Quyền lợi của nhân viên thử việc cần phải biết

bởi Hoàng Hà
Quyền lợi của nhân viên thử việc

Vào làm việc ở bất cứ công ty nào cũng phải qua một quá trình thử việc nghiêm túc và khắt khe. Quá trình thử việc sẽ giúp người sếp biết được nhân viên có phù hợp với định hướng công ty hay không và ngược lại. Thử việc không phải hành xác, bóc lột. Vậy quyền lợi khi thử việc của nhân viên là gì? Trong nội dung bài viết này; phòng tư vấn Luật lao động của Luật sư X sẽ giới thiệu đến bạn đọc quy định của pháp luật về vấn đề này.

LSX xin đưa ra ý kiến tham khảo như sau

Cơ sở pháp lý

  • Bộ luật lao động 2019

Nội dung tư vấn

Thời gian thử việc được quy định như thế nào?

Quy định này được cụ thể hóa tại Điều 25 Bộ luật lao động 2019 quy định như sau:

Điều 25. Thời gian thử việc

Thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc một lần đối với một công việc và bảo đảm điều kiện sau đây:

1, Không quá 180 ngày đối với công việc của người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp;

2, Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;

3, Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ;

4, Không quá 06 ngày làm việc đối với công việc khác.

Và tất nhiên khi Thử việc đạt yêu cầu; thì người sử dụng lao động phải tiếp nhận người lao động thành viên chính thức. Người lao động cho nhân viên thử việc quá thời hạn hoàn toàn có thể bị xử phạt.

Mời bạn đọc xem thêm: Công ty im lặng khi hết hợp đồng thử việc người lao động phải làm gì?

Mức lương thử việc là bao nhiêu?

Lương luôn là vấn đề mà tất cả chúng ta quan tâm; đây là quyền lợi khi thử việc cơ bản. Do đó, điều này được pháp luật lao động cụ thể hóa tại Điều 26 Bộ luật lao động 2019:

Điều 26. Tiền lương thử việc

Tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó.

Tất nhiên, mức lương do 2 bên thỏa thuận nhưng không được thấp hợp mức lương tối thiểu vùng. Mỗi năm thì mức lương tối thiểu vùng lại thay đổi; tùy vào từng địa phương mà sẽ có mức lương tối thiểu vùng khác nhau; tuy nhiên từ 01/01/2019 mức lương sẽ là:

VÙNGMức lương tối thiểuMức lương có trình độ, qua học nghề (+7%)
Vùng 14.180.0004.472.600
Vùng 23.710.0003.969.700
Vùng 33.250.0003.477.500
Vùng 42.920.0003.124.400

Ví dụ: Mức lương công việc thỏa thuận là 4.472.600, vậy mức lương thử việc của bạn sẽ là: 85% x 4.472.600 = 3.801.710đ

Kết thúc thời gian thử việc

Căn cứ Điều 27 Bộ luật lao động 2019 quy định: ngoài các các quyền lợi khi thử việc nêu trên; khi kết thúc thời gian thử việc, người lao động còn có quyền sau:

  • Khi kết thúc thời gian thử việc; người sử dụng lao động phải thông báo kết quả thử việc cho người lao động.

Trường hợp thử việc đạt yêu cầu; thì người sử dụng lao động tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động đã giao kết đối với trường hợp thỏa thuận thử việc trong hợp đồng lao động; hoặc phải giao kết hợp đồng lao động đối với trường hợp giao kết hợp đồng thử việc.

Trường hợp thử việc không đạt yêu cầu; thì chấm dứt hợp đồng lao động đã giao kết hoặc hợp đồng thử việc.

  • Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền hủy bỏ hợp đồng thử việc hoặc hợp đồng lao động đã giao kết; mà không cần báo trước và không phải bồi thường.

Mời bạn xem thêm: Quy định về thử việc cần phải biết !

Câu hỏi thường gặp

Hủy bỏ hợp đồng thử việc có phải bồi thường không?

Căn cứ khoản 2 Điều 27 Luật lao động 2019 quy định: Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền hủy bỏ hợp đồng thử việc hoặc hợp đồng lao động đã giao kết mà không cần báo trước và không phải bồi thường.

Thử việc thì có được đóng bảo hiểm xã hội?

Theo quy định tại Điều 24 Bộ luật Lao động 2019 thì: “Người sử dụng lao động và người lao động có thể thoả thuận về việc làm thử, quyền; nghĩa vụ của hai bên trong thời gian thử việc.”
Theo đó, việc các bên thòa thuận nội dung đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động trong hợp đồng thủ việc là không bắt buộc.

Hợp đồng thử việc có những nội dung cơ bản gì?

Nội dung của hợp đồng thử việc gồm các nội dung quy định tại các điểm a, b; c, đ, g và h khoản 1 Điều 21 của Bộ luật lao động 2019, bao gồm:
+ Tên, địa chỉ của người sử dụng lao động và họ tên, chức danh của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động;
+ Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, số thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động;
+ Công việc và địa điểm làm việc;
+ Mức lương theo công việc hoặc chức danh, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác;
+ Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;
+ Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động;

Thông tin liên hệ Luật Sư X

Trên đây là tư vấn của Luật sư X về nội dung Quyền lợi của nhân viên thử việc. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư X; hãy liên hệ 0833 102 102

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm