Thực trạng công tác phòng chống tội phạm hiện nay

bởi Cẩm Tú

Tình hình thế giới, khu vực diễn biến nhanh chóng, phức tạp; đặc biệt là tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19 tới mọi mặt của đời sống xã hội. Các thế lực thù địch, phản động tiếp tục gia tăng các hoạt động chống phá với nhiều phương thức; thủ đoạn tinh vi, nguy hiểm hơn. Hoạt động của các loại tội phạm tiếp tục diễn biến phức tạp.

Bám sát sự lãnh đạo của Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương triển khai quyết liệt, hiệu quả các chủ trương về phòng, chống dịch Covid-19 để thực hiện “mục tiêu kép”; vừa tích cực phòng, chống dịch bệnh; vừa bảo đảm an ninh, trật tự, an sinh xã hội, cải thiện đời sống của Nhân dân; giữ vững ổn định chính trị, trật tự xã hội, phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội, đối ngoại của đất nước. Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu về thực trạng công tác phòng chống tội phạm qua bài viết sau đây:

Thực trạng công tác phòng, chống tội phạm

Những thành tựu đạt được

Về công tác chỉ đạo, điều hành

Ngay từ đầu năm Nhà nước đã tập trung xây dựng thể chế, tạo hành lang pháp lý cần thiết cho công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật. Tập trung triển khai các đề án, dự án, các nội dung trong Chiến lược quốc gia phòng, chống tội phạm; phòng, chống ma túy; phòng, chống mua bán người. Chủ động giải quyết những vấn đề phức tạp nổi lên về an ninh, trật tự; các vụ án, vụ việc nổi cộm, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, góp phần nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật. Tập trung xây dựng thể chế, tọa hành lang pháp lý cần thiết cho công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật.

Về công tác phòng ngừa

Chính phủ đã chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương thường xuyên tuyên truyền nâng cao cảnh giác phòng ngừa tội phạm bằng nhiều hình thức phù hợp, nhất là trên các phương tiện thông tin đại chúng; coi đây là biện pháp mang tính cơ bản, chiến lược, lâu dài.

Đồng thời, tổ chức triển khai thực hiện và nhân rộng nhiều mô hình, điển hình nhằm huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và nhân dân trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, bảo vệ an ninh, trật tự và xây dựng thế trận an ninh nhân dân vững chắc. Tập trung làm tốt công tác quản lý, giáo dục đối tượng tại địa bàn cơ sở, nhất là nhóm đối tượng có nguy cơ phạm tội. Bố trí Công an chính quy đảm nhiệm chức danh Công an xã tại 100% số xã, thị trấn trên toàn quốc; góp phần nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật ngay từ cơ sở.

Những hạn chế còn tồn tại

Công tác tuyên truyền ở nhiều nơi vẫn còn mang tính phong trào, hình thức

Các hoạt động truyền thông mới chỉ đạt về độ bao phủ, chưa đi sâu vào nội dung pháp luật, hoạt động chủ yếu tập trung nhiều ở vùng thành thị. Các vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa vẫn gặp nhiều khó khăn về truyền tải thông tin, về nội dung truyền thông chưa phù hợp với từng đối tượng vùng miền. Công tác phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức của Mặt trận, đoàn thể trong hoạt động truyền thông còn thiếu đồng bộ. Có nơi vẫn coi đây là nhiệm vụ chủ yếu của ngành công an nên chưa chủ động phối hợp triển khai thựchiện nên tình trạng vi phạm pháp luật do thiếu hiểu biết ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa vẫn còn nhiều.

Vệc bảo đảm các điều kiện để duy trì hoạt động phòng, chống tội phạm vô cùng khó khăn

Các mô hình, các cuộc vận động, các phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc đã được triển khai xây dựng nhiều ở các địa phương nhưng việc bảo đảm các điều kiện để duy trì hoạt động là vô cùng khó khăn về kinh phí, về nội dung và địa điểm sinh hoạt. Rất ít nơi duy trì hoạt động được thời gian dài. Nhiều nơi chỉ xây dựng cho có hoặc có hoạt động thì chỉ duy trì được thời gian đầu. Bên cạnh đó, việc sơ tổng kết đánh giá nhân rộng các mô hình, các phong trào hoạt động chưa được các cấp, các ngành quan tâm đúng mức.

Tình hình tội phạm và vi phạm pháp luật diễn biến phức tạp

Một số vấn đề rất đáng quan tâm như: một số đối tượng lợi dụng những vấn đề xảy để kích động, lôi kéo, gây áp lực đối với các cấp chính quyền, thách thức, đe dọa người thi hành công vụ và phóng viên tác nghiệp; tình hình xâm hại trẻ em; hành hung y bác sĩ trong các bệnh viện, tệ nạn và tội phạm ma túy diễn biến phức tạp và có chiều hướng gia tăng ở các địa phương, cơ sở…

Biện pháp tăng cường công tác phòng, chống tội phạm

Thực trạng công tác phòng, chống tội phạm hiện nay
Thực trạng công tác phòng, chống tội phạm hiện nay

Nâng cao hiệu quả lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện công tác phòng, chống tội phạm.
Chủ động phòng ngừa tội phạm, kết hợp chặt chẽ giữa phòng ngừa xã hội và phòng ngừa nghiệp vụ; phòng ngừa từ sớm, từ xa, từ cơ sở là chính; lấy cơ sở là địa bàn trọng tâm nhằm giảm bền vững các loại tội phạm và giảm tỷ lệ phạm tội lần đầu.
Tuyên truyền về công tác phòng, chống tội phạm.
Đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.
Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện chính sách, pháp luật trong công tác phòng, chống tội phạm.
Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tấn công trấn áp, điều tra, xử lý tội phạm.
Thực hiện hiệu quả công tác quản lý nhà nước về an ninh, trật tự.
Kiện toàn tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ trực tiếp làm công tác phòng, chống tội phạm.
Ứng dụng khoa học công nghệ và huy động các nguồn lực phục vụ phòng, chống tội phạm.
Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong phòng, chống tội phạm.

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về Thực trạng công tác phòng, chống tội phạm hiện nay . Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo công văn xin tạm ngừng kinh doanh; Công văn xác nhận không nợ thuế để đấu thầu; max số thuế cá nhân; tìm hiểu về thủ tục thành lập công ty ở việt nam; đơn xác nhận tình trạng hôn nhân; Tra cứu quy hoạch xây dựng; dịch vụ đăng ký bảo hộ thương hiệu . Hoặc muốn sử dụng dịch vụ kế toán giải thể công ty; dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự hà nội của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận. Liên hệ hotline: 0833.102.102. Hoặc liên hệ:

Có thể bạn quan tâm

Câu hỏi thường gặp

Nguyên tắc phòng, chống tội phạm có sử dụng công nghệ cao là gì?

Bảo đảm đúng điều kiện, trình tự, thủ tục, hình thức, thẩm quyền theo quy định của pháp luật và phù hợp với điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Tiến hành thường xuyên, liên tục, lấy phòng ngừa là chính; chủ động, kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý nghiêm minh mọi vi phạm.
Tôn trọng, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân.
Cơ quan, tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do hành vi trái pháp luật của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền gây ra trong hoạt động phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao phải được bồi thường theo quy định của pháp luật.

Có mấy loại tội phạm đã được phân loại?

Những nhà lập pháp Việt Nam đã phân loại tội phạm ra thành 04 loại cụ thể, lần lượt theo thứ tự từ ít nguy hại cho xã hội nhất đến mức nguy hại cao nhất đó là: Tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. 

Ai có thẩm quyền xử lý tội phạm quốc tế?

Thông thường sẽ là quốc gia nơi diễn ra, bắt được tội phạm có tính chất quốc tế. Trong một số trường hợp sẽ do Tòa án quốc tế thực hiện. Nhưng cần lưu ý rằng Tòa án hình sự quốc tế chỉ có quyền tài phán bổ sung chứ không thay thế thẩm quyền của tòa quốc gia.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm