Quy hoạch ODT là gì theo quy định?

bởi Thanh Loan
Quy hoạch ODT là gì theo quy định?

Theo quy định pháp luật, các nhóm đất sẽ được ký hiệu dưới dạng viết tắt bằng chữ cái in hoa. Vì vậy, khi bạn giao dịch đất đai, điều cần thiết là chúng ta phải hiểu ý nghĩa của các ký hiệu của từng loại đất trên bản đồ để hạn chế những rủi ro không đáng có trong quá trình giao dịch. Trong số các ký hiệu, thì ODT là ký hiệu xuất hiện thường xuyên, phổ biến nhất. Vậy Quy hoạch ODT là gì theo quy định?. Hãy cùng Luật sư X đi giải đáp ý nghĩa của ký hiệu này nhé!

Quy hoạch ODT là gì theo quy định?

Trong Luật Quy hoạch 2017, quy hoạch theo nghĩa rộng nhất là việc tổ chức vùng và phân bố các hoạt động kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh liên quan đến phát triển kết cấu hạ tầng, sử dụng và bảo vệ tài nguyên trong một khu vực nhất định. Mục đích của việc kết hợp giữa trạng thái sử dụng nguồn lực và hiệu quả kinh tế – xã hội nhằm tạo ra hiệu quả tối ưu trong việc sử dụng nguồn lực của nhà nước trong một khoảng thời gian nhằm đáp ứng mục tiêu phát triển bền vững.

Quy hoạch được hiểu chi tiết hơn đối với sử dụng nguồn lực/tài nguyên thiên nhiên là đất đai được quy định tại khoản 2 Điều 3 Luật Đất đai 2013:

2. Quy hoạch sử dụng đất là việc phân bổ và khoanh vùng đất đai theo không gian sử dụng cho các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường và thích ứng biến đổi khí hậu trên cơ sở tiềm năng đất đai và nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực đối với từng vùng kinh tế – xã hội và đơn vị hành chính trong một khoảng thời gian xác định.

ODT (odt) là ký hiệu của loại đất ở tại đô thị, được sử dụng trong bản đồ địa chính, mảnh trích đo địa chính, ký hiệu trên sổ đỏ (Thông tư 25/2014/TT-BTNMT).

Trên cơ sở những điều trên có thể kết luận quy hoạch sử dụng đất hiểu một cách đơn giản là tổ chức, hoạch định và quy hoạch không gian sử dụng đất trên cơ sở tiềm năng đất đai, nhu cầu sử dụng đất của các vùng. Vùng kinh tế, từng đơn vị hành chính với thời gian ngắn nhất để phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Căn cứ quy định tại Điều 37 Luật Đất đai 2013, được sửa đổi bổ sung bởi Luật sửa đổi bổ sung các Luật có liên quan đến quy hoạch, thời kỳ lập, thực hiện quy hoạch sử dụng đất như sau:

Điều 37. Thời kỳ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

1. Thời kỳ quy hoạch sử dụng đất là 10 năm. Tầm nhìn của quy hoạch sử dụng đất quốc gia là từ 30 năm đến 50 năm và cấp huyện là từ 20 năm đến 30 năm.

Về cơ bản, năm 2023, việc sử dụng đất vẫn được thực hiện theo quy hoạch đã được phê duyệt mà chưa có sự thay đổi toàn bộ.

Định hướng/tầm nhìn sử dụng đất theo quy hoạch ở nước ta là tới năm 2030.

Vì vậy, các tổ chức, cá nhân, cơ quan và những người có liên quan tiếp tục thực hiện các nghĩa vụ và quyền lợi của mình theo quy hoạch, kế hoạch đã được phê duyệt.

Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được lập, xác định và thực hiện cho một địa bàn cụ thể (cấp huyện, cấp tỉnh, khu kinh tế…) nên chủ đầu tư cần nghiên cứu kỹ các vấn đề này tại khu vực nông thôn khi đầu tư.

Cơ quan có thẩm quyền cung cấp thông tin này cho nhà đầu tư là Trung tâm thông tin Bộ Tài nguyên và Môi trường, Vụ Quy hoạch Kiến trúc, Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Tài nguyên và Môi trường. …

Trong phạm vi quyền hạn và trách nhiệm của mình, mỗi cơ quan có quyền tiếp nhận và cung cấp cho nhà đầu tư các thông tin khác nhau về sử dụng đất.

Tóm gọn lại, quy hoạch odt được hiểu gồm tổng hợp 3 yếu tố sau đây:

  • Là việc sắp xếp, sử dụng, phân bổ, khoanh vùng đất (đất odt) cho các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, quốc phòng an ninh, bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu;
  • Việc phân bổ, sắp xếp, khoanh vùng sử dụng loại đất này phải dựa trên cơ sở là tiềm năng của đất đai, nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực đối với từng vùng kinh tế – xã hội (ví dụ như vùng đồng bằng Bắc Bộ, đồng bằng Sông Cửu Long…) và từng đơn vị hành chính;
  • Quy hoạch sử dụng đất odt (phân bổ, khoanh vùng sử dụng đất odt) được thực hiện trong một khoảng thời gian xác định (thời kỳ 10 năm, tầm nhìn 30 đến 50 năm đối với cấp quốc gia hoặc 20 đến 30 năm đối với cấp huyện);
Quy hoạch ODT là gì theo quy định?
Quy hoạch ODT là gì theo quy định?

Các hành vi bị cấm khi lập quy hoạch ODT

Điều 16 Luật Quy hoạch đô thị 209 (được sửa đổi bởi Luật có liên quan đến quy hoạch) quy định 09 hành vi bị cấm trong quy hoạch đô thị gồm:

  • Không thực hiện trách nhiệm tổ chức lập quy hoạch đô thị.
  • Chọn tổ chức tư vấn lập quy hoạch đô thị không đủ điều kiện năng lực.
  • Lập, thẩm định, phê duyệt và điều chỉnh quy hoạch đô thị không đúng quy định của Luật này.
  • Can thiệp trái pháp luật vào hoạt động quy hoạch đô thị.
  • Từ chối cung cấp thông tin, trừ trường hợp thông tin thuộc bí mật nhà nước; cung cấp sai thông tin về quy hoạch đô thị.
  • Cố ý vi phạm quy hoạch đô thị đã được phê duyệt.
  • Phá hoại không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị.
  • Cắm mốc giới sai lệch; phá hoại, làm sai lệch mốc giới quy hoạch đô thị.
  • Cản trở, gây khó khăn cho việc lập và thực hiện quy hoạch đô thị.

Theo đó, trường hợp vi phạm về lập quy hoạch đô thị có thể bị phạt tiền từ 150 – 200 triệu đồng được quy định tại Điều 9 Nghị định số 16/2022/NĐ-CP như sau:

” Điều 9. Vi phạm quy định về lập quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị

1. Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Tổ chức lập nhiệm vụ quy hoạch, đồ án quy hoạch, nhiệm vụ quy hoạch điều chỉnh hoặc đồ án điều chỉnh quy hoạch không đúng yêu cầu, nguyên tắc, nội dung và thời gian quy định;

b) Không lấy ý kiến hoặc lấy ý kiến không đúng quy định của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc cộng đồng dân cư có liên quan về nhiệm vụ quy hoạch, đồ án quy hoạch, nhiệm vụ quy hoạch xây dựng điều chỉnh, đồ án điều chỉnh quy hoạch xây dựng theo quy định;

c) Tổ chức lập bản vẽ tổng mặt bằng, phương án kiến trúc công trình, giải pháp về hạ tầng kỹ thuật trong nội dung thiết kế cơ sở đối với dự án đầu tư xây dựng có quy mô nhỏ hơn 5 ha (nhỏ hơn 2 ha đối với dự án đầu tư xây dựng nhà ở chung cư) không phù hợp với quy hoạch phân khu xây dựng.”

Nội dung lập đồ án quy hoạch ODT thế nào?

Việc lập đồ án quy hoạch đô thị căn cứ theo:

  • Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh, quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành cao hơn;
  • Nhiệm vụ quy hoạch đô thị đã được phê duyệt.
  • Quy chuẩn về quy hoạch đô thị và quy chuẩn ngành.
  • Bản đồ địa hình do cơ quan chuyên môn khảo sát, đo đạc lập.
  • Tài liệu, số liệu về kinh tế – xã hội của địa phương và ngành có liên quan.

Cụ thể, nội dung lập quy đồ án quy hoạch đô thị đối với các loại đồ án quy hoạch đô thị như sau:

Nội dungTỷ lệ bản đồ quy hoạchThời hạn
Đồ án quy hoạch chung thành phố trực thuộcTrung ương– Xác định mục tiêu, động lực phát triển, quy mô dân số, đất đai, chỉ tiêu cơ bản về hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật của đô thị;
– Mô hình phát triển, cấu trúc phát triển không gian nội thị và khu vực ngoại thị, kể cả không gian ngầm;
– Định hướng hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật khung;
– Đánh giá môi trường chiến lược;
– Chương trình ưu tiên đầu tư và nguồn lực thực hiện.
1/25.000 hoặc 1/50.000.Từ 20 – 25 năm, tầm nhìn đến 50 năm.
Đồ án quy hoạch chung thành phố thuộc tỉnh, thị xã– Xác định mục tiêu, động lực phát triển, quy mô dân số, đất đai, chỉ tiêu về hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật;
– Mô hình phát triển, định hướng phát triển không gian nội thị và khu vực ngoại thị, trung tâm chính trị
– hành chính, dịch vụ, thương mại, văn hoá, giáo dục… cấp đô thị;
– Quy hoạch hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật khung trên mặt đất, trên cao và ngầm dưới đất;
– Đánh giá môi trường chiến lược.
1/10.000 hoặc 1/25.000Từ 20 – 25 năm.
Đồ án quy hoạch chung thị trấn– Phân tích và làm rõ cơ sở hình thành phát triển của đô thị;
– Nghiên cứu về mô hình phát triển không gian, kiến trúc, môi trường phù hợp với tính chất, chức năng của đô thị;
– Xác định các giai đoạn phát triển, kế hoạch thực hiện, các dự án có tính chất tạo động lực hình thành phát triển đô thị mới và mô hình quản lý phát triển đô thị;
– Đánh giá môi trường chiến lược.
1/5.000 hoặc 1/10.00010 – 15 năm
Đồ án quy hoạch chung đô thị mới– Phân tích và làm rõ cơ sở hình thành phát triển của đô thị;
– Nghiên cứu về mô hình phát triển không gian, kiến trúc, môi trường phù hợp với tính chất, chức năng của đô thị;
– Xác định các giai đoạn phát triển, kế hoạch thực hiện, các dự án có tính chất tạo động lực hình thành phát triển đô thị mới và mô hình quản lý phát triển đô thị.
1/10.000 hoặc 1/25.00020 – 25 năm
Đồ án quy hoạch phân khu– Xác định chức năng sử dụng cho từng khu đất;
– Nguyên tắc tổ chức không gian, kiến trúc cảnh quan cho toàn khu vực lập quy hoạch;
– Chỉ tiêu về dân số, sử dụng đất, hạ tầng kỹ thuật đối với từng ô phố;
– Bố trí công trình hạ tầng xã hội phù hợp với nhu cầu sử dụng;
– Bố trí mạng lưới các công trình hạ tầng kỹ thuật đến các trục đường phố phù hợp với các giai đoạn phát triển của toàn đô thị.
1/5.000 hoặc 1/2.000Xác định trên cơ sở thời hạn quy hoạch chung và yêu cầu quản lý, phát triển đô thị.
Đồ án quy hoạch chi tiết– Xác định chỉ tiêu về dân số, hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật và yêu cầu tổ chức không gian, kiến trúc cho toàn khu vực quy hoạch;
– Bố trí công trình hạ tầng xã hội phù hợp với nhu cầu sử dụng;
– Chỉ tiêu sử dụng đất và yêu cầu về kiến trúc công trình đối với từng lô đất;
– Bố trí mạng lưới các công trình hạ tầng kỹ thuật đến ranh giới lô đất.
1/500Xác định trên cơ sở thời hạn quy hoạch phân khu và theo yêu cầu quản lý, nhu cầu đầu tư.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ:

Vấn đề “Quy hoạch ODT là gì theo quy định?” đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới tư vấn pháp lý về Công chứng tại nhà Bắc Giang. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102

Câu hỏi thường gặp:

Thời hạn sử dụng đất ODT là bao lâu?

Đất ODT thường có thời hạn sử dụng rất lâu dài vì là loại đất thổ cư dùng để xây dựng các công trình nhà ở, hoặc các công trình phục vụ sinh hoạt của con người.
Loại đất này thuộc nhóm đất ở và có thời hạn sử dụng là ổn định lâu dài, khác với đất thương mại dịch vụ sở hữu 50 – 70 năm, đất ODT có thời hạn dài hơn.
Nếu đất ODT thuộc sở hữu cá nhân hoặc tổ chức bị giải tỏa với mục đích sử dụng của nhà nước, thì chủ sở hữu vẫn sẽ được đền bù đúng theo giá đất mà nhà nước quy định.

Đất ODT có giá đền bù khi bị giải toả không?

Đất ODT là đất thuộc loại đất dùng để ở (đất thổ cư) nên thường có thời gian sử dụng rất lâu dài tuỳ theo quy định và định hướng quy hoạch tại từng tỉnh, thành phố. Vậy đất ODT vẫn có thời hạn sử dụng đất nhưng thời gian lâu dài hơn các loại đất khác.
Trong trường hợp khi phải giải toả các khu đất ODT với mục đích sử dụng để xây những công trình quốc phòng, an ninh,… thuộc sở hữu của nhà nước, thì chủ sở hữu vẫn được đền bù theo giá đất mà nhà nước quy định.

Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm