Xin chào Luật sư, tôi có câu hỏi thắc mắc cần được Luật sư giải đáp như sau: Gia đình tôi có một khu đất rừng sản xuất. Đất được đo đạc trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có chiều dài 1,21ha tuy nhiên khi đo thực tế thì đo được là 1,25ha. Vậy phần đất bị dư ra có bị thu hồi không ạ? Và cho tôi hỏi phần diện tích này có được coi là phần đất lâm nghiệp bị lấn chiếm hay không? Nếu có thì quy định về thu hồi đất lâm nghiệp bị lấn chiếm như thế nào? Rất mong được Luật sư giải đáp. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Luật sư X. Chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc của bạn tại nội dung bài viết dưới đây, hi vọng bài viết mang lại những thông tin hữu ích đến bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Thế nào là hành vi lấn chiếm đất đai?
Căn cứ vào Khoản 1,2 Điều 3 Nghị định 91/2019/NĐ-CP (sửa đổi bổ sung tại Nghị định 04/2022/NĐ-CP) quy định về khái niệm hành vi lấn, chiếm đất đai như sau:
Lấn đất: “1. Lấn đất là việc người sử dụng đất chuyển dịch mốc giới hoặc ranh giới thửa đất để mở rộng diện tích đất sử dụng mà không được cơ quan quản lý nhà nước về đất đai cho phép hoặc không được người sử dụng hợp pháp diện tích đất bị lấn đó cho phép.“
Chiếm đất:
“2. Chiếm đất là việc sử dụng đất thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Tự ý sử dụng đất mà không được cơ quan quản lý nhà nước về đất đai cho phép;
b) Tự ý sử dụng đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác mà không được tổ chức, cá nhân đó cho phép;
c) Sử dụng đất được Nhà nước giao đất, cho thuê đất đã hết thời hạn sử dụng mà không được Nhà nước gia hạn sử dụng đất và đã có quyết định thu hồi đất được công bố, tổ chức thực hiện nhưng người sử dụng đất không chấp hành (trừ trường hợp hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp sử dụng đất nông nghiệp);
d) Sử dụng đất trên thực địa mà chưa hoàn thành các thủ tục giao đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật.“
Đối tượng nào bị áp dụng các biện pháp xử phạt lấn chiếm đất lâm nghiệp?
Đối tượng có hành vi vi phạm hành chính trong việc lấn chiếm đất lâm nghiệp bị xử phạt bao gồm:
Một, hộ gia đình, cộng đồng dân cư; cá nhân trong nước, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài (sau đây gọi chung là cá nhân);
Hai, tổ chức trong nước, tổ chức nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (sau đây gọi chung là tổ chức);
Ba, cơ sở tôn giáo.
Quy định về thu hồi đất lâm nghiệp bị lấn chiếm
Diện tích đất lấn chiếm là hành vi vi phạm pháp luật về đất đai và bị thu hồi đất theo quy định tại điểm đ khoản 1 điều 64 Luật đất đai 2013.
Điều 64. Thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai
1. Các trường hợp thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai bao gồm:
đ) Đất được Nhà nước giao để quản lý mà để bị lấn, chiếm;…
Theo quy định tại khoản 3 điều 82 và khoản 1 điều 92 Luật đất đai 2013 thì phần diện tích đất bị lấn chiếm này và bức tường gia đình bạn xây trên diện tích đất đó sẽ không được nhà nước bồi thường khi thu hồi đất.
Điều 82. Trường hợp Nhà nước thu hồi đất không được bồi thường về đất
Nhà nước thu hồi đất không bồi thường về đất trong các trường hợp sau đây:
3. Đất thu hồi trong các trường hợp quy định tại Điều 64 và các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 65 của Luật này;
Điều 92. Trường hợp Nhà nước thu hồi đất không được bồi thường tài sản gắn liền với đất
1. Tài sản gắn liền với đất thuộc một trong các trường hợp thu hồi đất quy định tại các điểm a, b, d, đ, e, i khoản 1 Điều 64 và điểm b, d khoản 1 Điều 65 của Luật này.
Thẩm quyền thu hồi đất trong trường hợp này thuộc về Ủy ban nhân dân cấp huyện (điều 66 Luật đất đai 2013)
Điều 66. Thẩm quyền thu hồi đất
2. Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thu hồi đất trong các trường hợp sau đây
a) Thu hồi đất đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư;
Với những căn cứ nêu trên, phần diện tích đất lấn chiếm sẽ bị thu hồi và phần diện tích đất này sẽ không được bồi thường khi nhà nước thu hồi đất.
Hành vi lấn chiếm đất lâm nghiệp bị xử phạt như thế nào?
Căn cứ theo khoản 3, khoản 7 Điều 14 Nghị định 91/2019/NĐ-CP quy định:
“Điều 14. Lấn, chiếm đất
3. Trường hợp lấn, chiếm đất nông nghiệp là đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất tại khu vực nông thôn, thì hình thức và mức xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm dưới 0,02 héc ta;
b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,02 héc ta đến dưới 0,05 héc ta;
c) Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;
d) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;
đ) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;
e) Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 01 héc ta trở lên.
7. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm đối với các hành vi vi phạm tại các khoản 1, 2, 3, 4 và khoản 5 của Điều này và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm; trừ trường hợp trường hợp quy định tại điểm b và điểm c khoản này;
d) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này; số lợi bất hợp pháp được xác định theo quy định tại khoản 2 Điều 7 của Nghị định này.”
Theo đó, hành vi lấn chiến đất lâm nghiệp là đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất tại khu vực nông thôn tùy vào diện tích đất lấn chiếm sẽ có hình thức và mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả tương ứng.
Ai có thẩm quyền xử phạt lấn chiếm đất lâm nghiệp?
Theo khoản 2 Điều 40 Nghị định 91/2019/NĐ-CP quy định thẩm quyền lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính liên quan đến đất đai, cụ thể như sau:
– Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai quy định tại các Điều 38 và Điều 39 Nghị định 91/2019/NĐ-CP;
– Công chức, viên chức được giao nhiệm vụ thực hiện thanh tra; kiểm tra việc quản lý, sử dụng đất đai và hoạt động dịch vụ về đất đai.
Công chức kiểm lâm được giao nhiệm vụ thực hiện thanh tra, kiểm tra việc quản lý; sử dụng lâm nghiệp được lập biên bản- vi phạm hành chính đối với hành vi lấn; chiếm, sử dụng đất rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất vào mục đích khác. Công chức, viên chức Cảng vụ hàng không được giao nhiệm vụ thực hiện kiểm tra việc sử dụng đất cảng hàng không, sân bay dân dụng.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Công chứng mua bán nhà cần giấy tờ gì theo quy định 2023
- Không lấy được vân tay khi làm căn cước công dân thì làm thế nào?
- Đi làm căn cước công dân cần những gì theo quy định năm 2022?
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Quy định về thu hồi đất lâm nghiệp bị lấn chiếm” đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới tư vấn pháp lý về tranh chấp thừa kế đất đai. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Để bảo vệ thực thì quyền sử dụng đất, chủ sở hữu cần thực hiện các phương thức bảo vệ sau:
Tiến hành hòa giải, thương lượng với người có hành vi lấn chiếm đất đai. Theo pháp luật quy định, Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở. Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dần cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.
Hoặc tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì bạn có thể thực hiện khởi kiện đến Tòa án căn cứ Điều 203 Luật đất đai 2013.
Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 6 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, được sửa đổi bởi điểm a khoản 4 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 quy định:
“a) Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm, trừ các trường hợp sau đây:
Vi phạm hành chính về kế toán; hóa đơn; phí, lệ phí; kinh doanh bảo hiểm; quản lý giá; chứng khoán; sở hữu trí tuệ; xây dựng; thủy sản; lâm nghiệp; điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước; hoạt động dầu khí và hoạt động khoáng sản khác; bảo vệ môi trường; năng lượng nguyên tử; quản lý, phát triển nhà và công sở; đất đai; đê điều; báo chí; xuất bản; sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh hàng hóa; sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả; quản lý lao động ngoài nước thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 02 năm.
Vi phạm hành chính về thuế thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về quản lý thuế;”
Theo đó, thời hiệu xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi lấn, chiếm đất lâm nghiệp là 2 năm.
Thẩm quyền thu hồi đất bị lấn chiếm thuộc về Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có đất.
Căn cứ quy định tại Điều 66 Luật Đất đai 2013, thẩm quyền thu hồi đất cụ thể được phân chia như sau:
Ủy ban nhân dân cấp huyện: Có thẩm quyền thu hồi đất đối với trường hợp người sử dụng đất là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư;
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh: Có thẩm quyền thu hồi đất đối với trường hợp đất thu hồi là đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích ở xã, phường, thị trấn; người sử dụng đất là tổ chức, người Việt Nam định cư ở nước ngoài có quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam, cơ sở tôn giáo, hoặc tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, hoặc doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Đặc biệt, đối với trường hợp có cả đối tượng thu hồi đất thuộc thẩm quyền thu hồi của Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền thu hồi hoặc ủy quyền cho Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thu hồi đất.