Quyền nhân thân trong hôn nhân và gia đình năm 2022

bởi Hương Giang
Quyền nhân thân trong hôn nhân và gia đình

Quyền nhân thân là quyền gắn liền với mỗi cá nhân, quyền này không thể chuyển giao cho người khác theo quy định. Vợ chồng khi kết hôn với nhau cũng có các quyền nhân thân trong hôn nhân và gia đình. Vậy theo quy định, Thế nào là quyền nhân thân trong hôn nhân và gia đình? Quyền nhân thân trong hôn nhân và gia đình bao gồm những quyền nào? Quy định về quyền nhân thân trong hôn nhân và gia đình như thế nào? Mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật sư X để hiểu và nắm rõ được những quy định về vấn đề này nhé. Hi vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho quý bạn đọc.

Căn cứ pháp lý

Khái niệm quyền nhân thân

Theo khoản 1 Điều 25 Bộ luật Dân sự 2015, quyền nhân thân là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển giao cho người khác, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác.

Tuy nhiên trong một số trường hợp, việc xác lập, thực hiện quan hệ dân sự liên quan đến quyền nhân thân phải thông qua người đại diện theo pháp luật của người đó. 

Cụ thể được quy định tại khoản 2 Điều 25 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:

– Đối với quyền nhân thân của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi việc xác lập, thực hiện quan hệ dân sự liên quan đến quyền nhân thân phải được người đại diện theo pháp luật của người này đồng ý theo quy định tại Bộ luật Dân sự 2015, luật khác có liên quan hoặc theo quyết định của Tòa án.

– Đối với quyền nhân thân của của người bị tuyên bố mất tích, người đã chết phải được sự đồng ý của vợ, chồng hoặc con thành niên của người đó; trường hợp không có những người này thì:

Việc xác lập, thực hiện quan hệ dân sự liên quan đến quyền nhân thân phải được sự đồng ý của cha, mẹ của người bị tuyên bố mất tích, người đã chết, trừ trường hợp quy định tại Bộ luật Dân sự 2015, luật khác có liên quan quy định khác.

Thế nào là quyền nhân thân trong hôn nhân và gia đình?

Quyền nhân thân trong hôn nhân và gia đình được xác định dựa trên quy định tại Điều 39 Bộ luật dân sự nên được xác định là quyền của cá nhân trong hôn nhân và gia đình khi các cá nhân này xác lập quan hệ hôn nhân và gia đình với nhau dưới sự chấp thuận và ghi nhân của cơ quan có thẩm quyền nhà nước, theo đó, quyền nhân thân của cá nhân tại điều luật này được quy định là có quyền kết hôn, ly hôn, quyền bình đẳng của vợ chồng, quyền xác định cha, mẹ, con, quyền được nhận làm con nuôi, quyền nuôi con nuôi và các quyền nhân thân khác trong quan hệ hôn nhân, quan hệ cha mẹ và con và quan hệ giữa các thành viên gia đình.

Cũng theo như quy định tại Điều này thì con sinh ra không phụ thuộc vào tình trạng hôn nhân của cha, mẹ đều có quyền và nghĩa vụ như nhau đối với cha, mẹ của mình. Song khi cá nhân thực hiện quyền nhân thân trong hôn nhân và gia đình theo quy định của Bộ luật dân sự, Luật hôn nhân và gia đình và luật khác có liên quan.

Quyền nhân thân trong hôn nhân và gia đình
Quyền nhân thân trong hôn nhân và gia đình

Quyền nhân thân trong hôn nhân và gia đình bao gồm những quyền nào?

Theo quy định tại Điều 39 Bộ luật dân sự 2015:

Điều 39. Quyền nhân thân trong hôn nhân và gia đình

1. Cá nhân có quyền kết hôn, ly hôn, quyền bình đẳng của vợ chồng, quyền xác định cha, mẹ, con, quyền được nhận làm con nuôi, quyền nuôi con nuôi và các quyền nhân thân khác trong quan hệ hôn nhân, quan hệ cha mẹ và con và quan hệ giữa các thành viên gia đình.

Con sinh ra không phụ thuộc vào tình trạng hôn nhân của cha, mẹ đều có quyền và nghĩa vụ như nhau đối với cha, mẹ của mình.

2. Cá nhân thực hiện quyền nhân thân trong hôn nhân và gia đình theo quy định của Bộ luật này, Luật hôn nhân và gia đình và luật khác có liên quan.

Dựa vào Điều luật 39 của Bộ luật dân sự năm 2015 đã quy định về việc cá nhân có nhiều quyền nhân thân khác nhau trong hôn nhân và trong đời sống gia đình của mình và được pháp luật chấp thuận và ghi nhân. Trong đó thì đối với quan hệ hôn nhân, cá nhân có quyền kết hôn và quyền ly hôn theo như luật định khi cá nhân đáp ứng đủ điều kiện kết hôn thì sẽ được nhà nước chấp thuận cho 2 cá nhân xác lập quan hệ vợ chồng, còn khi 2 cá nhân này không còn có quan hệ tình cảm bị rạn nứt và không thể chung sống hòa thuận thì nhà nước cũng sẽ chấp thuận cho 2 cá nhân này thực hiện quyền ly hôn của mình. Trong đời sống gia đình, cá nhân có quyền bình đẳng của vợ chồng giữa các quan hệ về tài sản, không chỉ có vậy mà các bên còn có quyền và nghĩa vụ bình đảng như nhau; quyền xác định cha, mẹ, con; quyền nuôi con nuôi…

Quy định về quyền nhân thân trong hôn nhân và gia đình

Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 và các văn bản khác được ban hành hướng dẫn về quyền nhân thân quy định chi tiết từng quyền nhân thân, tại Điều luật này pháp luật đã quy định một cách chỉ xác định cụ thể tên gọi của các quyền nhân thân, còn nội dung quyền cũng như việc thực hiện quyền được xác định theo Luật hôn nhân và gia đình và các luật khác có liên quan.

Thứ nhất, Quyền kết hôn: cá nhân được pháp luật quy định là có quyền kết hôn là một trong những các quyền và được nhắc đến đầu tiên trong luật định. Theo đó thì, quyền kết hôn là quyền nhân thân của cá nhân được pháp luật thừa nhận, là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của luật về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn. Căn cứ việc kết hôn phải dựa theo quy định tại Điều 8 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện về độ tuổi; việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định; nam nữ kết hôn phải có đầy đủ các năng lực hành vi dân sự; và không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định.

Thứ hai, Quyền ly hôn: khi vợ chồng sống với nhau không hòa thuận và có yêu cầu ly hôn thì có quyền lý hôn. Do đó, quyền ly hôn được nhân biết khi vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn. Quyền yêu cầu ly hôn là quyền nhân thân của vợ, chồng, chỉ với tư cách là vợ, chồng mới có quyền yêu cầu ly hôn. Ngoài ra, pháp luật này có quy định thêm cha, mẹ, người thân thích khác (cũng) có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình. 

Quyền ly hôn của vợ, chồng cũng bị hạn chế nhằm bảo vệ quyền lợi cho người vợ và người con sơ sinh: Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

Thứ ba, Quyền bình đẳng giữa vợ, chồng: cá nhân sau khi kết hôn và sống với nhau trên danh nghĩa vơ chồng và quan hệ này trong gia đình thì vợ chồng đều có quyền bình đẳng và quyền này của vợ chồng được ghi nhận tại Điều 17 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014.

Ngoài ra, nguyên tắc vợ chồng bình đẳng là một trong các nguyên tắc cơ bản của hệ thống pháp luật hôn nhân và gia đình. Nội dung của nguyên tắc này bảo đảm quyền bình đẳng của vợ chồng trong các quan hệ nhân thân và tài sản. Các quyền và nghĩa vụ về nhân thân và tài sản của vợ chồng luôn gắn liền và được thực hiện tương ứng giữa vợ chồng trong suốt thời kỳ hôn nhân, không thể chuyển giao cho người khác và không thể thực hiện bằng nghĩa vụ khác.

Thứ tư, quyền xác định cha, mẹ, con: cá nhân được ghi nhận trong Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 được quy định là có quyền xác định cha, mẹ, con đây được xác định là một trong những phần của quyền nhân thân. Quyền này được quy định cụ thể tại Điều 90 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về quyền nhận cha, mẹ khi đó con có quyền nhận cha, mẹ của mình, kể cả trong trường hợp cha, mẹ đã chết và con đã thành niên nhận cha, không cần phải có sự đồng ý của mẹ; nhận mẹ, không cần phải có sự đồng ý của cha; song song với quyền con có quyền nhận cha mẹ thì tại Điều 91 Luật này quy định về quyền nhận con khi đó cha, mẹ có quyền nhận con, kể cả trong trường hợp con đã chết; Bên cạnh đó thì trong trường hợp người đang có vợ, chồng mà nhận con thì việc nhận con không cần phải có sự đồng ý của người kia.

Thứ năm, Quyền được nhận làm con nuôi và quyền nuôi con nuôi: pháp luật đã quy định về quyền được nhận làm con nuôi và quyền nuôi con nuôi để đảm bảo quyền của người được nhật nuôi và người nhận nuôi: Nuôi con nuôi là việc xác lập quan hệ cha, mẹ và con giữa người nhận nuôi và người được nhận làm con nuôi (khoản 1 Điều 3 Luật nuôi con nuôi năm 2010). Việc thực hiện quyền này trên thực tế phải tuân theo các điều kiện, trình tự, thủ tục do Luật Nuôi con nuôi quy định. Luật cũng quy định các nguyên tắc giải quyết việc nuôi con nuôi, thứ tự ưu tiên lựa chọn gia đình thay thế, hệ quả của việc nuôi con nuôi và những căn cứ chấm dứt việc nuôi con nuôi. 

Như vậy, nhóm quyền nhân thân của cá nhân trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình là một trong những quyền nhân thân quan trọng, là quyền tự nhiên cơ bản của con người khi sinh ra đã có, các quyền này đã được ghi nhận trong các văn bản pháp lý quốc tế cũng như trong nước. Mọi cá nhân đều được phép tự mình thực hiện những quyền nhân thân trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình, những hành vi xâm phạm đến quyền nhân thân được pháp luật bảo vệ đều phải chịu chế tài xử lý thích hợp.

Mời các bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Trên đây là bài viết tư vấn về “Quyền nhân thân trong hôn nhân và gia đình”. Nếu cần giải quyết nhanh gọn các vấn đề liên quan tới chuyển nhượng quyền sử dụng đất, thủ tục mua bán, cho thuê, cho mượn nhà đất khiếu nại, khởi kiện giải quyết tranh chấp đất đai; cấp đổi lại sổ đỏ, đất nông nghiệp chuyển đổi sang đất thổ cư; hoặc vấn đề về di chúc được lập trong bệnh viện có hiệu lực không… thì hãy liên hệ ngay tới Luật sư X để chúng tôi nhanh chóng tư vấn hỗ trợ và giải quyết vụ việc. Với các luật sư có chuyên môn cao cùng kinh nghiệm dày dặn, chúng tôi sẽ hỗ trợ 24/7, giúp bạn tiết kiệm chi phí và ít đi lại.

Mời quý khách liên hệ đến hotline của Luật sư X:  0833.102.102 hoặc liên hệ qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Quyền và nghĩa vụ về nhân thân của vợ, chồng được quy định như thế nào?

Quyền và nghĩa vụ về nhân thân của vợ, chồng được quy định như sau:
Vợ,chồng có quyền bình đẳng trong việc lựa chọn chỗ ở, nơi cư trú
Vợ, chồng có nghĩa vụ tôn trọng, giữ gìn và bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín cho nhau
Vợ, chồng có nghĩa vụ tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhau
Vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ tạo điều kiện, giúp đỡ nhau chọn nghề nghiệp; học tập, nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ; tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội.

Pháp luật có ghi nhận quyền bình đẳng giữa vợ, chồng không?

Quyền bình đẳng giữa vợ, chồng: Điều 17 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định vợ, chồng bình đẳng với nhau, có quyền, nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình, trong việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ của công dân được quy định trong Hiến pháp, luật này và các luật khác có liên quan.

Quy định về quyền được nhận làm con nuôi và quyền nuôi con nuôi trong hôn nhân và gia đình như thế nào?

Nuôi con nuôi là việc xác lập quan hệ cha, mẹ và con giữa người nhận nuôi và người được nhận làm con nuôi. Việc thực hiện quyền này trên thực tế phải tuân theo các điều kiện, trình tự, thủ tục do Luật Nuôi con nuôi quy định. Luật cũng quy định các nguyên tắc giải quyết việc nuôi con nuôi, thứ tự ưu tiên lựa chọn gia đình thay thế, hệ quả của việc nuôi con nuôi và những căn cứ chấm dứt việc nuôi con nuôi.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm