Hiện nay, không ít trường hợp nam nữ sống chung như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn. Trường hợp sống chung mà không đăng ký kết hôn gây ra nhiều bất lợi về mặt pháp lý khi xảy ra tranh chấp. Vậy Cha mẹ có quyền và nghĩa vụ gì đối với con khi không đăng ký kết hôn không? Pháp luật quy định Quyền nuôi con khi không đăng ký kết hôn sẽ thuộc về ai? Thủ tục khởi kiện giành lại quyền nuôi con khi không đăng ký kết hôn như thế nào? Có được yêu cầu cấp dưỡng nuôi con khi không đăng ký kết hôn không? Mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật sư X để hiểu và nắm rõ được những quy định về vấn đề này nhé. Hi vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho quý bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Luật hôn nhân và gia đình 2014
Sống chung với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì có được pháp luật công nhận không?
Trào lưu sống thử đang khiến những cặp nam nữ sống chung như vợ chồng gặp rất nhiều hệ lụy không tốt kèm theo. Trước hết, pháp luật không công nhận quan hệ hôn nhân của hai người bởi theo Điều 9 Luật Hôn nhân và Gia đình (Luật HN&GĐ) có nêu rõ:
Việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thực hiện. Nếu không thì không có giá trị pháp lý
Do vậy, việc sống chung không đăng ký kết hôn với cơ quan có thẩm quyền thì việc sống chung đó không được coi là quan hệ hôn nhân, không được pháp luật bảo vệ.
Cha mẹ có quyền và nghĩa vụ gì đối với con khi không đăng ký kết hôn?
Như đã được đề cập, pháp luật quy định quyền và nghĩa vụ giữa nam nữ sống chung với nhau như vợ chồng và con được giải quyết theo quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và con, cụ thể gồm các điều sau đây:
- Thương yêu con, tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập, giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ, đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội;
- Trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình;
- Giám hộ hoặc đại diện theo quy định của Bộ luật dân sự cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự;
- Không được phân biệt đối xử với con trên cơ sở giới hoặc theo tình trạng hôn nhân của cha mẹ; không được lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động; không được xúi giục, ép buộc con làm việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.
(Điều 69 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014)
Quyền nuôi con khi không đăng ký kết hôn sẽ thuộc về ai?
Theo quy định, dù có đủ điều kiện để đăng ký kết hôn nhưng không đăng ký mà chỉ sống chung với nhau như vợ chồng thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ, chồng. Nhưng quyền, nghĩa vụ với con vẫn được xác lập.
Theo đó, Điều 71 Luật này nêu rõ, cha, mẹ có nghĩa vụ và quyền ngang nhau, cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng con cái. Do đó, khi không chung sống với nhau nữa thì việc quyết định ai nuôi con vẫn dựa vào nguyên tắc thỏa thuận. Cụ thể như sau:
Đối với trường hợp con dưới 36 tháng tuổi
Quyền nuôi con khi không đăng ký kết hôn đối với đứa trẻ dưới 36 tháng tuổi được ưu tiên cho người mẹ nuôi, điều này được áp dụng theo quy định Điều 81 Luật hôn nhân gia đình 2014. Nếu cha mẹ có thỏa thuận khác hoặc người mẹ không có điều kiện nuôi con thì người cha được quyền nuôi con. Người cha có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con theo quy định của pháp luật.
Đối với trường hợp con trên 36 tháng tuổi
Quyền nuôi con khi không đăng ký kết hôn đối với con trên 36 tháng tuổi sẽ do hai bên cha mẹ thỏa thuận, pháp luật tôn trọng sự thỏa thuận của hai bên sao cho hợp tình, hợp lý và bảo vệ được quyền và lợi ích cho đứa trẻ. Nếu hai bên có tranh chấp về quyền nuôi con thì có thể yêu cầu tòa án giải quyết. Lưu ý đối với trường hợp này các bên phải chứng minh được mối quan hệ cha mẹ con để tòa án có căn cứ giải quyết.
Đối với trường hợp con trên 7 tuổi
Quyền nuôi con khi không đăng ký kết hôn đối với con trên 7 tuổi thì tòa án sẽ xem xét ý kiến của đứa con muốn sống với cha hay với mẹ. Vì vậy ý kiến của đứa trẻ sẽ là một căn cứ quan trọng để phân xử quyền nuôi con.
Như vậy, quan hệ giữa cha, mẹ, con vẫn tồn tại mà không phụ thuộc vào tình trạng hôn nhân của cha mẹ. Do đó, khi muốn giành quyền nuôi con trong trường hợp này thì một trong hai người có thể thỏa thuận. Nếu không thỏa thuận được thì phải chứng minh được bản thân có điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của con.
Thủ tục khởi kiện giành lại quyền nuôi con khi không đăng ký kết hôn như thế nào?
Thành phần hồ sơ
Trường hợp vợ/chồng thỏa thuận được về quyền nuôi con, hồ sơ gồm có:
- Vợ/chồng lập văn bản thỏa thuận về quyền nuôi con sau khi ly hôn;
- Nộp đơn khởi kiện yêu cầu Tòa án công nhận sự thỏa thuận về quyền nuôi con;
- Tòa án xem xét hồ sơ, kiểm tra về điều kiện nuôi dưỡng của cha mẹ. Nếu xét thấy việc thỏa thuận hoàn toàn tự nguyện, phù hợp với lợi ích của con thì Tòa án sẽ ra quyết định về việc thay đổi người nuôi con sau khi ly hôn.
Hồ sơ khởi kiện đề nghị Tòa án thay đổi người trực tiếp nuôi trong trường hợp không đạt được thỏa thuận về quyền nuôi con của vợ/chồng gồm có:
- Đơn khởi kiện (Mẫu đơn xin giành lại quyền nuôi con theo link bên dưới);
- Bản án ly hôn;
- Sổ hộ khẩu, Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân (bản sao chứng thực);
- Giấy khai sinh của con (bản sao chứng thực);
- Các tài liệu chứng minh cho yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con là có căn cứ và hợp pháp.
Trình tự thủ tục
Thủ tục giành lại quyền nuôi con khi đã có bản án Tòa án được thực hiện theo quy định tại các Điều 28,35 và 39 Bộ Luật Tố tụng dân sự 2015 như sau:
Bước 1: Nộp hồ sơ tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi vợ/chồng bạn (người đang trực tiếp nuôi con bạn) đang cư trú, làm việc;
Bước 2: Sau khi nộp đơn khởi kiện cùng hồ sơ hợp lệ, lúc này Tòa án sẽ ra thông báo nộp tiền tạm ứng án phí cho bạn;
Bước 3: Nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm tại Chi cục thi hành án quận/huyện và nộp biên lai tiền tạm ứng án phí cho Tòa án;
Bước 4: Tòa án thụ lý vụ án, tiến hành giải quyết vụ án theo thủ tục chung và ra Bản án hoặc quyết định giải quyết vụ án.
Thời gian giải quyết sẽ được quy định tại Điều 203 Bộ Luật Tố tụng dân sự 2015 như sau:
- Theo điểm a khoản 1 Điều 203 Bộ Luật này, thời hạn chuẩn bị xét xử vụ án là 04 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án, nhưng nếu vụ án có tính chất phức tạp hoặc do sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan thì thời hạn sẽ không quá 06 tháng;
- Theo khoản 4 Điều 203 Bộ Luật này quy định thời hạn mở phiên tòa là 01 tháng kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn này là 02 tháng.
Có được yêu cầu cấp dưỡng nuôi con khi không đăng ký kết hôn không?
Cấp dưỡng được hiểu là việc một người có nghĩa vụ đóng góp tiền, tài sản để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người chưa thành niên, đã thành niên mà không có khả năng lao động… có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng nhưng không sống chung với mình.
Như phân tích ở trên, dù cha mẹ không đăng ký kết hôn nhưng quyền, nghĩa vụ đối với con vẫn không khác với khi đăng ký kết hôn. Bởi vậy, nếu không trực tiếp nuôi con, cha hoặc mẹ cũng phải có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy, dù có nghĩa vụ nhưng việc xác nhận quan hệ cha, mẹ con trong trường hợp không đăng ký kết hôn là rất khó. Bởi nếu muốn được cấp dưỡng thì bắt buộc phải được công nhận là cha, mẹ con.
Nói tóm lại, để có thể giành được quyền nuôi con khi không đăng ký kết hôn, cha hoặc mẹ phải thỏa thuận được với nhau. Nếu không khi yêu cầu Tòa án giải quyết thì phải chứng minh được bản thân có đủ điều kiện tốt nhất để chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
Mời các bạn xem thêm bài viết
- Mẫu đơn kháng cáo quyền nuôi con mới năm 2022
- Thủ tục giành lại quyền nuôi con sau ly hôn như thế nào?
- Quy định về thời hạn làm căn cước công dân mới nhất 2022
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Quyền nuôi con khi không đăng ký kết hôn sẽ thuộc về ai?”. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề về tra cứu thông báo phát hành hóa đơn điện tử, thuế môn bài của chi nhánh hạch toán phụ thuộc, nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn, nộp chậm báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn, mua hóa đơn điện tử, đổi tên giấy khai sinh… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
việc kết hôn là do tự nguyện của hai bên chứ không có quy định là sống chung thì phải đăng ký kết hôn.
Do đó, không có quy định phạt về việc không đăng ký kết hôn như trường hợp anh đề cập.
Theo quy định tại Điều 14 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, dù có đủ điều kiện để đăng ký kết hôn nhưng không đăng ký mà chỉ sống chung với nhau như vợ chồng thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ, chồng. Nhưng quyền, nghĩa vụ với con vẫn được xác lập. Hai người có thể thỏa thuận về người nuôi con, nghĩa vụ, quyền của các bên khi không chung sống với nhau nữa. Trong trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án sẽ căn cứ vào quyền lợi của con để giao con cho người nào trực tiếp nuôi dưỡng.
Thứ nhất, Không được bảo vệ nếu có người thứ ba: Không phải là vợ chồng hợp pháp thì không có quyền, nghĩa vụ ràng buộc với nhau như yêu thương, chung thủy…
Thứ hai, Khai sinh cho con không có tên cha: Một trong những giấy tờ cần có khi đăng ký khai sinh cho con là giấy đăng ký kết hôn. Nếu không có thì những đứa con chung sẽ được khai sinh theo trường hợp chưa xác định được cha và phần ghi thông tin về cha sẽ bị để trống;
Thứ ba, Khó xử lý tài sản chung: Với những tài sản đứng tên một người trong thời gian sống chung với nhau mà không đăng ký kết hôn, việc chứng minh phần đóng góp của người còn lại sẽ rất khó khăn…