Quy trình cưỡng chế vi phạm đất đai

bởi Liên
Quy trình cưỡng chế vi phạm đất đai

Cưỡng chế vi phạm đất đai là biện pháp được áp dụng đối với các trường hợp vi phạm trong lĩnh vực đất đai được thực hiện bởi quyền lực Nhà nước, dựa trên các quy định của pháp luật để thực hiện việc vi phạm các quy định trong đất đai. Để tránh việc lạm dụng quyền lực Nhà nước trong việc cưỡng chế thu hồi đất, pháp luật Việt Nam đã có những quy định rất rõ về quy trình cưỡng chế vi phạm đất đai. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho bạn những thắc mắc về quy trình cưỡng chế vi phạm đất đai.

Căn cứ pháp lý

Quy trình cưỡng chế vi phạm đất đai về việc thu hồi đất

Cưỡng chế thu hồi đất là giải pháp cuối cùng để thực hiện việc thu hồi đất khi người có đất bị thu hồi không hợp tác. Là việc sử dụng quyền lực Nhà nước, dựa trên các quy định của pháp luật để thực hiện việc thu hồi đất nhằm các mục đích cộng đồng, an ninh – quốc phòng. 

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất và tổ chức thực hiện quyết định cưỡng chế (theo khoản 3 Điều 71 Luật Đất đai 2013)

Điều kiện cưỡng chế thu hồi đất đai

Theo Khoản 2 Điều 71 Luật Đất đai năm 2013 cưỡng chế thu hồi đất được thực hiện khi có đủ các điều kiện sau:

– Người có đất thu hồi không chấp hành quyết định thu hồi đất sau khi UBND cấp xã, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã nơi có đất thu hồi và tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng đã vận động, thuyết phục;

– Quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất đã được niêm yết công khai tại trụ sở UBND cấp xã, địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi;

– Quyết định cưỡng chế  thực hiện quyết định thu hồi đất đã có hiệu lực thi hành;

– Người bị cưỡng chế đã nhận được quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất có hiệu lực thi hành.

Trường hợp người bị cưỡng chế từ chối không nhận quyết định cưỡng chế hoặc vắng mặt khi giao quyết định cưỡng chế thì UBND cấp xã lập biên bản.

Nguyên tắc cưỡng chế

Theo quy định tại khoản 1 Điều 70 Luật Đất đai 2013:

– Việc cưỡng chế phải tiến hành công khai, dân chủ, khách quan, bảo đảm trật tự, an toàn, đúng quy định.

– Thời điểm bắt đầu tiến hành cưỡng chế được thực hiện trong giờ hành chính.

Theo đó, người bị cưỡng chế có thể dựa vào nguyên tắc trên để bảo vệ quyền và lợi ích của mình nếu người thực hiện cưỡng chế không tuân thủ đúng quy định.

Trình tự, thủ tục cưỡng chế thu hồi đất

Theo khoản 4 Điều 71 Luật Đất đai 2013 (hướng dẫn tại Nghị định 43/2014/NĐ-CP) cưỡng chế thu hồi đất được thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Thành lập Ban thực hiện cưỡng chế

  • Trước khi tiến hành cưỡng chế, Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định thành lập Ban thực hiện cưỡng chế gồm:
  • Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch UBND cấp huyện là trưởng ban;

Thành viên gồm:

  • Đại diện các cơ quan tài chính, tài nguyên và môi trường, thanh tra, tư pháp, xây dựng cấp huyện;
  • Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã;
  • Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường giải phóng mặt bằng,
  • UBND cấp xã nơi có đất và một số thành viên khác do Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định.

Bước 2: Vận động, thuyết phục, đối thoại

  • Ban thực hiện cưỡng chế vận động, thuyết phục, đối thoại với người bị cưỡng chế.
  • Nếu người bị cưỡng chế chấp hành thì Ban thực hiện cưỡng chế lập biên bản ghi nhận sự chấp hành. Việc bàn giao đất được thực hiện chậm nhất sau 30 ngày kể từ ngày lập biên bản.
  • Trường hợp người bị cưỡng chế không chấp hành quyết định cưỡng chế thì Ban thực hiện cưỡng chế tổ chức thực hiện cưỡng chế;

Bước 3: Tổ thức thực hiện cưỡng chế

  • Ban thực hiện cưỡng chế có quyền buộc người bị cưỡng chế và những người có liên quan phải ra khỏi khu đất cưỡng chế, tự chuyển tài sản ra khỏi khu đất cưỡng chế.  
  • Nếu không thực hiện thì Ban thực hiện cưỡng chế có trách nhiệm di chuyển người bị cưỡng chế và người có liên quan cùng tài sản ra khỏi khu đất cưỡng chế.
  • Trường hợp người bị cưỡng chế từ chối nhận tài sản thì Ban thực hiện cưỡng chế phải lập biên bản, tổ chức thực hiện bảo quản tài sản theo quy định của pháp luật và thông báo cho người có tài sản nhận lại tài sản.

Thông báo thu hồi đất

Thông báo thu hồi đất, thành phần Ban thực hiện cưỡng chế thu hồi đất, kinh phí cưỡng chế thu hồi đất, giải quyết khiếu kiện phát sinh từ việc cưỡng chế thu hồi đất được hướng dẫn tại Điều 17 Nghị định 43/2014/NĐ-CP như sau:

Việc thông báo thu hồi đất, thành phần Ban thực hiện cưỡng chế thu hồi đất, kinh phí cưỡng chế thu hồi đất, giải quyết khiếu kiện phát sinh từ việc cưỡng chế thu hồi đất quy định tại Điều 61 và Điều 62 của Luật Đất đai 2013 thực hiện theo quy định sau đây:

– Cơ quan tài nguyên và môi trường trình Ủy ban nhân dân cùng cấp phê duyệt kế hoạch thu hồi đất, điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm, gồm các nội dung sau đây:

Lý do thu hồi đất;

  • Diện tích, vị trí khu đất thu hồi trên cơ sở hồ sơ địa chính hiện có hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; trường hợp thu hồi đất theo tiến độ thực hiện dự án thì ghi rõ tiến độ thu hồi đất;
  • Kế hoạch điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm;
  • Dự kiến về kế hoạch di chuyển và bố trí tái định cư;
  • Giao nhiệm vụ lập, thực hiện phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.

– Thông báo thu hồi đất bao gồm các nội dung quy định tại các Điểm a, b, c và d Khoản 1 Điều này.

– Lực lượng Công an căn cứ vào phương án cưỡng chế thu hồi đất để xây dựng kế hoạch bảo vệ trật tự, an toàn trong quá trình tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế thu hồi đất.

– Khi thực hiện cưỡng chế thu hồi đất mà người bị cưỡng chế từ chối nhận tài sản theo quy định tại Điểm c Khoản 4 Điều 71 của Luật Đất đai thì Ban thực hiện cưỡng chế giao tài sản cho Ủy ban nhân dân cấp xã bảo quản tài sản theo quy định của pháp luật.

Lưu ý: Người có đất thu hồi, tổ chức, cá nhân có liên quan có quyền khiếu nại về việc thu hồi đất theo quy định tại khoản 6 của Điều luật này.

Quy trình cưỡng chế vi phạm đất đai
Quy trình cưỡng chế vi phạm đất đai

Quy trình cưỡng chế vi phạm hành chính về đất đai

Về điều kiện cưỡng chế vi phạm hành chính

Tại Khoản 43 Điều 1 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 sửa đổi, bổ sung 2020 quy định về Cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính như sau:

– Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt theo quy định tại Điều 73 của Luật này. Theo đó:

  • Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính phải chấp hành quyết định xử phạt trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận quyết định xử phạt vi phạm hành chính; trường hợp quyết định xử phạt vi phạm hành chính có ghi thời hạn thi hành nhiều hơn 10 ngày thì thực hiện theo thời hạn đó.
  • Trường hợp cá nhân, tổ chức bị xử phạt khiếu nại, khởi kiện đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính thì vẫn phải chấp hành quyết định xử phạt, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 15 của Luật này. Việc khiếu nại, khởi kiện được giải quyết theo quy định của pháp luật.
  • Người có thẩm quyền xử phạt đã ra quyết định xử phạt có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra việc chấp hành quyết định xử phạt của cá nhân, tổ chức bị xử phạt và thông báo kết quả thi hành xong quyết định cho cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu về xử lý vi phạm hành chính của Bộ Tư pháp, cơ quan tư pháp địa phương.

– Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không tự nguyện hoàn trả kinh phí cho cơ quan đã thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại khoản 5 Điều 85 của Luật này.”.

  • Các biện pháp cưỡng chế bao gồm:
  • Khấu trừ một phần lương hoặc một phần thu nhập, khấu trừ tiền từ tài khoản của cá nhân, tổ chức vi phạm;
  • Kê biên tài sản có giá trị tương ứng với số tiền phạt để bán đấu giá;
  • Thu tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính do cá nhân, tổ chức khác đang giữ trong trường hợp cá nhân, tổ chức sau khi vi phạm cố tình tẩu tán tài sản.
  • Buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 1 Điều 28 của Luật này.
  • Cưỡng chế đồng thời phạt tiền và khắc phục hậu quả

Tại Điều 38 Nghị định 166/2013/NĐ-CP về cưỡng chế xử lý vi phạm hành chính có quy định: Cưỡng chế đối với cá nhân, tổ chức vừa bị áp dụng xử phạt vi phạm hành chính vừa bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả, như sau:

  • Trường hợp cá nhân, tổ chức vừa không chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, vừa không chấp hành một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả, thì người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế áp dụng đồng thời các biện pháp cưỡng chế quy định tại Mục 1, 2, 3 hoặc 4 Chương II và Mục 5 Chương II Nghị định này đối với cá nhân, tổ chức đó, trừ trường hợp quy định tại Điều 74 Luật xử lý vi phạm hành chính ( điều này được sửa đổi bổ sung tại khoản 36 điều 1 Luật xử lý vi phạm hành chính sửa đổi, bổ sung năm 2020)
  • Trường hợp cá nhân, tổ chức chỉ chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà không chấp hành biện pháp khắc phục hậu quả hoặc chỉ chấp hành biện pháp khắc phục hậu quả mà không chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính thì người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế áp dụng biện pháp cưỡng chế quy định tại Mục 1, 2, 3 và 4 Chương II hoặc Mục 5 Chương II Nghị định này đối với cá nhân, tổ chức đó.

Như vậy, theo Luật Xử lý vi phạm hành chính thì khi cá nhân không chấp hành quyết định xử phạt, cụ thể trường hợp không chấp hành phạt tiền và biện pháp buộc khắc phục hậu quả thì người có thẩm quyền phải tiến hành cưỡng chế đồng thời hình phạt tiền và khắc phục hậu quả.

Thẩm quyền cưỡng chế vi phạm hành chính

– Căn cứ theo khoản 44 Điều 1 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 sửa đổi, bổ sung 2020 quy định thẩm quyền cưỡng chế, theo đó Chủ tịch UBND các cấp có thẩm quyền ban hành quyết định cưỡng chế trong trường hợp cá nhân, tổ chức không chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định áp dụng biện pháp buộc khắc phục hậu quả.

– Căn cứ vào nội dung vụ việc vi phạm thì cá nhân có hành vi vi phạm các quy định về đất đai sẽ bị phạt tiền theo quy định tại chương II Nghị định 91/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai. Theo đó nếu người sử dụng đất vi phạm một trong các trường hợp quy định tại các điều từ Điều 9 đến Điều 37 của nghị định này sẽ bị phạt tiền và phải buộc khắc phục hậu quả gây ra. Mức phạt tiền có thể đến 1 tỷ đồng nếu vi phạm.

– Theo quy định tại khoản 1, 2, 3 Điều 38 Nghị định 91/2019/NĐ-CP và khoản 8 Điều 1 Nghị định 04/2022/NĐ-CP sửa đổi điểm b khoản 2 Điều 38 Nghị  định 91/2019/NĐ-CP quy định thẩm quyền của Chủ tịch UBND các cấp trong xử phạt vi phạm hành chính theo đó: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp có quyền: Phạt cảnh cáo; Phạt tiền đến;Tịch thu các giấy tờ đã bị tẩy xóa, sửa chữa, làm sai lệch nội dung; giấy tờ giả đã sử dụng trong việc sử dụng đất; Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả; 

Riêng Chủ tịch UBND cấp xã còn có thêm thẩm quyền buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm. 

Ngoài ra, Chủ tịch UBND cấp huyện và cấp  tỉnh còn có thêm thẩm quyền Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 5 Nghị định này và Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động dịch vụ tư vấn trong lĩnh vực đất đai có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động dịch vụ tư vấn trong lĩnh vực đất đai có thời hạn. 

Mức phạt tiền ở các cấp UBND là khác nhau.

– Trường hợp Chủ tịch UBND cấp xã ban hành Quyết định xử phạt và áp dụng cả 2 biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu và trả lại đất lấn chiếm thì phải sửa đổi hoặc hủy bỏ quyết định xử phạt theo quy định của Nghị định 118/2021/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hàn Luật Xử lý vi phạm hành chính sau đó ban hành quyết định cưỡng chế và tiến hành cưỡng chế. Hoặc có thể sau khi hủy đề nghị Chủ tịch UBND cấp huyện ban hành quyết định áp dụng biện pháp buộc khắc phục hậu quả khôi phục tình trạng ban đầu và trả lại đất đã lấn, chiếm để đảm bảo tính triệt để.

Liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của  Luật Sư X  liên quan đến Quy trình cưỡng chế vi phạm đất đai.Quý khách hàng muốn tư vấn thêm về đơn xác nhận tình trạng hôn nhân, đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền, hồ sơ thành lập công ty, cấp phép bay flycam,  công ty tạm ngừng kinh doanh… Vui lòng liên hệ 0833102102 để được nhận tư vấn.

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Trường hợp nào bị cưỡng chế  thu hồi đất đai do vi phạm pháp luật?

Theo quy định tại Điều 64 Luật Đất đai 2013 thì các trường hợp thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai bao gồm:
+ Sử dụng đất không đúng mục đích đã được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất và đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi sử dụng đất không đúng mục đích mà tiếp tục vi phạm;
+ Người sử dụng đất cố ý hủy hoại đất;
+ Đất được giao, cho thuê không đúng đối tượng hoặc không đúng thẩm quyền;
+ Đất không được chuyển nhượng, tặng cho theo quy định của Luật này mà nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho;
+ Đất được Nhà nước giao để quản lý mà để bị lấn, chiếm;
+ Đất không được chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của Luật này mà người sử dụng đất do thiếu trách nhiệm để bị lấn, chiếm;
+ Người sử dụng đất không thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà không chấp hành;
+ Đất trồng cây hàng năm không được sử dụng trong thời hạn 12 tháng liên tục; đất trồng cây lâu năm không được sử dụng trong thời hạn 18 tháng liên tục; đất trồng rừng không được sử dụng trong thời hạn 24 tháng liên tục;
+Đất được Nhà nước giao, cho thuê để thực hiện dự án đầu tư mà không được sử dụng trong thời hạn 12 tháng liên tục hoặc tiến độ sử dụng đất chậm 24 tháng so với tiến độ ghi trong dự án đầu tư kể từ khi nhận bàn giao đất trên thực địa phải đưa đất vào sử dụng; trường hợp không đưa đất vào sử dụng thì chủ đầu tư được gia hạn sử dụng 24 tháng và phải nộp cho Nhà nước khoản tiền tương ứng với mức tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với thời gian chậm tiến độ thực hiện dự án trong thời gian này; hết thời hạn được gia hạn mà chủ đầu tư vẫn chưa đưa đất vào sử dụng thì Nhà nước thu hồi đất mà không bồi thường về đất và tài sản gắn liền với đất, trừ trường hợp do bất khả kháng.
– Việc thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai phải căn cứ vào văn bản, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định hành vi vi phạm pháp luật về đất đai.

Chủ tịch UBND xã có quyền phạt bao nhiêu tiền đối với cưỡng chế hành chính đất đai

Thẩm quyền của Chủ tịch UBND cấp xã trong việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai là: Phạt tiền đến 5.000.000 đồng (Theo điểm b, khoản 1 Điều 38 Nghị đinh 91/2019/NĐ-CP)

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm