Xin chào Luật sư. Hiện nay tôi đang sinh sống và làm việc tại Quảng Ninh, tôi hiện có thắc mắc trong quá trình thành lập doanh nghiệp, mong được luật sư tư vấn giúp. Cụ thể là tôi có dự định sẽ thành lập công ty cho vay tín dụng, tôi muốn hỏi khi thành lập công ty sẽ cần chuẩn bị những giấy tờ gì? Quy trình, thủ tục thành lập công ty cho vay tín dụng năm 2023 hiện nay sẽ diễn ra như thế nào? Mong được luật sư tư vấn giải đáp, tôi xin cảm ơn.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến LSX. Tại nội dung bài viết dưới đây, chúng tô sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn. Hi vọng bài viết hữu ích với bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Luật các tổ chức tín dụng sửa đổi năm 2017
Công ty tài chính là gì?
Theo khoản 4 Điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 thì tổ chức tín dụng phi ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện một hoặc một số hoạt động ngân hàng theo quy định, trừ các hoạt động nhận tiền gửi của cá nhân và cung ứng các dịch vụ thanh toán qua tài khoản của khách hàng.
Tổ chức tín dụng phi ngân hàng bao gồm công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính và các tổ chức tín dụng phi ngân hàng khác.
Như vậy, công ty tài chính là doanh nghiệp thuộc loại hình tổ chức tín dụng phi ngân hàng.
Quy trình, thủ tục thành lập công ty cho vay tín dụng năm 2023
Với trường hợp của bạn, bạn muốn thành lập công ty cho vay tín dụng, lĩnh vực kinh doanh này là một trong những hoạt động ngân hàng (Khoản 1 Điều 6 Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam), theo đó không phải tất cả các chủ thể đều được đăng ký kinh doanh đối với hoạt động này. Căn cứ Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 (Luật số 47/2010/QH12) cụ thể Điều 8 về quyền hoạt động ngân hàng ghi nhận:
“1. Tổ chức có đủ điều kiện theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan được Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy phép thì được thực hiện một hoặc một số hoạt động ngân hàng tại Việt Nam.
2. Nghiêm cấm cá nhân, tổ chức không phải là tổ chức tín dụng thực hiện hoạt động ngân hàng, trừ giao dịch ký quỹ, giao dịch mua, bán lại chứng khoán của công ty chứng khoán” .
Mặt khác, tại Khoản 16 Điều 4 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định như sau:
“Cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên cho vay giao hoặc cam kết giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi”
Như vậy, cho vay là một hình thức cung cấp tín dụng thuộc hoạt động của Ngân hàng. Chỉ có các tổ chức tín dụng thì mới có thể kinh doanh các hoạt động của Ngân hàng. Trong đó, tổ chức tín dụng phải đăng kí kinh doanh theo từng hình thức tương ứng ví dụ ngân hàng thì phải được thành lập công ty dưới dạng công ty cổ phần hoặc tổ chức tài chính vi mô được thành lập dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn. Cá nhân không được đăng kí kinh doanh các hoạt động của ngân hàng. Vì vậy, trong trường hợp này, để có thể thực hiện kinh doanh cho vay tín dụng, phải đáp ứng điều kiện là bạn đã thành lập doanh nghiệp và hoạt động dưới hình thức công ty TNHH một thành viên, sau đó mới có thể, vì cá nhân bạn không thể trực tiếp thành lập công ty tài chính (một loại hình tổ chức tín dụng phi ngân hàng).
Để được cấp giấy phép thành lập công ty tài chính cần đáp ứng các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều 20 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 sửa đổi bổ sung năm 2017:
“1. Tổ chức tín dụng được cấp Giấy phép khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có vốn điều lệ, vốn được cấp tối thiểu bằng mức vốn pháp định;
b) Chủ sở hữu của tổ chức tín dụng là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, cổ đông sáng lập, thành viên sáng lập là pháp nhân đang hoạt động hợp pháp và có đủ năng lực tài chính để tham gia góp vốn; cổ đông sáng lập hoặc thành viên sáng lập là cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và có đủ khả năng tài chính để góp vốn.
Điều kiện đối với chủ sở hữu của tổ chức tín dụng là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, cổ đông sáng lập, thành viên sáng lập do Ngân hàng Nhà nước quy định;
c) Người quản lý, người điều hành, thành viên Ban kiểm soát có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định tại Điều 50 của Luật này;
d) Có Điều lệ phù hợp với quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan;
đ) Có Đề án thành lập, phương án kinh doanh khả thi, không gây ảnh hưởng đến sự an toàn, ổn định của hệ thống tổ chức tín dụng; không tạo ra sự độc quyền hoặc hạn chế cạnh tranh hoặc cạnh tranh không lành mạnh trong hệ thống tổ chức tín dụng”.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo các quy định về điều kiện này tại Điều 11, Điều 12 Thông tư số 30/2015/TT-NHNN quy định việc cấp giấy phép, tổ chức và hoạt động của tổ chức tín dụng phi ngân hàng.
Về mặt hồ sơ giấy tờ để xin thành lập công ty tài chính sẽ do Ngân hàng quy định (bạn tham khảo tại Thông tư số 30/2015/TT-NHNN quy định việc cấp giấy phép, tổ chức và hoạt động của tổ chức tín dụng phi ngân hàng).
Quy định về hoạt động của công ty tài chính
Theo Mục 3 Chương IV Luật Các tổ chức tín dụng 2010 quy định về hoạt động của công ty tài chính như sau:
Hoạt động ngân hàng của công ty tài chính
– Công ty tài chính được thực hiện một hoặc một số hoạt động ngân hàng sau đây:
+ Nhận tiền gửi của tổ chức;
+ Phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu để huy động vốn của tổ chức;
+ Vay vốn của tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật; vay Ngân hàng Nhà nước dưới hình thức tái cấp vốn theo quy định của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
+ Cho vay, bao gồm cả cho vay trả góp, cho vay tiêu dùng;
+ Bảo lãnh ngân hàng;
+ Chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng, các giấy tờ có giá khác;
+ Phát hành thẻ tín dụng, bao thanh toán, cho thuê tài chính và các hình thức cấp tín dụng khác sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận.
– Chính phủ quy định cụ thể điều kiện để công ty tài chính thực hiện hoạt động ngân hàng quy định.
Mở tài khoản của công ty tài chính
– Công ty tài chính có nhận tiền gửi phải mở tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước và duy trì trên tài khoản tiền gửi này số dư bình quân không thấp hơn mức dự trữ bắt buộc.
– Công ty tài chính được mở tài khoản thanh toán tại ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
– Công ty tài chính được phép thực hiện hoạt động phát hành thẻ tín dụng được mở tài khoản tại ngân hàng nước ngoài theo quy định của pháp luật về ngoại hối.
– Công ty tài chính được mở tài khoản tiền gửi, tài khoản quản lý tiền vay cho khách hàng.
Góp vốn, mua cổ phần công ty tài chính
– Công ty tài chính chỉ được dùng vốn điều lệ và quỹ dự trữ để góp vốn, mua cổ phần theo quy định.
– Công ty tài chính được góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp, quỹ đầu tư.
– Công ty tài chính chỉ được thành lập, mua lại công ty con, công ty liên kết hoạt động trong các lĩnh vực bảo hiểm, chứng khoán, quản lý nợ và khai thác tài sản sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản.
– Ngân hàng Nhà nước quy định cụ thể điều kiện, hồ sơ, trình tự, thủ tục chấp thuận việc thành lập công ty con, công ty liên kết của công ty tài chính.
Điều kiện, trình tự, thủ tục thành lập công ty con, công ty liên kết của công ty tài chính thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan.
Các hoạt động kinh doanh khác của công ty tài chính
– Tiếp nhận vốn ủy thác của Chính phủ, tổ chức, cá nhân để thực hiện các hoạt động đầu tư vào các dự án sản xuất, kinh doanh, cấp tín dụng được phép; ủy thác vốn cho tổ chức tín dụng thực hiện cấp tín dụng. Việc tiếp nhận vốn ủy thác của cá nhân và ủy thác vốn cho các tổ chức tín dụng cấp tín dụng thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
– Tham gia thị trường tiền tệ.
– Mua, bán trái phiếu Chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp.
– Bảo lãnh phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp; đại lý phát hành trái phiếu, cổ phiếu và các loại giấy tờ có giá khác.
– Kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
– Làm đại lý kinh doanh bảo hiểm.
– Cung ứng dịch vụ tư vấn trong lĩnh vực ngân hàng, tài chính, đầu tư.
– Cung ứng dịch vụ quản lý, bảo quản tài sản của khách hàng.
Mời bạn xem thêm:
- Quy định pháp luật về giấy phép hành nghề kinh doanh chứng khoán
- Quy định về nợ bảo hiểm xã hội như thế nào?
- Mang tiền mặt về Việt Nam có phải đóng thuế hay không?
Thông tin liên hệ:
Vấn đề “Quy trình, thủ tục thành lập công ty cho vay tín dụng năm 2023” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư X luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như Thủ tục đăng ký tài khoản định danh điện tử, vui lòng liên hệ đến hotline 0833102102 Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.
Câu hỏi thường gặp:
Theo quy định của pháp luật, công ty tài chính không được khủng bố tin nhắn, cuộc gọi để đòi nợ. Theo điểm đ khoản 2 điều 7 Thông tư 43/2016/TT-NHNN được sửa đổi bởi khoản 7 Điều 1 Thông tư 18/2019/TT-NHNN quy định, các biện pháp đôn đốc, thu hồi nợ của công ty tài chính phải phù hợp với đặc thù của khách hàng và quy định của pháp luật.
Theo quy định, các công ty tài chính không được áp dụng biện pháp đe dọa khách hàng và chỉ được nhắc nợ tối đa 5 lần/ngày. Hình thức và thời gian nhắc nợ do các bên thỏa thuận trong hợp đồng cho vay tiêu dùng nhưng phải trong khoảng thời gian từ 7h đến 21h. Công ty tài chính không được nhắc nợ, đòi nợ, gửi thông tin về việc thu hồi nợ của khách hàng cho tổ chức, cá nhân không có nghĩa vụ trả nợ, trừ trường hợp có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật và phải bảo mật thông tin khách hàng.
– Thứ nhất, soạn đơn khiếu nại gửi tới công ty tài chính để khiếu nại về biện pháp đôn đốc, thu hồi nợ, về đòi tiền cá nhân, tổ chức không có nghĩa vụ trả nợ.
– Thứ hai, gửi đơn tố cáo tới cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng hoặc các Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố để kiến nghị giải quyết hành vi vi phạm pháp luật của công ty tài chính hoặc gửi đơn tố cáo lên cơ quan công an nếu công ty tài chính tiếp tục có hành vi sử dụng điện thoại, các phương tiện viễn thông để quấy rối, xúc phạm, đe dọa tinh thần.
Theo điểm e, điểm g khoản 3 điều 102 Nghị định 15/2020/NĐ-CP có quy định thì công ty tài chính có thể bị phạt hành chính từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu vi phạm quy định về biện pháp đôn đốc, thu hồi nợ như đe dọa, quấy rối hoặc thúc giục người quen của bên vay trả nợ.