Đất nghĩa trang, nghĩa địa là một trong những loại hình đất đai được quan tâm nhiều tới hiện nay, đất này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với nhiều gia đình, đặc biệt là khi cá nhân chết đi cũng như ý nghĩa trong việc bảo đảm an toàn xã hội. Theo đó mà các vấn đề về đất nghĩa trang, nghĩa địa được nhà nước và người dân chú trọng. Vậy hiện nay quy định về sử dụng đất nghĩa địa như thế nào? Đất nghĩa trang nghĩa địa được giao như thế nào? Hãy cùng LSX tìm hiểu về quy định này tại nội dung bài viết dưới đây.
Căn cứ pháp lý
- Luật đất đai năm 2013
- Nghị định số 23/2016/NĐ-CP
Quy định về đất nghĩa trang, nghĩa địa như thế nào?
Theo Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư 27/2018/TT-BTNMT thì đất nghĩa trang là đất để làm nơi mai táng tập trung, đất có công trình làm nhà tang lễ và công trình để hỏa táng.
Theo khoản 2 Điều 10 Luật Đất đai 2013 quy định về nhóm đất phi nông nghiệp bao gồm các loại đất sau đây:
– Đất ở gồm đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị;
– Đất xây dựng trụ sở cơ quan;
– Đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh;
– Đất xây dựng công trình sự nghiệp gồm đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp; đất xây dựng cơ sở văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục thể thao, khoa học và công nghệ, ngoại giao và công trình sự nghiệp khác;
– Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp gồm đất khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất; đất thương mại, dịch vụ; đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp; đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản; đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm;
– Đất sử dụng vào mục đích công cộng gồm đất giao thông (gồm cảng hàng không, sân bay, cảng đường thủy nội địa, cảng hàng hải, hệ thống đường sắt, hệ thống đường bộ và công trình giao thông khác); thủy lợi;
Đất có di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh; đất sinh hoạt cộng đồng, khu vui chơi, giải trí công cộng; đất công trình năng lượng; đất công trình bưu chính, viễn thông; đất chợ; đất bãi thải, xử lý chất thải và đất công trình công cộng khác;
– Đất cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng;
– Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng;
– Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng;
– Đất phi nông nghiệp khác gồm đất làm nhà nghỉ, lán, trại cho người lao động trong cơ sở sản xuất;
Đất xây dựng kho và nhà để chứa nông sản, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, máy móc, công cụ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và đất xây dựng công trình khác của người sử dụng đất không nhằm mục đích kinh doanh mà công trình đó không gắn liền với đất ở.
Như vậy, đất nghĩa trang thuộc nhóm đất phi nông nghiệp.
Quy định về việc giao đất nghĩa địa như thế nào?
Giao đất nghĩa trang không thu tiền sử dụng đất
Theo khoản 2 Điều 54 Luật Đất đai 2013 quy định nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất đối với đất làm nghĩa trang, nghĩa địa không thuộc trường hợp tổ chức kinh tế được giao đất thực hiện dự án đầu tư hạ tầng nghĩa trang, nghĩa địa để chuyển nhượng quyền sử dụng đất gắn với hạ tầng.
Giao đất nghĩa trang có thu tiền sử dụng đất
Đất nghĩa trang sẽ được nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất trong trường hợp tổ chức kinh tế được giao đất thực hiện dự án đầu tư hạ tầng nghĩa trang, nghĩa địa để chuyển nhượng quyền sử dụng đất gắn với hạ tầng theo khoản 4 Điều 55 Luật Đất đai 2013.
Quy định về sử dụng đất nghĩa địa như thế nào?
Nhà nước đã đưa ra những quy định về việc sử dụng, quản lý đất nghĩa trang, nghĩa địa qua Nghị định số 23/2016/NĐ-CP. Theo đó, việc xây dựng, quản lý, sử dụng nghĩa trang và cơ sở hỏa táng tuân thủ theo các quy tắc nhất định sau đây:
– Thứ nhất, nghĩa trang phải được xây dựng theo quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị hoặc quy hoạch nghĩa trang vùng tỉnh, quy hoạch chi tiết xây dựng nghĩa trang được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Các nghĩa trang đang hoạt động hoặc đã đóng cửa phải được định kỳ chăm sóc, bảo quản, gìn giữ phần mộ, tro cốt tại các nhà lưu giữ, duy tu bảo dưỡng các công trình trong nghĩa trang; bảo đảm các quy định về vệ sinh môi trường trong nghĩa trang. Khoảng cách an toàn môi trường từ hàng rào nghĩa trang tới khu dân cư, công trình công cộng phải đảm bảo quy chuẩn kỹ thuật về quy hoạch xây dựng.
– Thứ hai, đối với việc quản lý sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa:
+ Việc quản lý sử dụng đất trong nghĩa trang phải tuân thủ theo quy hoạch chi tiết xây dựng nghĩa trang được cấp có thẩm quyền phê duyệt và các quy định hiện hành khác, đảm bảo sử dụng đất mai táng đúng mục đích; diện tích đất tối đa sử dụng cho phần mộ cá nhân phải tuân thủ theo quy định;
+ Khi có nhu cầu đăng ký và chuyển nhượng phần mộ cá nhân, người được đăng ký trước phần mộ cá nhân theo quy định không được chuyển nhượng phần mộ cá nhân;
+ Việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất gắn với hạ tầng cho phần mộ cá nhân trong nghĩa trang đầu tư xây dựng từ nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước được thực hiện thông qua hợp đồng được ký kết giữa đại diện chủ đầu tư và người sử dụng dịch vụ. Hợp đồng có thể được lập riêng hoặc chung với hợp đồng dịch vụ nghĩa trang. Người sử dụng dịch vụ đã ký hợp đồng nhưng có nhu cầu cho, tặng, chuyển nhượng hợp đồng cho người khác sử dụng thì phải lập lại hợp đồng ký giữa chủ đầu tư và người nhận cho, tặng, chuyển nhượng tuân thủ theo các quy định của pháp luật hiện hành.
– Thứ ba, điều kiện đăng ký trước khi sử dụng phần mộ cá nhân trong nghĩa trang được đầu tư xây dựng từ nguồn vốn ngân sách nhà nước phải tuân thủ theo nguyên tắc nhất định sau đây:
+ Người được đăng ký trước phần mộ cá nhân trong nghĩa trang bao gồm: Người từ 70 tuổi trở lên, người mắc bệnh hiểm nghèo theo quy định do Bộ Y tế ban hành, người có vợ hoặc chồng đã được an táng trong nghĩa trang;
+ Hồ sơ đăng ký của người được đăng ký trước phần mộ cá nhân gồm: Đơn đề nghị, giấy tờ tùy thân của công dân (thẻ căn cước hoặc giấy chứng minh thư nhân dân hoặc hộ khẩu); giấy xác nhận của bệnh viện mắc bệnh hiểm nghèo (đối với người mắc bệnh hiểm nghèo); giấy chứng tử và giấy đăng ký kết hôn (đối với người có vợ hoặc chồng đã được an táng trong nghĩa trang);
+ Hồ sơ đăng ký nộp tại đơn vị quản lý nghĩa trang trên địa bàn. Thời gian giải quyết không quá 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Các giấy tờ quy định là bản sao có xuất trình bản chính để đối chiếu hoặc bản sao chứng thực.
Thông tin liên hệ:
Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Quy định về sử dụng đất nghĩa địa năm 2023 như thế nào?“. Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến thủ tục thay đổi người đứng tên sổ đỏ. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Trình tự, thủ tục thu hồi đất vi phạm pháp luật về đất đai
- Hiện nay ai có thẩm quyền thu hồi đất của người dân?
- Văn bản hợp nhất nghị định về bồi thường giải phóng mặt bằng
Câu hỏi thường gặp:
– Tất cả các nghĩa trang; cơ sở hỏa táng phải được quy hoạch. Việc quy hoạch; đầu tư xây dựng nghĩa trang; cơ sở hỏa táng tuân thủ pháp luật về quy hoạch; xây dựng; bảo vệ môi trường).
– Việc quản lý đất nghĩa trang; cơ sở hỏa táng phải tuân thủ theo pháp luật về đất đai; tiết kiệm và hiệu quả; bảo đảm an toàn; an ninh và vệ sinh môi trường.
– Chủ đầu tư xây dựng nghĩa trang; cơ sở hỏa táng có trách nhiệm quản lý; sử dụng nghĩa trang và cơ sở hỏa táng theo quy định của Nghị định này và các quy định hiện hành khác có liên quan.
– Cơ quan quản lý nhà nước về nghĩa trang theo phân cấp của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, giám sát công tác quản lý, sử dụng nghĩa trang và cơ sở hỏa táng; kiến nghị hoặc xử lý các vi phạm về quản lý, sử dụng nghĩa trang và cơ sở hỏa táng trên địa bàn theo thẩm quyền.
Đối với đất nghĩa trang, nghĩa địa sẽ thuộc loại đất có thời hạn sử dụng ổn định lâu dài theo khoản 10 Điều 125 Luật Đất đai 2013.
Đối với hộ gia đình, cá nhân có đất nghĩa trang, nghĩa địa bị thu hồi mà phải di chuyển mồ mả thì Điều 8 Nghị định 47/2014/NĐ-CP đã có quy định người có mồ mả phải di chuyển sẽ được bố trí đất và được bồi thường chi phí đào, bốc, di chuyển, xây dựng mới và các chi phí hợp lý khác có liên quan trực tiếp.