Xin chào Luật sư. Hiện nay tôi đang muốn xây dựng chuồng trại để nuôi bò, heo nhưng chưa rõ quy định pháp luật về việc xây dựng chuồng trại như thế nào, mong muốn nhờ luật sư tư vấn giúp. Tôi muốn xây dựng chuồng trại với quy mô lớn nên thắc mắc về quy định về xây dựng chuồng trại chăn nuôi năm 2023 như thế nào? Liệu tôi có cần xin giấy phép xây dựng chuồng trại chăn nuôi hay không? Nếu xây dựng chuồng trại trong một thị trấn nhỏ thì có được phép hay không? Xin cảm ơn!
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến LSX. Chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn tại nội dung bài viết dưới đây, mời bạn đọc tham khảo.
Căn cứ pháp lý
Đất xây dựng chuồng trại chăn nuôi thuộc nhóm đất nào?
Căn cứ Điều 10 Luật Đất đai 2013 quy định như sau:
“Điều 10. Phân loại đất
Căn cứ vào mục đích sử dụng, đất đai được phân loại như sau:
1. Nhóm đất nông nghiệp bao gồm các loại đất sau đây:
a) Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác;
b) Đất trồng cây lâu năm;
c) Đất rừng sản xuất;
d) Đất rừng phòng hộ;
đ) Đất rừng đặc dụng;
e) Đất nuôi trồng thủy sản;
g) Đất làm muối;
h) Đất nông nghiệp khác gồm đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất; xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép; đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm; đất ươm tạo cây giống, con giống và đất trồng hoa, cây cảnh;”
Như vậy, để công trình của bạn được xem là hợp pháp thì trước tiên việc anh xây dựng chuồng trại trên đất phải đúng mục đích sử dụng đất của nó.
Cụ thể theo quy định về phân loại đất căn cứ vào mục đích sử dụng, đất dùng để xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép thuộc nhóm đất nông nghiệp khác.
Quy định về xây dựng chuồng trại chăn nuôi năm 2023 như thế nào?
Tại Điều 80 của Luật quy định về đối tượng được cấp phép xây dựng có nêu rõ như sau:
“Điều 89. Đối tượng và các loại giấy phép xây dựng
Trước khi khởi công xây dựng công trình, chủ đầu tư phải có giấy phép xây dựng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp theo quy định của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
Công trình được miễn giấy phép xây dựng gồm:
a) Công trình bí mật nhà nước, công trình xây dựng theo lệnh khẩn cấp và công trình nằm trên địa bàn của hai đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên;
b) Công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng được Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp quyết định đầu tư;
c) Công trình xây dựng tạm phục vụ thi công xây dựng công trình chính;
d) Công trình xây dựng theo tuyến ngoài đô thị nhưng phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận về hướng tuyến công trình;
đ) Công trình xây dựng thuộc dự án khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và được thẩm định thiết kế xây dựng theo quy định của Luật này;
e) Nhà ở thuộc dự án phát triển đô thị, dự án phát triển nhà ở có quy mô dưới 7 tầng và tổng diện tích sàn dưới 500 m2 có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
g) Công trình sửa chữa, cải tạo, lắp đặt thiết bị bên trong công trình không làm thay đổi kết cấu chịu lực, không làm thay đổi công năng sử dụng, không làm ảnh hưởng tới môi trường, an toàn công trình;
h) Công trình sửa chữa, cải tạo làm thay đổi kiến trúc mặt ngoài không tiếp giáp với đường trong đô thị có yêu cầu về quản lý kiến trúc;
i) Công trình hạ tầng kỹ thuật ở nông thôn chỉ yêu cầu lập Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng và ở khu vực chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn được duyệt;
k) Công trình xây dựng ở nông thôn thuộc khu vực chưa có quy hoạch phát triển đô thị và quy hoạch chi tiết xây dựng được duyệt; nhà ở riêng lẻ ở nông thôn, trừ nhà ở riêng lẻ xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa;
l) Chủ đầu tư xây dựng công trình được miễn giấy phép xây dựng theo quy định tại các điểm b, d, đ và i khoản này có trách nhiệm thông báo thời điểm khởi công xây dựng kèm theo hồ sơ thiết kế xây dựng đến cơ quan quản lý xây dựng tại địa phương để theo dõi, lưu hồ sơ”.
Dựa theo như nội dung trong Điều 80 của Luật thì nếu như muốn xây dựng trang trại chăn nuôi nhưng không thuộc trường hợp nào trong quy định ở Khoản 2 Điều 89 của Luật xây dựng 2014 sẽ bắt buộc phải xin cấp phép xây dựng.
Với trường hợp muốn tiến hành xây dựng nhà kho, chuồng trại để phục vụ cho chăn nuôi tại vùng nông thôn và khu vực xây dựng không nằm trong hoặc chưa có kế hoạch quy hoạch phát triển đô thị, quy hoạch chi tiết xây dựng được duyệt thì có thể xây dựng mà không cần xin cấp phép. Thế nhưng, bắt buộc bà con phải liên hệ với bên chính quyền xã để nhờ hỗ trợ kiểm tra xem liệu khu vực đang có ý định xây dựng nhà kho, chuồng trại có thuộc quy hoạch phát triển đô thị, quy hoạch chi tiết xây dựng không. Trong trường hợp không nằm trong đối tượng nào ở Điểm k, Khoản 2 Điều 89 Luật xây dựng 2014 bà còn cần phải xin cấp giấy phép xây dựng theo đúng quy định về xây dựng trang trại chăn nuôi.
Xây dựng chuồng trại trong một thị trấn nhỏ thì có được phép hay không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 12 Luật Chăn nuôi 2018 quy định như sau:
Điều 12. Các hành vi bị nghiêm cấm trong chăn nuôi
1. Chăn nuôi trong khu vực không được phép chăn nuôi của thành phố, thị xã, thị trấn, khu dân cư; trừ nuôi động vật làm cảnh, nuôi động vật trong phòng thí nghiệm mà không gây ô nhiễm môi trường.
2. Sử dụng chất cấm trong chăn nuôi.
3. Sử dụng kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi không phải là thuốc thú y được phép lưu hành tại Việt Nam.
4. Sử dụng kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi nhằm mục đích kích thích sinh trưởng.
5. Phá hoại, chiếm đoạt nguồn gen giống vật nuôi.
6. Xuất khẩu trái phép nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm.
7. Nhập khẩu sản phẩm chăn nuôi có sử dụng chất cấm trong chăn nuôi.
8. Nhập khẩu, kinh doanh, chế biến sản phẩm chăn nuôi từ vật nuôi chết do bệnh hoặc chết không rõ nguyên nhân.
9. Nhập khẩu, nuôi, phóng thích, sử dụng trái phép vật nuôi biến đổi gen, sản phẩm chăn nuôi từ vật nuôi biến đổi gen.
10. Sử dụng, đưa chất, vật thể, bơm nước cưỡng bức vào cơ thể vật nuôi, sản phẩm của vật nuôi nhằm mục đích gian lận thương mại.
11. Thông đồng, gian dối trong thử nghiệm, khảo nghiệm, kiểm định, công bố chất lượng, chứng nhận sự phù hợp trong lĩnh vực chăn nuôi.
12. Xả thải chất thải chăn nuôi chưa được xử lý hoặc xử lý chưa đạt yêu cầu vào nơi tiếp nhận chất thải theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
13. Gian dối trong kê khai hoạt động chăn nuôi nhằm trục lợi.
14. Cản trở, phá hoại, xâm phạm hoạt động chăn nuôi hợp pháp.
Như vậy, theo quy định trên, thấy rằng việc xây dựng chuồng trại để chăn nuôi gia súc trong thành phố, thị xã, thị trấn, khu dân cư là hoàn toàn có thể thực hiện được nếu đảm bảo đáp ứng các điều kiện về xây dựng chuồng trại theo luật định.
Chỉ trừ trường hợp bạn muốn xây dựng chuồng trại và tiến hành chăn nuôi gia súc, gia cầm trong khu vực không được phép chăn nuôi thì mới không thể thực hiện được (trừ trường hợp nuôi một số động vật làm cảnh hoặc nuôi trong phòng thí nghiệm mà không gây ô nhiễm, ảnh hưởng môi trường thì anh được phép nuôi.)
Thông tin liên hệ:
Luật sư X sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Quy định về xây dựng chuồng trại chăn nuôi năm 2023 như thế nào?” hoặc các dịch vụ khác liên quan như tư vấn đặt cọc đất. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833102102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Diện tích tối thiểu để tách thửa đất nông nghiệp
- Đơn xin hỗ trợ di dời nhà ở
- Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bị trùng thửa
Câu hỏi thường gặp:
Khu vực nào thuộc nội thành của thành phố, thị xã, thị trấn, khu dân cư không được phép chăn nuôi sẽ do HĐND tỉnh quy định.
Thường sẽ là một số đại điểm như: Khu vực các chợ, cơ quan nhà nước, cơ sở y tế, trường học, khu tưởng niệm, công trình tôn giáo, tín ngưỡng, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, điểm tham quan, du lịch, khu vực tập trung đông dân cư, khu tái định cư, các công trình công cộng khác
Nguyên tắc xác định quy mô chăn nuôi được quy định như sau:
– Quy mô chăn nuôi gia súc, gia cầm được xác định bằng số lượng đơn vị vật nuôi tại cơ sở chăn nuôi cùng thời điểm;
– Quy mô chăn nuôi các loại vật nuôi khác được xác định bằng số lượng vật nuôi tại cơ sở chăn nuôi cùng thời điểm;
– Trường hợp cơ sở chăn nuôi hỗn hợp gồm gia súc, gia cầm và vật nuôi khác thì quy mô chăn nuôi gồm tổng số đơn vị vật nuôi của gia súc và gia cầm, số lượng từng loại vật nuôi khác.
Quy mô chăn nuôi bao gồm các loại sau đây:
– Chăn nuôi trang trại bao gồm chăn nuôi trang trại quy mô lớn, quy mô vừa và quy mô nhỏ;
– Chăn nuôi nông hộ.