Quy định về sản xuất rượu thủ công năm 2022

bởi Ngọc Gấm
Quy định về sản xuất rượu thủ công năm 2022

Chào Luật sư, Luật sư có thể cho tôi biết quy định về sản xuất rượu thủ công năm 2022. Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư rất nhiều vì đã trả lời câu hỏi của tôi.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Khác với ngày xưa việc kinh doanh rươu công nghiệp trở nên rất dễ dàng. Tuy nhiên ngày nay; khi một ai đó muốn kinh doanh rượu thủ công cần phải đáp ứng rất nhiều quy định nghiêm ngặt. Chính vì thế không phải muốn kinh doanh rượu thủ công là được. Vậy quy định về sản xuất rượu thủ công năm 2022 được quy định như thế nào?

Để có thể cung cấp cho bạn thông tin về quy định về sản xuất rượu thủ công năm 2022. LSX mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.

Căn cứ pháp lý

Sản xuất rượu thủ công là gì?

Theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định 105/2017/NĐ-CP quy định về sản xuất rượu thủ công như sau:

3. Sản xuất rượu thủ công là hoạt động sản xuất rượu bằng dụng cụ truyền thống, không sử dụng máy móc, thiết bị công nghiệp.

Quy định về sản xuất rượu thủ công năm 2022

Quy định về sản xuất rượu thủ công năm 2022 quy định như thế nào? Quy định về sản xuất rượu thủ công năm 2022 được quy định như sau:

Thứ nhất, về điều kiện sản xuất rượu thủ công

  • Về điều kiện sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh:

– Là doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoặc hộ kinh doanh được thành lập theo quy định của pháp luật.

– Bảo đảm các điều kiện về an toàn thực phẩm và ghi nhãn hàng hóa rượu theo quy định.

  • Về điều kiện sản xuất rượu thủ công bán cho cơ sở có Giấy phép sản xuất rượu để chế biến lại:

– Có hợp đồng mua bán với doanh nghiệp có Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp.

– Trường hợp không bán rượu cho doanh nghiệp có Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp, tổ chức, cá nhân sản xuất rượu thủ công phải làm thủ tục cấp Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh theo quy định tại Nghị định 105/2017/NĐ-CP.

Quy định về sản xuất rượu thủ công năm 2022
Quy định về sản xuất rượu thủ công năm 2022

Thứ hai, về hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép sản xuất rượu thủ công:

– Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh (01 bộ) bao gồm:

  • Đơn đề nghị cấp Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Nghị định 105/2017/NĐ-CP.
  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoặc hộ kinh doanh.
  • Bản sao Bản công bố sản phẩm rượu hoặc bản sao Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm (đối với rượu chưa có quy chuẩn kỹ thuật); bản sao Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, trừ trường hợp đối với cơ sở thuộc loại kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ theo quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm.
  • Bản liệt kê tên hàng hóa rượu kèm theo bản sao nhãn hàng hóa rượu mà tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc dự kiến sản xuất.

Thứ ba, thủ tục cấp giấy phép sản xuất rượu thủ công:

– Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, thẩm định và cấp giấy phép cho thương nhân. Trường hợp từ chối cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

– Trường hợp chưa đủ hồ sơ hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan cấp giấy phép phải có văn bản yêu cầu bổ sung.

Lưu ý: Giấy phép được làm thành 04 bản: 02 bản lưu tại cơ quan cấp phép, 01 bản gửi cơ sở được cấp giấy phép, 01 bản gửi Sở Công Thương.

Thứ tư, thẩm quyền cấp giấy phép sản xuất rượu thủ công:

– Phòng Kinh tế hoặc Phòng Kinh tế và Hạ tầng thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện là cơ quan cấp Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh, Giấy phép bán lẻ rượu trên địa bàn.

Thứ năm, quy định về thời hạn giấy phép sản xuất rượu thủ công:

– Thời hạn của Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh, Giấy phép phân phối rượu, Giấy phép bán buôn rượu, Giấy phép bán lẻ rượu là 05 năm.

Thứ sáu, quy định về chế độ báo cáo khi sản xuất rượu thủ công:

  • Đối với rượu có độ cồn từ 5,5 độ trở lên, trước ngày 20 tháng 01 hằng năm, thương nhân sản xuất rượu công nghiệp, thương nhân sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh, thương nhân phân phối rượu, thương nhân bán buôn rượu, thương nhân bán lẻ rượu, có trách nhiệm gửi báo cáo tình hình sản xuất, kinh doanh rượu năm trước của đơn vị mình về cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép theo Mẫu số 08, Mẫu số 09 Mục II tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 17/2020/NĐ-CP.
  • Trước ngày 30 tháng 01 hàng năm, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm gửi báo cáo tình hình sản xuất rượu thủ công bán cho cơ sở có Giấy phép sản xuất rượu để chế biến lại trên địa bàn về Phòng Kinh tế hoặc Phòng Kinh tế và Hạ tầng theo Mẫu số 10 ban hành kèm theo Nghị định số 17/2020/NĐ-CP
  • Đối với rượu có độ cồn từ 5,5 độ trở lên, trước ngày 15 tháng 02 hằng năm, Phòng Kinh tế hoặc Phòng Kinh tế và Hạ tầng thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm gửi báo cáo tình hình sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh, sản xuất rượu thủ công để bán cho các cơ sở có giấy phép sản xuất rượu để chế biến lại, tình hình bán lẻ rượu năm trước trên địa bàn về Sở Công Thương theo Mẫu số 11 Mục II tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 17/2020/NĐ-CP
  • Đối với rượu có độ cồn từ 5,5 độ trở lên trước ngày 28 tháng 02 hằng năm, Sở Công Thương có trách nhiệm gửi báo cáo tình hình sản xuất rượu, tình hình phân phối, bán buôn, bán lẻ rượu năm trước trên địa bàn về Bộ Công Thương theo Mẫu số 12 Mục II tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 17/2020/NĐ-CP.

Như vậy thông qua các thông tin tên ta đã biết được quy định về sản xuất rượu thủ công năm 2022.

Quyền và nghĩa vụ của thương nhân sản xuất rượu thủ công

Quyền và nghĩa vụ của thương nhân sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh:

  • Được bán rượu do mình sản xuất cho các thương nhân có Giấy phép phân phối rượu, bán buôn rượu, bán lẻ rượu, bán rượu tiêu dùng tại chỗ và thương nhân mua rượu để xuất khẩu.
  • Được trực tiếp bán lẻ rượu, bán rượu tiêu dùng tại chỗ đối với rượu do mình sản xuất tại các địa điểm kinh doanh của thương nhân.
  • Chịu trách nhiệm thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất rượu của mình.
  • Thực hiện chế độ báo cáo và các nghĩa vụ khác theo quy định tại Nghị định 105/2017/NĐ-CP

Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân sản xuất rượu thủ công bán cho cơ sở có Giấy phép sản xuất rượu để chế biến lại:

  • Không bắt buộc phải công bố chất lượng hàng hóa, dán tem rượu, ghi nhãn hàng hóa rượu theo quy định.
  • Trong quá trình vận chuyển đến nơi tiêu thụ, tổ chức, cá nhân phải xuất trình hợp đồng mua bán rượu với doanh nghiệp có giấy phép sản xuất rượu công nghiệp cho các cơ quan có thẩm quyền trong trường hợp bị kiểm tra.
  • Đăng ký sản xuất rượu thủ công với Ủy ban nhân dân cấp xã theo Mẫu số 04 ban hành kèm theo Nghị định 105/2017/NĐ-CP và chịu trách nhiệm thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất rượu của mình.
  • Không được bán rượu cho tổ chức, cá nhân không phải là doanh nghiệp sản xuất rượu công nghiệp đã ký hợp đồng mua bán để chế biến lại.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ LSX

Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề Quy định về sản xuất rượu thủ công năm 2022. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến quy định soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; thủ tục giải thể công ty cổ phần; cách tra số mã số thuế cá nhân; hợp pháp hóa lãnh sự Hà Nội; thay đổi tên đệm trong giấy khai sinh cho con; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsu

Câu hỏi thường gặp

Mức phí cho điều kiện cấp giấy phép sản xuất rượu thủ công để kinh doanh là bao nhiêu?

Mức phí cho điều kiện cấp giấy phép sản xuất rượu thủ công để kinh doanh được quy định như sau:
Phí thẩm định điều kiện hoạt động để cấp mới Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh: 1.100.000 đồng/cơ sở/lần.

Điều kiện cấp giấy phép phân phối rượu công nghiệp?

Hiện nay; theo quy định mới nhất tại Điều 11 Nghị định 105/2017/NĐ-CP và khoản 3 Điều 17 Nghị định 17/2020/NĐ-CP; điều kiện phân phối rượu bao gồm:
Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật;
Có hệ thống phân phối rượu trên địa bàn từ 02 tỉnh; thành phố trực thuộc trung ương trở lên (đã bao gồm địa bàn doanh nghiệp đặt trụ sở chính); tại mỗi địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phải có ít nhất 01 thương nhân bán buôn rượu. Trường hợp doanh nghiệp có thành lập chi nhánh hoặc địa điểm kinh doanh ngoài trụ sở chính để kinh doanh rượu; thì không cần có xác nhận của thương nhân bán buôn rượu;
Có văn bản giới thiệu hoặc hợp đồng nguyên tắc của thương nhân sản xuất rượu; thương nhân phân phối rượu khác hoặc nhà cung cấp rượu ở nước ngoài.

Các hành vi vi phạm quy định về kinh doanh rượu công nghiệp?

– Kinh doanh rượu không có giấy phép hoặc không đúng với nội dung ghi trong giấy phép theo quy định;
– Sử dụng cồn thực phẩm không đáp ứng quy chuẩn, cồn công nghiệp hoặc nguyên liệu bị cấm khác để sản xuất, pha chế rượu;
– Cho thuê, cho mượn Giấy phép kinh doanh phân phối rượu;
– Trưng bày, mua, bán, lưu thông, tiêu thụ các loại rượu không có tem, nhãn đúng quy định của pháp luật, rượu không bảo đảm tiêu chuẩn, chất lượng, an toàn thực phẩm, rượu không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng;
– Bán rượu cho người dưới 18 tuổi, bán rượu có nồng độ cồn từ 15 độ trở lên qua mạng Internet, bán rượu bằng máy bán hàng tự động;
– Quảng cáo, khuyến mại rượu trái quy định của pháp luật.

5/5 - (2 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm