Quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Đài tiếng nói Việt Nam

bởi Minh Trang
Quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Đài tiếng nói Việt Nam

Vào ngày 03/11/2022, thông cáo báo chí của văn phòng chính phủ cho biết, Phó Thủ tướng thường trực Phạm Bình Minh đã ký ban hành Nghị định 92/2022/NĐ-CP của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Đài tiếng nói Việt Nam nói chung. Vậy quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Đài tiếng nói Việt Nam bao gồm những gì? Xin được giải đáp.

 Bài viết dưới đây, LSX sẽ đề cập đến “Quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Đài tiếng nói Việt Nam” cùng những quy định liên quan. Hi vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho quý bạn đọc.

Căn cứ pháp lý

  • Nghị định 92/2022/NĐ-CP

Đài Tiếng nói Việt Nam có phải là cơ quan nhà nước không?

  • Theo quy định tại Điều 1 Nghị định 92/2022/NĐ-CP về chức năng của Đài Tiếng nói Việt Nam có ghi nhận nội dung như sau:

– Đài Tiếng nói Việt Nam là cơ quan thuộc Chính phủ, là đài phát thanh quốc gia, cơ quan truyền thông chủ lực đa phương tiện thực hiện chức năng thông tin, tuyên truyền chủ trương, nâng cao dân trí, phục vụ đời sống tinh thần của nhân dân bằng các chương trình phát thanh và các loại hình báo chí, truyền thông đa phương tiện khác.

– Đài Tiếng nói Việt Nam có tên viết tắt tiếng Việt là TNVN; tên giao dịch quốc tế tiếng Anh là Voice of Vietnam, viết tắt là VOV.

– Đài Tiếng nói Việt Nam là cơ quan chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Thông tin và Truyền thông về báo chí.

Đài Tiếng nói Việt Nam có nhiệm vụ và quyền hạn gì?

  • Theo quy định tại Điều 2 Nghị định 92/2020/NĐ-CP thì Đài Tiếng nói Việt Nam thực hiện những nhiệm vụ và quyền hạn sau:

– Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thuộc Chính phủ theo quy định tại Nghị định 10/2016/NĐ-CP và Nghị định 47/2019/NĐ-CP.

– Xây dựng, trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chiến lược, chương trình, kế hoạch dài hạn, trung hạn, hàng năm, các dự án quan trọng của Đài Tiếng nói Việt Nam và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt.

– Nghiên cứu, đề xuất xây dựng, trình cấp có thẩm quyền công bố tiêu chuẩn quốc gia; ban hành tiêu chuẩn cơ sở theo quy định của pháp luật.

– Quyết định và chịu trách nhiệm về nội dung, chương trình, thời lượng phát sóng hàng ngày trên các kênh chương trình của Đài Tiếng nói Việt Nam, phạm vi phủ sóng, phạm vi tác động thông tin đối nội và đối ngoại; chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan báo chí trực thuộc Đài Tiếng nói Việt Nam thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích, nhiệm vụ, phương hướng hoạt động theo quy định của pháp luật.

– Tham gia xây dựng chiến lược, quy hoạch, phát triển hệ thống báo chí Việt Nam.

– Tổ chức sản xuất, truyền dẫn, phát sóng, phát hành, lưu trữ các chương trình phát thanh, truyền hình, báo điện tử, báo in theo quy định của pháp luật.

– Quản lý, quyết định các dự án đầu tư và xây dựng thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật; tham gia thẩm định các đề án, dự án quan trọng thuộc chuyên môn, nghiệp vụ theo yêu cầu của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

– Quản lý trực tiếp hệ thống kỹ thuật chuyên dùng của Đài Tiếng nói Việt Nam để sản xuất nội dung; truyền dẫn tín hiệu trên hạ tầng viễn thông, internet băng thông rộng; phát sóng trên phương thức phát thanh mặt đất và vệ tinh; cung cấp trên nền tảng số của Đài Tiếng nói Việt Nam và nền tảng số khác các chương trình, kênh chương trình trong nước và ra nước ngoài theo quy định của pháp luật.

– Tổ chức thực hiện nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, chuyển đổi số trong hoạt động của Đài Tiếng nói Việt Nam.

– Thực hiện hợp tác quốc tế về các lĩnh vực thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Đài Tiếng nói Việt Nam theo quy định của pháp luật.

– Thực hiện cơ chế tự chủ tài chính theo quy định của pháp luật; trường hợp có đặc thù riêng, Đài Tiếng nói Việt Nam đề xuất và phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành quy định về cơ chế tự chủ tài chính đặc thù của Đài Tiếng nói Việt Nam.

– Thực hiện quyền, trách nhiệm đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với các doanh nghiệp do Đài Tiếng nói Việt Nam quyết định thành lập và đối với phần vốn góp tại các doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.

– Quyết định và chỉ đạo thực hiện chương trình cải cách hành chính của Đài Tiếng nói Việt Nam theo mục tiêu và nội dung chương trình cải cách hành chính nhà nước đã được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

– Đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ báo chí theo quy định của pháp luật.

– Quản lý tổ chức bộ máy, viên chức và người lao động; bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển, cách chức, miễn nhiệm, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật; thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ, chính sách khác đối với viên chức và người lao động thuộc thẩm quyền quản lý theo quy định của pháp luật.

– Quản lý, sử dụng ngân sách, tài sản công theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước, pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công và pháp luật có liên quan.

– Tổ chức các hoạt động cung cấp dịch vụ theo quy định của pháp luật.

– Thực hiện chế độ báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Thông tin và Truyền thông và các cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

– Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao và theo quy định của pháp luật.

Đài Tiếng nói Việt Nam gồm những đơn vị nào?

  • Theo quy định tại Điều 3 Nghị định 92/2022/NĐ-CP về cơ cấu tổ chức của Đài Tiếng nói Việt Nam gồm những đơn vị sau:

– Ban Thư ký biên tập

– Ban Tổ chức cán bộ

– Ban Kế hoạch – Tài chính

– Ban Hợp tác quốc tế

– Văn phòng

– Ban Thời sự (VOV1)

– Ban Văn hóa – xã hội (VOV2)

– Ban Âm nhạc (VOV3)

– Ban Dân tộc (VOV4)

– Ban Đối ngoại (VOV5)

– Ban Văn học – Nghệ thuật (VOV6)

– Báo Điện tử (VOV.VN)

– Báo Tiếng nói Việt Nam (Báo VOV)

– Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC

– Kênh Truyền hình Đài Tiếng nói Việt Nam (VOVTV)

– Kênh VOV Giao thông (VOVGT)

– Cơ quan thường trú khu vực Đông Bắc

– Cơ quan thường trú khu vực Tây Bắc

– Cơ quan thường trú khu vực Miền Trung

– Cơ quan thường trú khu vực Tây Nguyên

– Cơ quan thường trú tại Thành phố Hồ Chí Minh

– Cơ quan thường trú khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

– Các cơ quan thường trú tại nước ngoại được thành lập theo quy định của pháp luật

– Trung tâm Sản xuất và Lưu trữ Chương trình

– Trung tâm Kỹ thuật phát thanh truyền hình

– Trung tâm Quảng cáo và Dịch vụ truyền thông.

– Trung tâm Nghiên cứu và ứng dụng Công nghệ Truyền thông (R&D)

Quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Đài tiếng nói Việt Nam
Quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Đài tiếng nói Việt Nam

Lãnh đạo Đài Tiếng nói Việt Nam được quyết định như thế nào?

Theo quy định tại Điều 4 Nghị định 92/2022/NĐ-CP về lãnh đạo Đài Tiếng nói Việt Nam như sau:

– Đài Tiếng nói Việt Nam có Tổng giám đốc và không quá 04 Phó Tổng giám đốc.

– Tổng Giám đốc và Phó Tổng Giám đốc do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo quy định pháp luật.

– Tổng Giám đốc chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Đài Tiếng nói Việt Nam; các Phó Tổng Giám đốc giúp việc Tổng Giám đốc, chịu trách nhiệm trươc Tổng Giám đốc và trước pháp luật về lĩnh vữ được phân công.

– Tổng Giám đốc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, kỷ luật người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu và quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức, mối quan hệ công tác của các đơn vị trực thuộc.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là những vấn đề liên quan đến “Quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Đài tiếng nói Việt Nam″. LSX tự hào sẽ là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề cho khách hàng liên quan đến tư vấn pháp lý, thủ tục giấy tờ liên quan đến tra cứu thông tin quy hoạch; làm sổ đỏ cho đất ao lấn chiếm mới; hướng dẫn cách xác định diện tích đất ở có vườn, ao; hoặc vấn đề khác như hành vi nào không phải là hành vi tham nhũng của chúng tôi. Nếu quy khách hàng còn phân vân, hãy đặt câu hỏi cho LSX thông qua số hotline 0833.102.102 chúng tôi sẽ tiếp nhận thông tin và phản hồi nhanh chóng.

Câu hỏi thường gặp

Cơ cấu tổ chức của Đài Tiếng nói Việt Nam gồm:

1- Ban Thư ký biên tập.
2- Ban Tổ chức cán bộ.
3- Ban Kế hoạch – Tài chính.
4- Ban Hợp tác quốc tế.
5- Văn phòng.
6- Ban Thời sự (VOV1).
7- Ban Văn hóa – Xã hội (VOV2).
8- Ban Âm nhạc (VOV3).
9- Ban Dân tộc (VOV4).
10- Ban Đối ngoại (VOV5).
11- Ban Văn học – Nghệ thuật (VOV6).
12- Báo Điện tử vov (VOV.VN).
13- Báo Tiếng nói Việt Nam (Báo VOV).
14- Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC.
15- Kênh Truyền hình Đài Tiếng nói Việt Nam (VOVTV).
16- Kênh VOV Giao thông (VOVGT).
17- Cơ quan thường trú khu vực Đông Bắc.
18- Cơ quan thường trú khu vực Tây Bắc.
19- Cơ quan thường trú khu vực Miền Trung.
20- Cơ quan thường trú khu vực Tây Nguyên.
21- Cơ quan thường trú tại Thành phố Hồ Chí Minh.
22- Cơ quan thường trú khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
23- Các cơ quan thường trú tại nước ngoài được thành lập theo quy định của pháp luật.
24- Trung tâm Sản xuất và Lưu trữ Chương trình.
25- Trung tâm Kỹ thuật phát thanh truyền hình.
26- Trung tâm Quảng cáo và Dịch vụ truyền thông.
27- Trung tâm Nghiên cứu và ứng dụng Công nghệ Truyền thông (R&D).
Các đơn vị quy định từ (1) đến (5) nêu trên là các tổ chức giúp việc Tổng Giám đốc; các đơn vị quy định từ (6) đến (24) nêu trên là các tổ chức sản xuất nội dung, chương trình; đơn vị tại (25) nêu trên là tổ chức truyền dẫn, phát sóng; các đơn vị quy định từ  (26) đến (27) là các đơn vị sự nghiệp khác.
Ban Thư ký biên tập có 5 phòng, Ban Kế hoạch – Tài chính có 2 phòng, Văn phòng có 5 phòng.
Đài Tiếng nói Việt Nam có Tổng Giám đốc và không quá 4 Phó Tổng Giám đốc.
Tổng Giám đốc và các Phó Tổng Giám đốc do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo quy định của pháp luật.

Hiệu lực thi hành của Đài Tiếng nói Việt Nam

Theo quy định tại Điều 5 Nghị định 92/2022/NĐ-CP về hiệu lực thi hành của Đài Tiếng nói Việt Nam như sau:
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 10 tháng 11 năm 2022.
2. Nghị định này thay thế Nghị định số 03/2018/NĐ-CP ngày 04 tháng 01 năm 2018 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Đài Tiếng nói Việt Nam.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm