Quy định về quy chế kỷ luật trong doanh nghiệp như thế nào?

bởi Gia Vượng
Quy định về quy chế kỷ luật trong doanh nghiệp như thế nào?

Kỷ luật lao động được biết đến là những quy định về việc tuân theo thời hiệu xử lý kỷ luật, tuân theo quy định về việc điều hành sản xuất và công nghệ, kinh doanh do phía bên người sử dụng lao động ban hành trong nội quy lao động của tổ chức, doanh nghiệp và theo quy định của pháo luật. Hiện nay pháp luật hiện hành có quy định về các hình thức xử lý kỷ luật khác nhau. Vậy quy định về kỷ luật lao động như thế nào? Và quy định về quy chế kỷ luật trong doanh nghiệp như thế nào? Hãy cùng LSX tìm hiểu tại nội dung bài viết sau đây:

Căn cứ pháp lý

Quy định về kỷ luật lao động như thế nào?

Kỷ luật lao động là những nội dung được quy định mang tính chất bắt buộc mà người lao động trong quan hệ lao động cũng như người sử dụng lao động phải tuân theo, là cơ sở để đảm bảo việc thực hiện công việc được thực hiện một cách thống nhất, chặt chẽ, hiệu quả, đảm bảo trật tự tại nơi làm việc.. Căn cứ theo quy định tại Điều 117 Bộ luật lao động năm 2019, kỷ luật lao động là những quy định về việc tuân theo thời gian, công nghệ và điều hành sản xuất, kinh doanh do người sử dụng lao động ban hành trong nội quy lao động và do pháp luật quy định..

Theo đó, nếu người lao động vi phạm kỷ luật lao động, vi phạm nội quy mà người sử dụng lao động đã xác định thì tùy thuộc theo mức độ và tính chất của hành vi vi phạm mà người lao động này sẽ bị áp dụng các hình thức xử lý kỷ luật lao động khác nhau.

Như vậy kỉ luật này chủ yếu chỉ xoay quanh quan hệ lao động và sự ổn định sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp do người sử dụng lao động ban hành trong nội quy lao động và do pháp luật quy định. Vì vậy, cũng có thể hiểu rằng khái niệm về kỉ luật lao động theo Bộ luật lao động là kỉ luật lao động trong phạm vi của doanh nghiệp và là khái niệm ki luật lao động theo nghĩa hẹp.

Quy định về quy chế kỷ luật trong doanh nghiệp như thế nào?

Các hình thức xử lý kỷ luật mà doanh nghiệp áp dụng hiện nay

Tính kỷ luật trong công việc là điều mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng hướng tới nhằm nâng cao hiệu quả làm việc và gia tăng doanh thu, lợi nhuận. Pháp luật lao động hiện hành có quy định về các hình thức mà doanh nghiệp có thể áp dụng hiện nay như sau: Theo quy định tại điều 124 Bộ luật Lao động 2019 có 4  hình thức kỷ luật lao động sau:

  • Khiển trách

Đây là hình thức xử lý kỷ luật nhẹ nhất mà người sử dụng lao động áp dụng đối với hành vi vi phạm. Việc áp dụng hình thức này có thể dựa vào những quy định trong nội quy lao động

  • Kéo dài thời hạn nâng lương không quá 06 tháng

Hiện nay pháp luật không quy định hành vi nào sẽ áp dụng kéo dài thời hạn nâng lương không quá 6 tháng. Việc xác định và áp dụng hình thức  kỷ luật dựa  vào nội quy lao động.

  • Cách chức

Cách chức có thể hiểu là việc người có thẩm quyền sẽ ra quyết định cách chức đối với người đang có một vị trí nhất định xuống giữ một chức vụ khác thấp hơn, việc áp dụng này dựa vào nội quy lao động.

  • Sa thải

Đây là hình thức xử lý nặng nhất áp dụng đối với người có hành vi vi phạm, việc áp dụng  hình thức này sẽ do luật định, nếu luật không có quy định thì không được áp dụng, việc áp dụng hình thức sa thải theo quy định tại điều 125 Bộ luật lao động 2019.

Quy định về quy chế kỷ luật trong doanh nghiệp như thế nào?

Khi tiến hành xử lý kỷ luật đối với người  lao động  vi phạm, người sử dụng lao động cần thực hiện xử lý kỷ luật theo trình tự, thủ tục quy định tại Điều 70 của Nghị định 145/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020 hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động, quy định  trình tự xử lý kỷ luật trong doanh nghiệp như sau:

Xác định hành vi vi phạm

Khi phát hiện người lao động có hành vi vi phạm kỷ luật lao động, người sử dụng lao động tiến hành lập biên bản vi phạm tại thời điểm xảy ra hành vi vi phạm và thông báo đến tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà người lao động là thành viên, người đại diện theo pháp luật của người lao động chưa đủ 15 tuổi.

Nếu người sử dụng lao động phát hiện hành vi vi phạm kỷ luật lao động sau thời điểm hành vi vi phạm đã xảy ra thì thực hiện thu thập chứng cứ chứng minh lỗi của người lao động.

Do đó, việc xác định hành vi vi phạm là yêu cầu bắt buộc để tiến hành xử lý kỷ luật người lao động.

Thông báo xử lý kỷ luật

Trong thời hiệu xử lý kỷ luật lao động, người sử dụng lao động tiến hành họp xử lý kỷ luật lao động  như sau:

Người sử dụng lao động phải thông báo về nội dung, thời gian, địa điểm tiến hành cuộc họp xử lý kỷ luật lao động, họ tên người bị xử lý kỷ luật lao động, hành vi vi phạm bị xử lý kỷ luật lao động và bảo đảm các thành phần này nhận được thông báo trước ngày tiến hành họp xử lý kỷ luật lao động ít nhất 05 ngày làm việc đến:

  • Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở
  • Người lao động hoặc luật sư bào chữa
  • Nếu người vi phạm chưa đủ 15 tuổi thì phải thông báo đến người đại diện pháp luật của họ

Tổ chức xử lý kỷ luật lao động

Sau khi nhận được xác nhận sẽ tham gia cuộc họp của các thành phần tham dự cuộc họp hoặc trường hợp một trong các thành phần phải tham dự không thể tham dự họp theo thời gian, địa điểm đã thông báo thì người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận việc thay đổi thời gian, địa điểm họp; Trường hợp hai bên không thỏa thuận được thì người sử dụng lao động quyết định thời gian, địa điểm họp;

Nếu đến ngày tiến hành cuộc họp xử lý kỷ luật mà  một trong các thành phần phải tham dự họp không xác nhận tham dự cuộc họp hoặc vắng mặt thì người sử dụng lao động vẫn tiến hành họp xử lý kỷ luật lao động.

Lập biên bản cuộc họp xử lý kỷ luật

Trong quá trình diễn ra cuộc họp xử lý kỷ luật lao động các nội dung phải được lập thành biên bản, thông qua trước khi kết thúc cuộc họp và có chữ ký của người tham dự cuộc họp.

Trường hợp có người không ký vào biên bản thì người ghi biên bản nêu rõ họ tên, lý do không ký (nếu có) vào nội dung biên bản.

Ra quyết định và thông báo quyết định xử lý kỷ luật lao động

Trong thời hiệu xử lý kỷ luật lao động, người có thẩm quyền xử lý kỷ luật lao động ban hành quyết định xử lý kỷ luật lao động và gửi đến các thành phần phải tham dự.

Khuyến nghị

Với đội ngũ nhân viên là các luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý của Luật sư X, chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý toàn diện về vấn đề luật lao động đảm bảo chuyên môn và kinh nghiệm thực tế. Ngoài tư vấn online 24/7, chúng tôi có tư vấn trực tiếp tại các trụ sở Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bắc Giang.

Thông tin liên hệ:

Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Quy định về quy chế kỷ luật trong doanh nghiệp như thế nào?“. Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến tư vấn pháp lý về phí tách thửa đất. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Câu hỏi thường gặp:

Thẩm quyền xử lý kỷ luật lao động như thế nào?

Theo Khoản 3 Điều 70 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, người có thẩm quyền xử lý kỷ luật lao động là chủ thể có quyền ban hành quyết định xử lý kỷ luật lao động.
Theo điểm i Khoản 2 Điều 69 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, người có thẩm quyền xử lý kỷ luật lao động là người có thẩm quyền ký hợp đồng lao động phía người sử dụng lao động theo Khoản 3 Điều 18 Bộ luật Lao động 2019 hoặc người được quy định cụ thể trong nội quy lao động.

Căn cứ xử lý kỷ luật lao động là gì?

Theo Khoản 3 Điều 127 Bộ luật Lao động 2019, doanh nghiệp chỉ có thể xử lý hành vi vi phạm kỷ luật lao động quy định tại một trong ba nguồn sau đây:
(i) Nội quy lao động hợp pháp của doanh nghiệp
(ii) Hợp đồng lao động giữa doanh nghiệp và người lao động
(iii) Pháp luật lao động có quy định

Thời hiệu xử lý kỷ luật lao động là bao lâu?

Theo Điều 123 Bộ luật Lao động 2019, doanh nghiệp phải ban hành quyết định xử lý kỷ luật lao động trong thời hạn là 06 tháng kể từ ngày xảy ra hành vi vi phạm; trường hợp hành vi vi phạm liên quan trực tiếp đến tài chính, tài sản, tiết lộ bí mật công nghệ, bí mật kinh doanh thì thời hạn là 12 tháng.
Trường hợp khi hết thời gian doanh nghiệp không được xử lý kỷ luật người lao động (như thời gian nghỉ ốm đau, nghỉ thai sản, v.v) theo quy định tại khoản 4 Điều 122 của Bộ luật Lao động 2019, nếu hết thời hiệu hoặc còn thời hiệu nhưng không đủ 60 ngày thì thời hiệu xử lý kỷ luật được kéo dài nhưng không quá 60 ngày kể từ ngày hết thời gian nêu trên.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm