Quy định về thời gian làm việc của giáo viên?

bởi Luật Sư X
Quy định về thời gian làm việc của giáo viên?

Mỗi ngành nghề sẽ có một tính chất, đặc trưng làm việc riêng và được pháp luật quy định cụ thể về thời gian lao động. Vậy, thời gian lên lớp của giáo viên được pháp luật quy định như thế nào? 

Căn cứ:

  • Luật giáo dục 2005

  • Quyết định số 188/1999/QĐ-TTg

  • Thông tư 15/2017/TT-BGDĐT 

  • Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT

Nội dung tư vấn:
1. Giáo viên là gì?
Giáo viên là một ngành nghề vô cùng vinh dự và được xã hội tôn trọng, với nhiệm vụ đào tạo và phát triển con người song song với gia đình. Căn cứ Điều 70 Luật giáo dục 2005, giáo viên thuộc nhà giáo, với nhiệm vụ chính là giảng dạy, giáo dục trong các cơ sở mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp. Ngày 20 tháng 11 hằng năm là ngày nhà giáo Việt Nam.

Điều 70. Nhà giáo
1. Nhà giáo là người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong nhà trường, cơ sở giáo dục khác.
2. Nhà giáo phải có những tiêu chuẩn sau đây:
a) Phẩm chất, đạo đức, tư tưởng tốt;
b) Đạt trình độ chuẩn được đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ;
c) Đủ sức khỏe theo yêu cầu nghề nghiệp;
d) Lý lịch bản thân rõ ràng.
3. Nhà giáo giảng dạy ở cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp gọi là giáo viên; ở cơ sở giáo dục đại học gọi là giảng viên.

2. Quy định về thời gian làm việc của giáo viên.
Căn cứ Điều 1 quyết định số 188/1999/QĐ-TTg về việc thực hiện chế độ tuần làm việc 40 giờ trong 05 ngày, thứ bảy và chủ nhật hàng tuần được nghỉ đối với cán bộ, công chức và người lao động tại các cơ quan, đơn vị hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, trong đó có giáo viên. 

Điều 1. Nay quy định chế độ tuần làm việc 40 giờ trong 5 ngày, nghỉ ngày thứ bẩy và chủ nhật hàng tuần đối với cán bộ, công chức và người lao động trong các cơ quan, đơn vị hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội (gọi chung là đơn vị).

Căn cứ Điều 5 Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT quy định về thời gian làm việc của giáo viên, cụ thể như sau:
Thời gian làm việc của giáo viên tiểu học trong năm học là 42 tuần, trong đó:

  • 35 tuần dành cho việc giảng dạy và các hoạt động giáo dục theo quy định về kế hoạch thời gian năm học.
  • 05 tuần dành cho học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ.
  • 01 tuần dành cho việc chuẩn bị năm học mới.
  • 01 tuần dành cho việc tổng kết năm học.

Thời gian làm việc của giáo viên trung học cơ sở và trung học phổ thông trong năm học là 42 tuần, trong đó:

  • 37 tuần dành cho việc giảng dạy và hoạt động giáo dục theo quy định về kế hoạch thời gian năm học.
  • 03 tuần dành cho học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ.
  • 01 tuần dành cho việc chuẩn bị năm học mới.
  • 01 tuần dành cho việc tổng kết năm học.

Thời gian nghỉ hằng năm của giáo viên gồm: nghỉ hè, nghỉ tết âm lịch, nghỉ học kỳ và các ngày nghỉ khác, cụ thể như sau:

  • Thời gian nghỉ hè của giáo viên thay cho nghỉ phép hằng năm là 02 tháng, được hưởng nguyên lương và các phụ cấp (nếu có).
  • Thời gian nghỉ tết âm lịch, nghỉ học kỳ theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
  • Các ngày nghỉ khác theo quy định của Bộ Luật lao động.

Điều 5. Thời gian làm việc, thời gian nghỉ hằng năm
1. Thời gian làm việc của giáo viên tiểu học trong năm học là 42 tuần, trong đó:
a) 35 tuần dành cho việc giảng dạy và các hoạt động giáo dục theo quy định về kế hoạch thời gian năm học.
b) 05 tuần dành cho học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ.
c) 01 tuần dành cho việc chuẩn bị năm học mới.
d) 01 tuần dành cho việc tổng kết năm học.
2. Thời gian làm việc của giáo viên trung học cơ sở và trung học phổ thông trong năm học là 42 tuần, trong đó:
a) 37 tuần dành cho việc giảng dạy và hoạt động giáo dục theo quy định về kế hoạch thời gian năm học.
b) 03 tuần dành cho học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ.
c) 01 tuần dành cho việc chuẩn bị năm học mới.
d) 01 tuần dành cho việc tổng kết năm học.
3. Thời gian nghỉ hằng năm của giáo viên gồm: nghỉ hè, nghỉ tết âm lịch, nghỉ học kỳ và các ngày nghỉ khác, cụ thể như sau:
a) Thời gian nghỉ hè của giáo viên thay cho nghỉ phép hằng năm là 02 tháng, được hưởng nguyên lương và các phụ cấp (nếu có);
b) Thời gian nghỉ tết âm lịch, nghỉ học kỳ theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;
c) Các ngày nghỉ khác theo quy định của Bộ Luật lao động.Căn cứ kế hoạch năm học, quy mô, đặc điểm, điều kiện cụ thể của từng trường, Hiệu trưởng bố trí thời gian nghỉ hằng năm cho giáo viên một cách hợp lý theo đúng quy định.

Căn cứ Thông tư 15/2017/TT-BGDĐT Bổ sung khoản 2a Điều 5 thuộc Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT về thời gian làm việc của giáo viên trường dự bị đại học là 42 tuần, trong đó:

  • 28 tuần dành cho việc giảng dạy và hoạt động giáo dục theo quy định về kế hoạch năm học.
  • 12 tuần dành cho học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ, xây dựng tài liệu, nghiên cứu khoa học và một số hoạt động khác theo kế hoạch năm học.
  • 01 tuần dành cho việc chuẩn bị năm học mới.
  • 01 tuần dành cho việc tổng kết năm học.

Bổ sung khoản 2a, Điều 5 như sau:
2a. Thời gian làm việc của giáo viên trường dự bị đại học là 42 tuần, trong đó:
28 tuần dành cho việc giảng dạy và hoạt động giáo dục theo quy định về kế hoạch năm học;
12 tuần dành cho học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ, xây dựng tài liệu, nghiên cứu khoa học và một số hoạt động khác theo kế hoạch năm học;
01 tuần dành cho việc chuẩn bị năm học mới;
01 tuần dành cho việc tổng kết năm học”.

Như vậy, trên đây là quy định cụ thể chi tiết về thời gian làm việc của giáo viên.
Mong bài viết hữu ích cho bạn đọc!

Khuyến nghị

  1. LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ thành lập doanh nghiệp Việt Nam
  2. Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay

 

Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm