Đấu thầu hạn chế một trong nhiều loại hình thức đấu thầu phổ biến được nhiều bên mời thầu áp dụng đối với các gói thầu của mình. Theo quy định của pháp luật hiện hành, việc đấu thầu được thực hiện phổ biến bằng phương thức đấu thầu rộng rãi và đấu thầu hạn chế theo như lựa chọn nhà thầu. Việc biết và hiểu rõ những quy định pháp luật về quy trình đấu thầu hạn chế sẽ giúp cho mọi người khi tham gia đấu thầu thực hiện các thủ tục một cách dễ dàng, suôn sẻ hơn. Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật sư X để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Quy trình đấu thầu hạn chế qua mạng” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.
Căn cứ pháp lý
Khái niệm về đấu thầu hạn chế
Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu để ký kết và thực hiện hợp đồng cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp; lựa chọn nhà đầu tư để ký kết và thực hiện hợp đồng dự án đầu tư có sử dụng đất trên cơ sở bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế.
Căn cứ vào cách giải thích về đấu thầu rộng rãi thì chúng ta có thể rút ra kết luận về đấu thầu hạn chế như sau: “Đấu thầu hạn chế là hình thức lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư trong đó có sự hạn chế về số lượng nhà thầu, nhà đầu tư tham dự”.
Quy trình đấu thầu hạn chế qua mạng
Quy trình lựa chọn nhà thầu
Theo quy định tại Điều 38 Luật đấu thầu năm 2013 và Điều 32 Nghị định 63/2014/NĐ-CP, quy trình lựa chọn nhà thầu đối với đấu thầu hạn chế được thực hiện như sau:
Thứ nhất, chuẩn bị lựa chọn nhà thầu bao gồm:
– Lựa chọn danh sách ngắn (nếu cần thiết);
– Lập hồ sơ mời thầu;
– Thẩm định và phê duyệt hồ sơ mời thầu.
Thứ hai, tổ chức lựa chọn nhà thầu;
– Mời thầu;
– Phát hành, sửa đổi, làm rõ hồ sơ mời thầu;
– Chuẩn bị, nộp, tiếp nhận, quản lý, sửa đổi, rút hồ sơ dự thầu;
– Mở hồ sơ đề xuất về kỹ thuật.
Thứ ba, đánh giá hồ sơ dự thầu và thương thảo hợp đồng;
– Kiểm tra, đánh giá tính hợp lệ của hồ sơ đề xuất về kỹ thuật;
– Đánh giá chi tiết hồ sơ đề xuất về kỹ thuật;
– Phê duyệt danh sách nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật.
Thứ tư, trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu;
– Mở hồ sơ đề xuất về tài chính của các nhà thầu trong danh sách được duyệt;
– Kiểm tra, đánh giá tính hợp lệ của hồ sơ đề xuất về tài chính;
– Đánh giá chi tiết hồ sơ đề xuất về tài chính;
– Xếp hạng nhà thầu.
Thứ năm, thương thảo hợp đồng.
Thứ sáu, trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu.
Thứ bảy, hoàn thiện, ký kết hợp đồng.
Thủ tục lựa chọn danh sách ngắn
Theo quy định tại Điều 33 Nghị định 63/2014/NĐ-CP, căn cứ quy mô, tính chất của gói thầu, có thể áp dụng thủ tục lựa chọn danh sách ngắn nhằm lựa chọn các nhà thầu có đủ năng lực và kinh nghiệm theo yêu cầu của gói thầu để mời tham gia đấu thầu. Việc áp dụng thủ tục lựa chọn danh sách ngắn do người có thẩm quyền quyết định và phải được ghi rõ trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu.
Thứ nhất, xác định, phê duyệt danh sách ngắn: Xác định, phê duyệt danh sách ngắn gồm tối thiểu 03 nhà thầu có năng lực, kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu của gói thầu và có nhu cầu tham dự thầu;
Thứ hai, công khai danh sách ngắn: Sau khi phê duyệt, danh sách ngắn phải được đăng tải theo quy định sau đây:
Một là, cung cấp và đăng tải thông tin về đấu thầu theo quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 7 Luật đấu thầu năm 2013:
Bên mời thầu có trách nhiệm cung cấp lên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia hoặc cho Báo đấu thầu các thông tin liên quan đến việc thay đổi thời điểm đóng thầu (nếu có) và các thông tin sau:
– Thông báo mời quan tâm, thông báo mời sơ tuyển;
– Thông báo mời chào hàng, thông báo mời thầu;
– Danh sách ngắn;
– Kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư;
Hai là, đăng tải thông tin lên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 8 Luật đấu thầu năm 2013:
Các tổ chức chịu trách nhiệm đăng tải thông tin sau đây lên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia:
– Kế hoạch lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư;
– Danh sách ngắn;
– Kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư;
– Thông tin xử lý vi phạm pháp luật về đấu thầu;
– Văn bản quy phạm pháp luật về đấu thầu;
Lưu ý:
Việc đăng tải phải bảo đảm thời điểm tự đăng tải thông tin không muộn hơn 07 ngày làm việc, kể từ ngày văn bản được ban hành.
Hoặc đăng tải các thông tin theo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 8 của Nghị định 63/2014/NĐ-CP như sau:
– Thông tin được đăng tải bao gồm:
+ Danh sách ngắn;
+ Kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư;
+ Thông tin xử lý vi phạm pháp luật về đấu thầu;
– Thời hạn Báo đấu thầu nhận được thông tin không muộn hơn 07 ngày làm việc, kể từ ngày văn bản được ban hành. Các thông tin này được đăng tải 01 kỳ trên Báo đấu thầu.
– Các nhà thầu có tên trong danh sách ngắn không được liên danh với nhau để tham dự thầu.
Thông tin về đấu thầu hạn chế
Căn cứ Điều 8 Luật Đấu thầu 2013 quy định các thông tin phải được đăng tải trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia, Báo đấu thầu bao gồm:
“Điều 8. Thông tin về đấu thầu
1. Các thông tin phải được đăng tải trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia, Báo đấu thầu bao gồm:
a) Kế hoạch lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư;
b) Thông báo mời quan tâm, thông báo mời sơ tuyển;
c) Thông báo mời chào hàng, thông báo mời thầu;
d) Danh sách ngắn;
đ) Kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư;
e) Kết quả mở thầu đối với đấu thầu qua mạng;
g) Thông tin xử lý vi phạm pháp luật về đấu thầu;
h) Văn bản quy phạm pháp luật về đấu thầu;
i) Danh mục dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư, dự án có sử dụng đất;
k) Cơ sở dữ liệu về nhà thầu, nhà đầu tư, chuyên gia đấu thầu, giảng viên đấu thầu và cơ sở đào tạo về đấu thầu;
l) Thông tin khác có liên quan.
2. Các thông tin quy định tại khoản 1 Điều này được khuyến khích đăng tải trên trang thông tin điện tử của bộ, ngành, địa phương hoặc trên các phương tiện thông tin đại chúng khác.
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.”
Những lưu ý pháp lý khi đấu thầu hạn chế
Tại Điều 21 Luật Đấu thầu 2013 quy định:
“Điều 21. Đấu thầu hạn chế
Đấu thầu hạn chế được áp dụng trong trường hợp gói thầu có yêu cầu cao về kỹ thuật hoặc kỹ thuật có tính đặc thù mà chỉ có một số nhà thầu đáp ứng yêu cầu của gói thầu.”
Với quy định này thì những dự án sử dụng vốn nhà nước đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật cao hoặc kỹ thuật có tính đặc thù mà chỉ một số nhà thầu đáp ứng được yêu cầu về mặt kỹ thuật của gói thầu thì được áp dụng đấu thầu hạn chế.
Đấu thầu hạn chế là hoạt động đấu thầu bình thường nhưng sẽ bị hạn chế một số quy định về số lượng chủ thể tham gia đấu thầu, số lượng chủ thể tham gia đấu thầu chỉ theo số lượng cụ thể nhất định.
Khi tham gia đấu thầu các chủ thể sẽ đưa ra mức giá của mình và cạnh tranh với nhau, người thắng sẽ là người người đưa ra được mức giá hợp lý nhất. Tuy nhiên trong lĩnh vực chứng khoán thì người trúng thầu sẽ được xác định là người đưa ra mức giá thấp nhất, ngược lại nếu đối tượng của đấu thầu là sản phẩm thì người trúng thầu lại là người đưa ra được mức giá cao nhất.
Mời các bạn xem thêm bài viết
- THỦ TỤC TỔ CHỨC ĐẤU THẦU TÍN PHIẾU KHO BẠC NHÀ NƯỚC NĂM 2023
- TỔNG QUAN VỀ HỢP ĐỒNG TƯƠNG TỰ TRONG ĐẤU THẦU
- TRƯỜNG HỢP ÁP DỤNG ĐẤU THẦU HẠN CHẾ THEO QUY ĐỊNH 2023
Thông tin liên hệ
Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Quy trình đấu thầu hạn chế qua mạng”. Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến Sang tên sổ đỏ. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Hạn mức đấu thầu được hiểu là giá gói thầu tối đa mà Chính phủ quy định, các nhà thầu khi tham gia đấu thầu phải đưa ra giá thầu thấp hơn hạn mức của Chính phủ quy định đối với từng lĩnh vực
Hiện nay pháp luật chưa quy định về hạn mức cụ thể đối với hình thức đấu thầu hạn chế.
Điều 8 Luật đấu thầu 2013 quy định về thông tin về đấu thầu như sau:
“1. Các thông tin phải được đăng tải trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia, Báo đấu thầu bao gồm:
a) Kế hoạch lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư;
b) Thông báo mời quan tâm, thông báo mời sơ tuyển;
c) Thông báo mời chào hàng, thông báo mời thầu;
d) Danh sách ngắn;
đ) Kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư;
e) Kết quả mở thầu đối với đấu thầu qua mạng;
g) Thông tin xử lý vi phạm pháp luật về đấu thầu;
h) Văn bản quy phạm pháp luật về đấu thầu;
i) Danh mục dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư, dự án có sử dụng đất:
k) Cơ sở dữ liệu về nhà thầu, nhà đầu tư, chuyên gia đấu thầu, giảng viên đấu thầu và cơ sở đào tạo về đấu thầu;
l) Thông tin khác có liên quan.”
Điểm c, d Khoản 1 Điều 7 Nghị định 63/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của luật đấu thầu về lựa chọn nhà thầu có quy định về cung cấp và đăng tải thông tin về đấu thầu như sau:
“c) Bên mời thầu có trách nhiệm cung cấp thông tin quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 8 của Luật Đấu thầu lên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia;
d) Bên mời thầu có trách nhiệm cung cấp các thông tin quy định tại các Điểm b, c, d và đ Khoản 1 Điều 8 của Luật Đấu thầu và các thông tin liên quan đến việc thay đổi thời điểm đóng thầu (nếu có) lên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia hoặc cho Báo đấu thầu;”
Như vậy, với trường hợp này bạn cần phải gửi thông báo đến hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.