Trong thời gian gần đây, có nhiều thắc mắc về thủ tục và điều kiện thành lập trường mầm non tư thục. Do đó, trong bài viết dưới đây, Luật sư X xin tổng hợp những điều cần biết về thủ tục thành lập trường mầm non tư thục mói nhất năm 2019.
Căn cứ:
-
Nghị định 46/2017/NĐ-CP
-
Thông tư 13/2015/TT-BGDDT
-
Thông tư 44/2010/TT-BGDĐT
-
Văn bản hợp nhất 04/VBHN-BGDDT
Nội dung tư vấn
Trường mầm non tư thục là ngành nghề kinh doanh đặc thù, đòi hỏi những điều kiện nhất định để thành lập. Đối tượng được thành lập trường mẫu giáo, thành lập trường mầm non tư thục bao gồm:
- Hộ kinh doanh cá thể.
- Doanh nghiệp và chi nhánh của doanh nghiệp.
Theo đó, đối tượng thành lập trường mầm non tư thực phải có đăng ký ngành nghề kinh doanh tương ứng với hoạt động giáo dục mà mình triển khai.
1. Điều kiện thành lập trường trường mầm non tư thục:
Nhằm đảm bảo chất lượng giáo dục cũng như giúp nhà nước dễ kiểm soát hệ thống trường mầm non, Nghị định 46/2017/NĐ-CP đã quy định về các điều kiện thành lập trường mầm non tư thục:
1. Có đề án thành lập trường mầm non tư thục phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội và quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục của địa phương đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt
2. Đề án thành lập trường mầm non tư thục xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ, chương trình và nội dung giáo dục; đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị, địa điểm dự kiến xây dựng trường; tổ chức bộ máy, nguồn lực và tài chính; phương hướng chiến lược xây dựng và phát triển.
3. Có quyết định thành lập hoặc quyết định cho phép thành lập của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.
4. Có đất đai, trường sở, cơ sở vật chất, thiết bị đáp ứng yêu cầu, duy trì và phát triển hoạt động giáo dục
a) Trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ được đặt tại khu dân cư phù hợp quy hoạch chung, thuận lợi cho trẻ em đến trường; bảo đảm các quy định về an toàn và vệ sinh môi trường;
b) Diện tích khu đất xây dựng gồm: Diện tích xây dựng; diện tích sân chơi; diện tích cây xanh, đường đi. Diện tích khu đất xây dựng bình quân tối thiểu 12 m2 cho một trẻ em đối với khu vực đồng bằng, trung du; 08 m2 cho một trẻ em đối với khu vực thành phố, thị xã và núi cao.
Đối với nơi khó khăn về đất đai, có thể thay thế diện tích xây dựng bằng diện tích sàn xây dựng và bảo đảm đủ diện tích theo quy định:
Trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ tư thục có thể thuê trường sở, cơ sở vật chất, thiết bị của Nhà nước, cơ sở giáo dục công lập không sử dụng để tổ chức hoạt động giáo dục theo quy định của pháp luật.
Trường trường mầm non tư thục có thể thuê một phần hoặc toàn bộ quỹ nhà và cơ sở hạ tầng của Nhà nước để tổ chức hoạt động giáo dục theo quy định của Chính phủ về khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường, giám định tư pháp. Trường hợp thuê trang thiết bị giáo dục chưa sử dụng hết công suất của cơ sở sự nghiệp công lập trong lĩnh vực giáo dục thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước.
c) Khuôn viên của trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ có tường bao ngăn cách với bên ngoài;
d) Cơ cấu khối công trình gồm:
– Khối phòng nhóm trẻ, lớp mẫu giáo: Phòng sinh hoạt chung, phòng ngủ, phòng vệ sinh, hiên chơi bảo đảm theo đúng quy chuẩn quy định;
– Khối phòng phục vụ học tập: Phòng giáo dục thể chất, phòng giáo dục nghệ thuật hoặc phòng đa chức năng;
– Khối phòng tổ chức ăn: Khu vực nhà bếp và kho;
– Khối phòng hành chính quản trị gồm: Văn phòng trường, phòng hiệu trưởng, phòng phó hiệu trưởng, phòng hành chính quản trị, phòng y tế, phòng bảo vệ, phòng dành cho nhân viên, khu vệ sinh cho giáo viên, cán bộ, nhân viên, khu để xe cho giáo viên, cán bộ, nhân viên;
– Sân vườn gồm: Sân chơi của nhóm, lớp; sân chơi chung; sân chơi – cây xanh.
đ) Có thiết bị, đồ chơi, đồ dùng, tài liệu chăm sóc, giáo dục trẻ em theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
5. Có đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu và đạt tiêu chuẩn bảo đảm thực hiện chương trình giáo dục mầm non và tổ chức hoạt động giáo dục.
6. Có đủ nguồn lực tài chính theo quy định để bảo đảm duy trì và phát triển hoạt động giáo dục.
7. Có quy chế tổ chức và hoạt động của trường mầm non tư thục
2. Hồ sơ xin thành lập trường mầm non tư thục:
Thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 5 Điều 1 Thông tư 44/2010/TT-BGDĐT, hồ sơ thành lập trường mầm non tư thục bao gồm:
-
Tờ trình đề nghị thành lập trường mầm non tư thục của cơ quan chủ quản, cần nêu rõ sự cần thiết thành lập; tên nhà trẻ; địa điểm dự kiến làm trụ sở tổ chức thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ của nhà trường, nhà trẻ;
-
Đề án thành lập trường mầm non tư thục: xác định sự phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội và quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục; mục tiêu, nhiệm vụ, chương trình và nội dung giáo dục; đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị; tổ chức bộ máy hoạt động đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý; các nguồn lực và tài chính; quy hoạch, kế hoạch và các giải pháp xây dựng, phát triển nhà trẻ trong từng giai đoạn.
Lưu ý: Trong đề án cần nêu rõ dự kiến tổng số vốn để thực hiện các kế hoạch và bảo đảm hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em trong 3 năm đầu thành lập và các năm tiếp theo, có thuyết minh rõ về tính khả thi và hợp pháp của các nguồn vốn đầu tư xây dựng và phát triển nhà trường, nhà trẻ trong từng giai đoạn;
-
Văn bản về chủ trương giao đất hoặc hợp đồng nguyên tắc cho thuê đất, thuê nhà làm trụ sở xây dựng nhà trường, nhà trẻ với thời hạn dự kiến thuê tối thiểu 5 (năm) năm;
-
Bản dự thảo quy hoạch tổng thể mặt bằng và thiết kế sơ bộ các công trình kiến trúc xây dựng trên khu đất xây dựng trường mầm non tư thục
3. Thủ tục thành lập trường mầm non tư thục:
Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo pháp luật quy định
Bước 2: Gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện hồ sơ đến Ủy ban nhân dân cấp huyện
Bước 3: Cơ quan có thẩm quyền thẩm tra, xem xét hồ sơ
Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, UBND cấp huyện có trách nhiệm chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo và các phòng chuyên môn có liên quan có ý kiến thẩm định hồ sơ và thẩm định thực tế các điều kiện thành lập trường mầm non tư thục theo những nội dung và điều kiện theo quy định
Bước 4: Nhận kết quả
Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được ý kiến thẩm định bằng văn bản của Phòng Giáo dục và Đào tạo và các phòng chuyên môn có liên quan, UBND cấp huyện thông báo kết quả:
- Nếu đáp ứng các điều kiện theo quy định thì Chủ tịch UBND cấp huyện ra quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập;
- Nếu không đáp ứng các điều kiện theo quy định thì Chủ tịch UBND cấp huyện có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
Lưu ý: Sau khi nhận được Quyết định cho phép thành lập cơ sở mẫu giáo tư thục, phải tiếp tục làm thủ tục xin cấp phép hoạt động. Sau thời hạn 02 năm, kể từ ngày quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập có hiệu lực, nếu không được cấp phép hoạt động giáo dục thì quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập bị hủy bỏ.
Hy vọng bài viết hữu ích với bạn
Khuyến nghị
-
LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ luật sư cho doanh nghiệp tại Việt Nam
-
Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay 0833102102