Trung tâm phát triển quỹ đất là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường, có chức năng tạo lập, phát triển, quản lý, khai thác quỹ đất; tổ chức thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; … thực hiện các dịch vụ khác trong lĩnh vực đất đai. Trung tâm phát triển quỹ đất có vai trò quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến đất đai kết hợp với các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền thực hiện các thủ tục về đất đai để thực hiện. Vậy pháp luật quy định như thế nào về trung tâm phát triển quỹ đất cấp huyện? Cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ quyền hạn của cơ quan này như thế nào? Để làm rõ vấn đề này, Luật sư X xin giới thiệu đến bạn đọc bài viết “Quy định về trung tâm phát triển quỹ đất cấp huyện“. Mời bạn đọc cùng tham khảo.
Căn cứ pháp lý
- Nghị định 43/2014/NĐ-CP
- Thông tư liên tịch 16/2015/TTLT-BTNMT-BNV-BTC
Trung tâm phát triển quỹ đất là gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 1 Thông tư liên tịch 16/2015/TTLT-BTNMT-BNV-BTC, Trung tâm phát triển quỹ đất là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường, có chức năng tạo lập, phát triển, quản lý, khai thác quỹ đất; tổ chức thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân; tổ chức thực hiện việc đấu giá quyền sử dụng đất và thực hiện các dịch vụ khác trong lĩnh vực đất đai.
Trung tâm phát triển quỹ đất có thể có các Chi nhánh thuộc Trung tâm phát triển quỹ đất. Tuy nhiên, không nhất thiết ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh đều thành lập Chi nhánh.
Có thể thấy, Trung tâm phát triển quỹ đất là tổ chức thực hiện một số dịch vụ trong lĩnh vực đất đất nhưng không tham gia vào thủ tục cấp Giấy chứng nhận (Sổ đỏ, Sổ hồng).
Nhiệm vụ, quyền hạn của Trung tâm phát triển quỹ đất
Nhiệm vụ quyền hạn của trung tâm phát triển quỹ đất được quy định tại Điều 2 Thông tư liên tịch 16/2015/TTLT-BTNMT-BNV-BTC như sau:
– Lập kế hoạch tổ chức thực hiện việc thu hồi đất theo kế hoạch sử dụng đất hàng năm của quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh để bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.
– Lập, tổ chức thực hiện phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
– Lập dự án đầu tư và tổ chức xây dựng kết cấu hạ tầng trên đất để tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất khi được Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương giao.
– Tổ chức thực hiện việc đầu tư xây dựng tạo lập và phát triển quỹ nhà, đất tái định cư để phục vụ Nhà nước thu hồi đất và phát triển kinh tế – xã hội tại địa phương khi được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao.
– Thực hiện việc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
– Quản lý quỹ đất đã được giải phóng mặt bằng, quỹ đất nhận chuyển nhượng nhưng chưa có dự án đầu tư hoặc chưa đấu giá quyền sử dụng đất; đất đã thu hồi và thuộc trách nhiệm quản lý của Tổ chức phát triển quỹ đất theo quy định của Luật Đất đai.
– Tổ chức thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
– Lập phương án sử dụng khai thác quỹ đất được giao quản lý nhưng chưa có quyết định giao đất, cho thuê đất.
– Thực hiện các dịch vụ trong việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; đấu giá quyền sử dụng đất; dịch vụ tư vấn xác định giá đất, trừ các trường hợp Nhà nước định giá đất; cung cấp thông tin về địa điểm đầu tư, giá đất và quỹ đất cho các tổ chức, cá nhân theo yêu cầu.
– Được cung cấp hồ sơ, bản đồ, thông tin, số liệu đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của pháp luật.
– Liên doanh, liên kết, hợp tác với các tổ chức kinh tế, cá nhân để thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước; quy định của pháp luật về cơ chế tự chủ đối với đơn vị sự nghiệp công lập và quy định của pháp luật khác có liên quan.
– Được ký hợp đồng thuê các tổ chức, cá nhân làm tư vấn hoặc thực hiện các nhiệm vụ được giao theo quy định của pháp luật.
– Thực hiện việc thu phí, lệ phí theo quy định của pháp luật.
– Quản lý viên chức, người lao động, tài chính và tài sản thuộc Trung tâm phát triển quỹ đất theo quy định của pháp luật; thực hiện chế độ báo cáo theo quy định hiện hành về các lĩnh vực công tác được giao.
Trung tâm phát triển quỹ đất có phải là tổ chức phát triển quỹ đất?
Để phân biệt Trung tâm phát triển quỹ đất khác gì với tổ chức phát triển quỹ đất cần hiểu rõ vị trí, chức năng của hai tổ chức này.
Về vị trí: Tổ chức phát triển quỹ đất là đơn vị sự nghiệp công được thành lập theo quy định của pháp luật về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập; có tư cách pháp nhân, có trụ sở, con dấu riêng và được mở tài khoản để hoạt động theo quy định của pháp luật; có chi nhánh tại các quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (theo điểm a khoản 2 Điều 5 Nghị định 43/2014/NĐ-CP).
Đối với địa phương đã có Tổ chức phát triển quỹ đất cấp tỉnh và cấp huyện thì tổ chức lại Tổ chức phát triển quỹ đất trên cơ sở hợp nhất Tổ chức phát triển quỹ đất cấp tỉnh và cấp huyện hiện có.
Về chức năng: Tổ chức phát triển quỹ đất có chức năng tạo lập, phát triển, quản lý, khai thác quỹ đất; tổ chức thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân; tổ chức thực hiện việc đấu giá quyền sử dụng đất và thực hiện các dịch vụ khác (theo Điểm a Khoản 2 Điều 5 Nghị định 43/2014/NĐ-CP).
Theo đó, về cơ bản chức năng của hai tổ chức này là giống nhau, đều là tổ chức thực hiện dịch vụ trong lĩnh vực đất đai. Điều này xuất phát quy định Tổ chức phát triển quỹ đất được thành lập hoặc tổ chức lại để thay thế Trung tâm phát triển quỹ đất. Thời gian chưa thành lập hoặc chưa tổ chức lại thì Trung tâm phát triển quỹ đất đã thành lập vẫn được tiếp tục hoạt động.
Nội dung này được quy định rõ tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 43/2014/NĐ-CP như sau:
“5. Văn phòng đăng ký đất đai và Tổ chức phát triển quỹ đất phải được thành lập hoặc tổ chức lại trước ngày 31 tháng 12 năm 2015. Trong thời gian chưa thành lập hoặc tổ chức lại các tổ chức theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này thì Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất, Trung tâm phát triển quỹ đất đã thành lập được tiếp tục hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ đã được giao”.
Trung tâm phát triển quỹ đất cấp huyện được quy định như thế nào?
Căn cứ Khoản 2 Điều 3 Thông tư liên tịch 16/2015/TTLT-BTNMT-BNV-BTC quy định về cơ cấu tổ chức của trung tâm phát triển quỹ đất như sau:
“2. Cơ cấu tổ chức:
a) Phòng Hành chính – Tổng hợp;
b) Phòng Kế hoạch – Tài chính;
c) Phòng Bồi thường và Giải phóng mặt bằng;
d) Phòng Quản lý và Phát triển quỹ đất;
đ) Phòng Kỹ thuật và Thông tin đất đai;
e) Các Chi nhánh thuộc Trung tâm phát triển quỹ đất (không nhất thiết ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh đều thành lập Chi nhánh).
Chi nhánh thuộc Trung tâm phát triển quỹ đất tại các huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh là đơn vị hạch toán phụ thuộc; có con dấu riêng và được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bố trí văn phòng, trang thiết bị làm việc theo quy định của pháp luật. Chi nhánh có Giám đốc, không quá 02 Phó Giám đốc và các viên chức chuyên môn.
Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Trung tâm phát triển quỹ đất và các Chi nhánh thuộc Trung tâm phát triển quỹ đất. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng của Trung tâm phát triển quỹ đất và Giám đốc, Phó Giám đốc Chi nhánh Trung tâm phát triển quỹ đất thực hiện theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.”
Theo quy định trên có thể hiểu trung tâm phát triển quỹ đất cấp huyện chính là chi nhánh thuộc trung tâm phát triển quỹ đất được thành lập các huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
Đây là đơn vị hạch toán phụ thuộc; có con dấu riêng và được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bố trí văn phòng, trang thiết bị làm việc theo quy định của pháp luật. Chi nhánh có Giám đốc, không quá 02 Phó Giám đốc và các viên chức chuyên môn.
Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Chi nhánh thuộc Trung tâm phát triển quỹ đất. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm Giám đốc, Phó Giám đốc Chi nhánh Trung tâm phát triển quỹ đất thực hiện theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Như vậy quy định cụ thể về trung tâm phát triển quỹ đất cấp huyện (chi nhánh) sẽ do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ở các khu vực thực hiện cho phù hợp với tình hình địa phương.
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Quy định về trung tâm phát triển quỹ đất cấp huyện ” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật Sư X luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là thủ tục phí chuyển đất nông nghiệp sang đất thổ cư; thời hạn, điều kiện cấp sổ đỏ đất thổ cư,… vui lòng liên hệ đến hotline 0833102102. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.
Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Mời bạn xem thêm
- Xây dựng vượt giấy phép xây dựng bị xử phạt như thế nào?
- Báo cáo xây dựng phương án tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập 2022
- Xử lý xây dựng trên đất tranh chấp theo quy định
Câu hỏi thường gặp
– Trung tâm phát triển quỹ đất thực hiện cơ chế tự chủ đối với đơn vị sự nghiệp công lập.
– Nguồn tài chính sử dụng bao gồm:
+ Kinh phí bảo đảm hoạt động thường xuyên thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm phát triển quỹ đất (sau khi cân đối với nguồn thu sự nghiệp), theo quy định hiện hành để phù hợp với cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập;
+ Nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp, gồm:
Kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và kinh phí quản lý dự án đầu tư xây dựng theo quy định của pháp luật.
Kinh phí quản lý và khai thác quỹ đất đã thu hồi, nhận chuyển nhượng, tạo lập, phát triển; kinh phí quản lý và khai thác quỹ nhà đất đã xây dựng phục vụ tái định cư theo dự toán được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Phí đấu giá, tiền bán hồ sơ đấu giá quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật hiện hành và quy định cụ thể của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Lãi được chia từ các hoạt động liên doanh, liên kết; lãi tiền gửi tổ chức tín dụng.
Các khoản thu từ thực hiện hoạt động dịch vụ theo hợp đồng ký kết và theo quy định của pháp luật.
Các khoản thu từ hoạt động sự nghiệp khác theo quy định của pháp luật.
+ Nguồn vốn được ứng từ ngân sách nhà nước, từ Quỹ phát triển đất hoặc Quỹ đầu tư phát triển, quỹ tài chính khác được ủy thác để thực hiện nhiệm vụ theo quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
+ Nguồn vốn vay từ các tổ chức tín dụng;
+ Nguồn vốn từ liên doanh, liên kết để thực hiện các chương trình, phương án, dự án, đề án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
+ Nguồn viện trợ, tài trợ và các nguồn khác theo quy định của pháp luật.
– Việc phối hợp thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn giữa Trung tâm phát triển quỹ đất, Chi nhánh thuộc Trung tâm phát triển quỹ đất với Phòng Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp huyện), cơ quan tài chính và các cơ quan, đơn vị khác có liên quan phải theo các nguyên tắc sau:
+ Bảo đảm thực hiện đồng bộ, thống nhất, chặt chẽ, kịp thời, công khai, minh bạch;
+ Xác định rõ cơ quan, đơn vị chủ trì, phối hợp; trách nhiệm, quyền hạn của người đứng đầu cơ quan, đơn vị; nội dung, thời hạn, cách thức thực hiện; chế độ thông tin, báo cáo;
+ Tuân thủ các quy định của pháp luật hiện hành; phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, quy chế tổ chức hoạt động của từng cơ quan, đơn vị.
Căn cứ Khoản 2 Điều 3 Thông tư liên tịch 16/2015/TTLT-BTNMT-BNV-BTC quy định về cơ cấu tổ chức của trung tâm phát triển quỹ đất như sau:
“2. Cơ cấu tổ chức:
a) Phòng Hành chính – Tổng hợp;
b) Phòng Kế hoạch – Tài chính;
c) Phòng Bồi thường và Giải phóng mặt bằng;
d) Phòng Quản lý và Phát triển quỹ đất;
đ) Phòng Kỹ thuật và Thông tin đất đai;
e) Các Chi nhánh thuộc Trung tâm phát triển quỹ đất (không nhất thiết ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh đều thành lập Chi nhánh).”
Theo đó tùy theo khu vực mà sẽ có ít nhất 5 phòng (ở nơi không thành lập chi nhánh trung tâm phát triển quỹ đất) bao gồm: Phòng Hành chính – Tổng hợp; Phòng Kế hoạch – Tài chính; Phòng Bồi thường và Giải phóng mặt bằng; Phòng Quản lý và Phát triển quỹ đất; Phòng Kỹ thuật và Thông tin đất đai.