Khi xã hội phát triển dẫn đến cách nghĩ và cách sống sẽ cởi mở hơn. Nên việc sống chung với nhau, thậm chí là có con chung cũng không còn quá xa lạ. Vậy nếu có tranh chấp xảy ra thì ai sẽ được quyền nuôi con khi không kết hôn theo quy định pháp luật?
Câu hỏi:
Thưa luật sư, tôi và bạn trai đã sống thử với nhau được một thời gian. Chúng tôi có một đứa con chung. Nhưng giờ chúng tôi chia tay thì ai sẽ là người nuôi con?
LSX xin đưa ra câu trả lời như sau:
Căn cứ pháp lý
- Luật hôn nhân và gia đình năm 2014.
Nội dung tư vấn về quyền nuôi con khi không kết hôn
1. Quy định của pháp luật về việc không đăng ký kết hôn
Việc chung sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn được quy định là việc nam, nữ tổ chức sống chung và coi nhau là vợ chồng.
Pháp luật có quy định rằng chỉ công nhận vợ chồng hợp pháp đã đăng ký kết hôn tại cơ quan chức năng. Nam nữ sống chung với nhau không làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ trong quan hệ vợ chồng:
Tại Điều 14 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về giải quyết hậu quả của việc nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn
“1. Nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng. Quyền, nghĩa vụ đối với con, tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên được giải quyết theo quy định tại Điều 15 và Điều 16 của Luật này.
2. Trong trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng theo quy định tại khoản 1 Điều này nhưng sau đó thực hiện việc đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật thì quan hệ hôn nhân được xác lập từ thời điểm đăng ký kết hôn.”
Pháp luật không thừa nhận mối quan hệ sống chung như vợ chồng. Cho nên việc sống chung không phát sinh các quyền và nghĩa vụ của vợ chồng. Nhưng vấn đề về quyền nuôi con vẫn phát sinh kể cả khi không kết hôn theo quy định.
2. Quyền nuôi con khi không kết hôn
Tuy sống chung không đăng ký kết hôn không làm phát sinh quan hệ vợ chồng. Nhưng quan hệ giữa cha – con, mẹ – con sẽ luôn tồn tại kể cả khi bố mẹ không đăng ký kết hôn.
Do đó, với trường hợp tranh chấp quyền nuôi con khi không đăng ký kết hôn vẫn xử lý theo nguyên tắc cơ bản của luật hôn nhân và gia đình 2014:
- Nếu con dưới 36 tháng tuổi sẽ được giao cho mẹ nuôi. Bố phải có nghĩa vụ cấp dưỡng. Trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con. Hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác.
- Con từ đủ 07 tuổi sẽ được nêu ý kiến, quan điểm rằng muốn ở với bố hay với mẹ.
Xem thêm: Nguyên tắc giành quyền nuôi con khi ly hôn.
Như vậy, quyền nuôi con khi không kết hôn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Như hoàn cảnh kinh tế, xã hội của các bên để có một môi trường tốt nhất để con có thể phát triển. Đồng thời, việc nuôi con sau khi không còn sống chung như vợ chồng còn xem xét đến nguyện vọng của con.
VIDEO THAM KHẢO
Thông tin thêm:
- LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ ly hôn tại Việt Nam
- Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline: 0833.102.102.