Thủ tục xin giấy phép an toàn thực phẩm cho cơ sở chế biến xuất ăn sẵn

bởi

Việc đặt đồ ăn, đặt cơm qua các ứng dụng thông minh của điện thoại như Grap, Go Jeck,… không còn xa lạ gì đối với mỗi người. Vậy đối với của hàng, quán ăn chế biến những xuất ăn sẵn đó phải đảm bảo điều kiện như thế nào để phù hợp với quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm?

Căn cứ pháp lý:

  • Luật an toàn vệ sinh thực phẩm 2010
  • Nghị định 15/2018/NĐ-CP

Nội dung tư vấn

1. Điều kiện để kinh doanh xuất ăn sẵn

Khởi nghiệp theo xu hướng phát triển của thị trường, việc một cơ sở đi những bước ban đầu trong lĩnh vực chế biên thực phẩm nói chung và chế biến xuất ăn sẵn nói riêng để được đi vào hoạt động phải được đăng ký kinh doanh.

Việc đăng ký kinh doanh có thể theo mô hình công ty – Đăng ký tại sở kế hoạch đầu tư của Tỉnh/Thành phố trực thuộc trung ương nơi đặt trụ sở chính hoặc theo mô hình hộ kinh doanh – Đăng ký tại Phòng kinh tế hạ tằng của Quận/Huyện/ Thành phố trực thuộc tỉnh nơi đặt trụ sở chính để sản xuất, kinh doanh.

Giấy phép đăng ký kinh doanh luôn là điều kiện đầu tiên và thứ hai là về ngành nghề kinh doanh của mô hình, buộc phải có ngành nghề về chế biến, sản xuất thực phẩm. Có đủ hai điều kiện này cơ sở mới có thể đủ điều kiện có thể nộp hồ xin Giấy phép an toàn thực phẩm cho cơ sơ.

2. Thủ tục xin Giấy phép an toàn thực phẩm cho cơ sở chế biến xuất ăn sẵn

Hồ sơ cần chuẩn bị

Giấy tờ cần chuẩn bị để thực hiện thủ tục bao gồm:

  • Đơn đề nghị xin cấp phép an toàn thực phẩm
  • Bản thuyết minh cơ sơ, trang thiết bị,…
  • Sơ đồ cơ sở chế biến
  • Bản mô tả quy trình sản xuất, chế biến, đóng gói
  • Giấy phép đăng ký kinh doanh (Kèm bảng ngành nghề kinh doanh của công ty)
  • Hợp đồng nguyên tắc/mua bán với các nhà cung cấp thực phẩm
  • Phương tiện vận chuyển đủ điều kiện an toàn thực phẩm

Cơ quan có thẩm quyền giải quyết

Đối với mô hình cơ sở có yêu cầu, thẩm quyền sẽ được phân thành:

  • Đối với cơ sở có mô hình công ty, cơ quan cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm là Chi Cục an toàn thực phẩm nơi đặt trụ sở chính của cơ sở.
  • Đối với cơ sở có mô hình kinh doanh là hộ kinh doanh, cơ quan cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm là UBND Quận/Huyện nơi đặt trụ sở của cơ sở

Quy trình thực hiện

Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ xin phép, cơ sở có yêu cầu nộp hồ sơ tại bộ phận một cửa của cơ quan tiếp nhận hồ sơ. Cán bộ tiếp nhận hồ sơ sẽ xem xét kiểm tra hồ sơ.

  • Nếu hồ sơ còn thiếu xót chưa đầy đủ, cán bộ tiếp nhận sẽ tiến hành hướng dẫn cho cơ sở về sửa đổi, bổ sung và nộp lại hồ sơ.
  • Nếu hồ sơ đúng và đầy đủ theo quy đinh của pháp luật, cán bộ tiếp nhận sẽ tiến hành thu phí thẩm định hồ sơ và sẽ viết phiếu hẹn cho cơ sở. Trong thời hạn 20 ngày kể từ khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận sẽ tiến hành lên lịch và thành lập đoàn xuống cơ sở để thẩm định,
    • Trường hợp cơ sở không đạt điều kiện sẽ tiến hành lập biên bản và ghi rõ lý do chưa đạt, sau đó tiến hành lên lịch và thẩm tra lại sau khi cơ sở đã tiến hành các biện pháp khắc phục
    • Trường hợp cơ sở đạt yêu cầu, cơ quan lập biên bản đạt yêu cầu và tiến hành cấp giấy chứng nhận cho cơ sở.

Thời hạn của giấy phép

Thời hạn của Giấy phép an toàn thực phẩm là 03 năm, hết thời hạn, cơ sở tiến hành chuẩn bị hồ sơ xin cấp lại.

Hi vọng bài viết này sẽ có X

Khi có nhu cầu sử dụng các dịch vụ pháp lý. Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102

Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm