Nếu không làm sạch và vệ sinh thực phẩm đúng cách, các mầm bệnh có hại có thể lây lan nhanh chóng nhanh. Các thử nghiệm được sử dụng để đảm bảo rằng các sản phẩm thực phẩm không bị nhiễm bẩn theo bất kỳ cách nào. Kiểm tra an toàn thực phẩm là biện pháp hữu hiệu để bảo vệ người tiêu dùng khỏi thực phẩm giả, kém chất lượng và tránh những nguy cơ gây hại cho sức khỏe con người. Vậy quy trình kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm tại doanh nghiệp như thế nào? Mời độc giả đón đọc bài viết của Luật sư X.
Kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm có quan trọng và bắt buộc không?
Như bạn biết, các công đoạn chế biến, sản xuất thực phẩm thường diễn ra bên trong nhà bếp, nhà xưởng; do đó khách hàng không biết sản phẩm của họ được sản xuất như thế nào và chúng có phù hợp để tiêu thụ hay không. Các sản phẩm thực phẩm như thịt sống có thể nguy hiểm nếu không được chế biến đúng cách. Ngoài ra, nếu không có quy trình làm sạch và vệ sinh đúng cách, các mầm bệnh có hại có thể lây lan nhanh chóng. Việc kiểm tra được sử dụng để đảm bảo rằng các sản phẩm thực phẩm không bị ô nhiễm dưới bất kỳ hình thức nào. Kiểm tra an toàn thực phẩm thường xuyên là một cách hiệu quả để bảo vệ người tiêu dùng tránh gặp phải thực phẩm giả, kém chất lượng và nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
Mặt khác, khi toàn cầu hóa và sản xuất ở nước ngoài gia tăng, nhu cầu ngày càng tăng để đảm bảo các tiêu chuẩn cao về kiểm soát chất lượng thực phẩm trên toàn cầu. Các rào cản về văn hóa và ngôn ngữ, các cơ sở nhà máy khác nhau trên thị trường, cũng như các khuôn khổ pháp lý đa dạng và thay đổi nhanh chóng, những thách thức đặt ra bởi các quy trình thiết yếu để kiểm tra thực phẩm là rất rõ ràng. Nếu không có các biện pháp phòng ngừa đi kèm với việc kiểm tra thực phẩm ở mọi giai đoạn sản xuất, các công ty có nguy cơ làm hỏng thương hiệu của họ do không đáp ứng được chất lượng mà khách hàng mong đợi. Bên cạnh sự đảm bảo của khách hàng và tính toàn vẹn của thương hiệu, chi phí tổng hợp để trả cho các dịch vụ kiểm tra có thể thấp hơn tới 90% so với chi phí để sản xuất thực phẩm nhập khẩu. Vì vậy, việc kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm là vô cùng cần thiết và bắt buộc. Đặc biệt, khâu kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm phải được các cơ quan chức năng thực hiện thường xuyên.
Quy trình kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm như thế nào?
Kiểm nghiệm mẫu thành phẩm
Cơ quan chức năng sẽ thực hiện lấy mẫu thành phẩm của thực phẩm tại cơ sở kinh doanh. Sau đó mẫu thành phẩm sẽ được mang về để phân tích thành phần và kiểm nghiệm chất lượng an toàn dựa theo quy chuẩn được nhà nước ban hành.
Lấy mẫu thành phẩm là bước quan trong khi thực hiện kiểm tra vệ sinh ATTP. Nó giúp đánh giá sự phù hợp của thực phẩm với các chỉ số an toàn và chỉ tiêu chất lượng. Tùy thuộc vào mỗi loại thực phẩm, sản phẩm sẽ có những chỉ tiêu đánh giá khác nhau
Lập hồ sơ công bố chất lương và nộp cho cơ quan chức năng
Hồ sơ công bố chất lượng sản phẩm bao gồm các loại giấy tờ sau:
Bản công bố hợp quy/phù hợp quy định an toàn vệ sinh thực phẩm.
Bản thông tin chi tiết sản phẩm.
Kết quả kiểm nghiệm thực phẩm trong vòng 12 tháng.
Giấy đăng ký kinh doanh có ngành nghề hoặc chứng nhận pháp nhân đối với tổ chức, cá nhân (bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân)
Kế hoạch kiểm soát chất lượng Kế hoạch giám sát định kỳ .
Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm (đối với đối tượng phải cấp)
Mẫu nhãn sản phẩm
Nội dung nhãn phụ sản phẩm.
Mẫu sản phẩm hoàn chỉnh.
Thẩm định hồ sơ và công bố cũng như xử phạt nếu có vấn đề mất VSATTP
Hồ sơ công bố chất lượng sau khi được nộp tới cơ quan chức năng, nếu còn thiếu giấy tờ hay sai sót nội dung cần nhanh chóng chỉnh sửa, bổ sung kịp thời. Bởi nếu để kéo dài thời gian sẽ ảnh hưởng tới việc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, do chưa đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ không được cấp giấy phép kinh doanh. Đặc biệt, việc này còn tạo cơ hội cho đối thủ kinh doanh mở rộng thị trường cũng như thu hút khách hàng.
Sau khi có kết quả kiểm tra vệ sinh ATTP, nếu mẫu thành phẩm mang về được đánh giá không đạt chất lượng an toàn thực phẩm (hay thực phẩm bẩn) sẽ bị cơ quan thẩm quyền xử phạt theo quy định của pháp luật và yêu cầu tiêu hủy số thực phẩm không đảm bảo trên.
Cơ quan kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm
Cơ quan quản lý an toàn thực phẩm thuộc Bộ quản lý ngành thực hiện việc kiểm tra an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định Sở y tế, Sở Nông nghiệp, Sở Công Thương.
Cơ quan quản lý an toàn thực phẩm thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện việc kiểm tra an toàn thực phẩm trong phạm vi địa phương theo quy định của Bộ quản lý ngành và sự phân công của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Trong trường hợp kiểm tra liên ngành về an toàn thực phẩm có liên quan đến phạm vi quản lý của nhiều ngành hoặc địa phương, cơ quan chủ trì thực hiện kiểm tra có trách nhiệm phối hợp với cơ quan hữu quan thuộc các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan để thực hiện.
Thông tin liên hệ:
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về; “Quy trình kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm tại doanh nghiệp” Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, tìm hiểu về thủ tục thành lập công ty ở việt nam; tra số mã số thuế cá nhân, xin đổi tên trong giấy khai sinh, tra cứu thông tin quy hoạch, giấy cam đoan đăng ký lại khai sinh, mã số thuế cá nhân, thay đổi họ tên cha trong giấy khai sinh; dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự Hà Nội của chúng tôi; Luật sư X là đơn vị dịch vụ luật uy tin, tư vấn các vấn đề về luật trong và ngoài nước thông qua web luatsux, lsx, web nước ngoài Lsxlawfirm. Mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Thủ tục xin giấy phép an toàn thực phẩm cho cơ sở chế biến xuất ăn sẵn
- Đối tượng nào phải xin cấp Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm
- Thủ tục xin cấp Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm
Câu hỏi thường gặp
Quy định vệ sinh an toàn thực phẩm còn có những cách thức xử lý cho các vi phạm liên quan. Việc xử phạt sẽ phụ thuộc vào mức độ vi phạm của cá nhân, tổ chức sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Có thể là xử phạt hành chính, phạt nặng nhẹ dân sự hoặc hình sự. Trường hợp cá nhân, tổ chức vi phạm gây ra thiệt hại lớn sẽ phải bồi thường và khắc phục hậu quả theo đúng quy định của pháp luật.
Người lợi dụng quyền hạn, chức vụ vi phạm quy định của Luật này hoặc các quy định khác của pháp luật về an toàn thực phẩm thì tùy theo mức độ và tính chất vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Mức phạt tiền đối với vi phạm hành chính được thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;Mức phạt sẽ tăng dần theo số lần vi phạm, tiền thu được do vi phạm mà có bị tịch thu theo quy định của pháp luật.
Khách quan, chính xác, công khai, minh bạch, không phân biệt đối xử;
Bảo vệ bí mật thông tin, tài liệu, kết quả kiểm tra liên quan đến cơ quan, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm được kiểm tra khi chưa có kết luận chính thức;
Không được sách nhiễu, gây phiền hà cho tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
Chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả kiểm tra, kết luận có liên quan.
Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cơ quan quản lý an toàn thực phẩm có các quyền sau đây trong kiểm tra an toàn thực phẩm:
Quyết định thành lập đoàn kiểm tra thực hiện công tác kiểm tra theo kế hoạch hoặc đột xuất;
Cảnh báo nguy cơ không bảo đảm an toàn thực phẩm;
Xử lý vi phạm trong quá trình kiểm tra an toàn thực phẩm theo quy định tại các điều 30, 36 và 40 của Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa;
Giải quyết khiếu nại, tố cáo về quyết định của đoàn kiểm tra, hành vi của thành viên đoàn kiểm tra theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cơ quan quản lý an toàn thực phẩm có nhiệm vụ sau đây:
Xây dựng kế hoạch kiểm tra hằng năm trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định;
Tiếp nhận hồ sơ đăng ký kiểm tra an toàn thực phẩm nhập khẩu; xác nhận điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với thực phẩm nhập khẩu;
Ra quyết định xử lý chậm nhất trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo của đoàn kiểm tra về việc tạm đình chỉ hoạt động sản xuất, kinh doanh, niêm phong thực phẩm, tạm dừng việc quảng cáo đối với thực phẩm không bảo đảm an toàn.