ các yêu cầu về thiết kế, sắp xếp địa điểm bán hàng, cung ứng dịch vụ của thương nhân nhượng quyền;
  • Giữ bí mật về bí quyết kinh doanh đã được nhượng quyền, kể cả sau khi hợp đồng nhượng quyền thương mại kết thúc hoặc chấm dứt;
  • Ngừng sử dụng nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh và các quyền sở hữu trí tuệ khác (nếu có) hoặc hệ thống của bên nhượng quyền khi kết thúc hoặc chấm dứt hợp đồng nhượng quyền thương mại;
  • Điều hành hoạt động phù hợp với hệ thống nhượng quyền thương mại;
  • Không được nhượng quyền lại trong trường hợp không có sự chấp thuận của bên nhượng quyền.

Nhượng quyền lại cho bên thứ ba

Luật Thương mại 2005 quy định nhượng quyền có sự tham gia của bên thứ ba tại Điều 290 như sau:

  • Bên nhận quyền có quyền nhượng quyền lại cho bên thứ ba (gọi là bên nhận lại quyền) nếu được sự chấp thuận của bên nhượng quyền.
  • Bên nhận lại quyền có các quyền và nghĩa vụ của bên nhận quyền quy định tại quyền và nghĩa vụ của thương nhân nhận quyền thương mại.

Đăng ký nhượng quyền thương mại

Nghị định 35/2006/NĐ-CP quy định :

  • Trước khi tiến hành hoạt động nhượng quyền thương mại, thương nhân Việt Nam hoặc thương nhân nước ngoài dự kiến nhượng quyền phải đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại với cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại  Nghị định này.
  • Cơ quan có thẩm quyền đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại có trách nhiệm đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại của thương nhân vào Sổ đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại và thông báo bằng văn bản cho thương nhân về việc đăng ký đó.

Trách nhiệm của cơ quan đăng ký theo Thông tư 09/2006/TT-BTM như sau:

  • Niêm yết công khai tại trụ sở làm việc các hướng dẫn về điều kiện, trình tự, thời gian và các thủ tục hành chính đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại;
  • Đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại của thương nhân khi hồ sơ của thương nhân đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại hồ sơ đề nghị đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại của Nghị định số 35/2006/NĐ-CP và hướng dẫn tại Thông tư này;
  • Đảm bảo thời gian đăng ký theo quy định tại thủ tục đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại của Nghị định số 35/2006/NĐ-CP và hướng dẫn tại Thông tư này;
  • Thu, trích nộp, quản lý và sử dụng lệ phí đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại theo hướng dẫn của Bộ Tài chính;
  • Đưa và cập nhật thông tin về tình hình đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại của thương nhân lên trang thông tin điện tử (website) của Bộ Thương mại trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày đăng ký, xoá đăng ký, chuyển đăng ký hoặc từ ngày nhận được thông báo của thương nhân về việc thay đổi thông tin đăng ký trong hoạt động nhượng quyền thương mại;
  • Thực hiện đầy đủ các chế độ lưu trữ hồ sơ đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại theo quy định của pháp luật về lưu trữ;
  • Kiểm tra, kiểm soát hoạt động nhượng quyền thương mại theo thẩm quyền và thực hiện xoá đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại trong những trường hợp được quy định tại xóa đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại của Nghị định số 35/2006/NĐ-CP;
  • Các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Quy định về nhượng quyền thương mại”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như: điều kiện cấp phép bay flycam, tìm hiểu về hợp thức hóa lãnh sự tại Việt Nam, xin hợp pháp hóa lãnh sự ở Hà Nội; tra cứu thông tin quy hoạch; dịch vụ công chứng tại nhà của chúng tôi… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp. 

Hãy liên hệ: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Trường hợp nào không phải đăng ký nhượng quyền ?

 Các trường hợp không phải đăng ký nhượng quyền
1. Các trường hợp sau không phải đăng ký nhượng quyền:
a) Nhượng quyền trong nước;
b) Nhượng quyền thương mại từ Việt Nam ra nước ngoài.
2. Đối với các trường hợp không phải đăng ký nhượng quyền phải thực hiện chế độ báo cáo Sở Công Thương.

Đơn phương chấm dứt hợp đồng nhượng quyền thương mại trong trường hợp nào ?


Bên nhượng quyền có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng nhượng quyền thương mại trong các trường hợp sau đây:
a) Bên nhận quyền không còn Giấy phép kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương mà theo quy định của pháp luật Bên nhận quyền phải có để tiến hành công việc kinh doanh theo phương thức nhượng quyền thương mại.
b) Bên nhận quyền bị giải thể hoặc bị phá sản theo quy định của pháp luật Việt Nam.
c) Bên nhận quyền vi phạm pháp luật nghiêm trọng có khả năng gây thiệt hại lớn cho uy tín của hệ thống nhượng quyền thương mại.
d) Bên nhận quyền không khắc phục những vi phạm không cơ bản trong hợp đồng nhượng quyền thương mại trong một thời gian hợp lý, mặc dù đã nhận được thông báo bằng văn bản yêu cầu khắc phục vi phạm đó từ Bên nhượng quyền.

Điều kiện để được chuyển giao quyền thương mại ?


Bên nhận quyền được chuyển giao quyền thương mại cho bên dự kiến nhận quyền khác khi được sự chấp thuận của Bên nhượng quyền đã cấp quyền thương mại cho mình (sau đây gọi tắt là Bên nhượng quyền trực tiếp).

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm