Hội cựu chiến binh là một trong các tổ chức chính trị xã hội và là tổ chức thành viên của Mặt trận tổ quốc Việt Nam. Hội cũng được thành lập và hoạt động theo điều lệ riêng. Theo Điều lệ hội cựu chiến binh Việt Nam thì tại những cơ sở đông hội viên có thể thành lập các chi hội. Chi hội cựu chiến binh thường được tổ chức tại các đơn vị thôn, tổ dân phố, ấp, bản,… trực thuộc cấp xã. Chi hội cũng hoạt động tuân thủ theo các quy định của hội. Chi hội cũng bầu ra người đứng đầu là chi hội trưởng hội cựu chiến binh. Vậy các quy định của pháp luật về Hội cựu chiến binh như thế nào? Chi hội trưởng hội cựu chiến binh là ai, cần những tiêu chuẩn gì? Để làm rõ vấn đề này, Luật sư X xin giới thiệu đến bạn đọc bài viết “Quyết định công nhận chi hội trưởng Cựu chiến binh“. Mời bạn đọc cùng tham khảo.
Căn cứ pháp lý
- Pháp lệnh Cựu chiến binh 2005
- Điều lệ hội cựu chiến binh Việt Nam
Một số quy định về Hội cựu chiến binh
Hội Cựu chiến binh Việt Nam là gì?
Theo Điều 3 Pháp lệnh Cựu chiến binh 2005, Hội Cựu chiến binh Việt Nam là tổ chức chính trị – xã hội trong hệ thống chính trị do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, đại diện ý chí, nguyện vọng của Cựu chiến binh, là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân, thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Chức năng của Hội cựu chiến binh
Hội Cựu chiến binh Việt Nam có chức năng đại diện ý chí, nguyện vọng và quyền lợi chính đáng, hợp pháp của Cựu chiến binh. Hội làm tham mưu giúp cấp uỷ Đảng và làm nòng cốt tập hợp, đoàn kết, vận động Cựu chiến binh thực hiện các nhiệm vụ chính trị – xã hội của cách mạng, của Hội; tham gia giám sát hoạt động của cơ quan Nhà nước, đại biểu dân cử và cán bộ viên chức Nhà nước.
Nhiệm vụ của Hội cựu chiến binh
Điều 11 Pháp lệnh Cựu chiến binh 2005, Hội cựu chiến binh Việt Nam có các nhiệm vụ sau:
– Tham gia xây dựng và bảo vệ Đảng, chính quyền, chế độ xã hội chủ nghĩa; đấu tranh chống mọi âm mưu, hoạt động phá hoại của các thế lực thù địch; chống các quan điểm sai trái với đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; thực hiện các quy định của pháp luật về dân chủ ở cơ sở, đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí, tệ nạn xã hội; giám sát hoạt động của cơ quan Nhà nước, của cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật.
– Tham gia phát triển kinh tế – xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh; kiến nghị với cơ quan Nhà nước, chính quyền địa phương về xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật có liên quan đến Cựu chiến binh, Hội Cựu chiến binh.
– Tập hợp, đoàn kết, động viên Cựu chiến binh rèn luyện, giữ gìn phẩm chất, đạo đức cách mạng, nâng cao bản lĩnh chính trị, trình độ hiểu biết đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, kiến thức về kinh tế, văn hoá, khoa học – kỹ thuật, thực hiện tốt nghĩa vụ công dân.
– Tập hợp quân nhân đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự tại ngũ tiếp tục phát huy truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ”, tham gia tổ chức Câu lạc bộ, Ban liên lạc Cựu quân nhân, các phong trào cách mạng ở cơ sở.
– Tổ chức chăm lo, giúp đỡ Cựu chiến binh nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, phát triển kinh tế gia đình, xoá đói, giảm nghèo, làm giàu hợp pháp; tổ chức hoạt động tình nghĩa để Cựu chiến binh tương trợ giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống.
– Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Cựu chiến binh; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, tư vấn, trợ giúp pháp lý cho Cựu chiến binh.
– Phối hợp với Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, các tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, cơ quan quân sự giáo dục truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, ý chí tự lực, tự cường cho thế hệ trẻ.
– Tiến hành các hoạt động đối ngoại nhân dân, góp phần thực hiện đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước.
Quy định về chi hội trưởng hội cựu chiến binh
Chi hội trưởng hội cựu chiến binh là ai?
Hội cựu chiến binh được tổ chức từ cấp xã đến trung ương. Chi hội cựu chiến binh là bộ phận của Hội cựu chiến binh cấp xã được bố trí tại các thôn, làng, tổ dân phố và cấp tương đương. Chi hội trưởng hội cựu chiến binh cũng được bầu ra theo nguyên tắc dân chủ, do các thành viên trong chi hội bỏ phiếu bầu ra ban chấp hành và sau đó bầu ra Chi hội trưởng hội cựu chiến binh.
Để trở thành chi hội trưởng hội cựu chiến binh thì ngoài việc được bầu thì trước hết người này cần phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
Điều kiện để làm Chi hội trưởng hội cựu chiến binh
Tiêu chuẩn chung:
Chi hội trưởng hội cựu chiến binh phải đáp ứng những tiêu chuẩn sau đây:
1. Có tinh thần yêu nước sâu sắc, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; có năng lực tổ chức vận động nhân dân thực hiện có kết quả đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước ở địa phương.
2. Cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, công tâm thạo việc, tận tuỵ với dân. Không tham nhũng và kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng. Có ý thức kỷ luật trong công tác.
Trung thực, không cơ hội, gắn bó mật thiết với nhân dân, được nhân dân tín nhiệm.
3. Có trình độ hiểu biết về lý luận chính trị, quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; có trình độ học vấn, chuyên môn, đủ năng lực và sức khoẻ để làm việc có hiệu quả đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.
Tiêu chuẩn cụ thể:
+ Tuổi đời: Không quá 65 tuổi khi tham gia giữ chức vụ.
+ Học vấn: Có trình độ tốt nghiệp trung học cơ sở trở lên ở khu vực đồng bằng, tốt nghiệp tiểu học trở lên ở khu vực miền núi..
+ Lý luận chính trị: Có trình độ sơ cấp và tương đương trở lên.
Tiêu chuẩn khác:
- Hiểu biết về Điều lệ Hội Cựu chiến binh, gắn bó mật thiết với Cựu chiến binh.
- Hiểu về tâm tư, nguyện vọng của Cựu chiến binh và tìm cách tháo gỡ khó khăn cho Cựu chiến binh.
- Có khả năng đề xuất những chủ trương, giải pháp giải quyết các vấn đề thực tiễn liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của lĩnh vực được giao phụ trách.
- Có khả năng tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ, chương trình, đề án… do UBND, Hội Cựu chiến binh cấp xã phân công.
Các công việc của chi hội trưởng hội cựu chiến binh
Chi hội trưởng hội cựu chiến binh thực hiện các công việc sau:
- Tham gia góp ý xây dựng và bảo vệ Đảng, chính quyền, bảo vệ Nhân dân, thực hiện Pháp lệnh về dân chủ ở xã, phường, thị trấn.
- Phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tham gia giám sát và phản biện xã hội.
- Giữ vững ổn định chính trị ở cơ sở.
- Bồi dưỡng về phẩm chất và năng lực cho hội viên.
- Vận động Cựu chiến binh, Cựu quân nhân tham gia thực hiện các nhiệm vụ, các chương trình, phong trào của Chi hội, Hội.
- Quan tâm đến đời sống vật chất, tinh thần của hội viên, vận động, tổ chức giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn, phát triển kinh tế gia đình.
- Xây dựng chi hội trong sạch, vững mạnh.
Mẫu Quyết định công nhận chi hội trưởng Cựu chiến binh
Bầu chi hội trưởng hội cựu chiến binh
Căn cứ dựa trên Điều lệ của Hội Cựu chiến binh Việt Nam quy định:
Tại điều 14 quy đinh về đại hội như sau:
– Đại hội cấp nào do ban chấp hành cấp đó triệu tập theo kỳ hạn quy định. Khi ban chấp hành xét thấy cần thiết hoặc khi có hơn một phần hai số tổ chức Hội trực thuộc yêu cầu và được ban chấp hành cấp trên trực tiếp đồng ý thì triệu tập đại hội bất thường.
– Đại biểu dự đại hội gồm đại biểu do bầu cử từ cấp dưới lên và các ủy viên ban chấp hành cấp triệu tập đại hội.
Khi cần thiết ban chấp hành triệu tập đại hội được chỉ định một số đại biểu, nhưng không quá năm phần trăm tổng số đại biểu được triệu tập.
– Sau khi ban chấp hành mới được bầu, đoàn chủ tịch đại hội ủy nhiệm từ một đến ba ủy viên trong số các ủy viên được bầu, làm nhiệm vụ triệu tập ban chấp hành mới họp phiên đầu tiên để bầu ban thường vụ, chủ tịch, các phó chủ tịch (trong ban thường vụ) và bầu ban kiểm tra, trưởng ban kiểm tra (trong số ủy viên ban kiểm tra), số lượng ủy viên ban thường vụ không quá một phần ba tổng số ủy viên ban chấp hành.
Theo đó chi hội Cựu chiến binh sẽ triệu tập đại hội để bầu ra ban chấp hành chi hội. Từ ban chấp hành chi hội sẽ bầu ra Chi hội trưởng, Hội phó chi hội cựu chiến binh.
Xem trước và tải xuống mẫu Quyết định công nhận chi hội trưởng Cựu chiến binh
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn về “Quyết định công nhận chi hội trưởng Cựu chiến binh”. Mong rằng các kiến thức trên có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sồng hằng ngày. Hãy theo dõi chúng tôi để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích. Và nếu quý khách có thắc mắc về vấn đề giải thể doanh nghiệp, tạm ngừng kinh doanh và muốn tham khảo hồ sơ tạm ngừng kinh doanh đối với doanh nghiệp, mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Mời bạn xem thêm
- Có bắt buộc người lao động phải nghỉ hưu hay không?
- Nghỉ hưu sớm 10 tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định có được hay không?
- Mức đóng bảo hiểm xã hội thấp nhất hiện nay là bao nhiêu?
Câu hỏi thường gặp
Tại Điểm a Khoản 1 Điều 5 Nghị định 92/2009/NĐ-CP quy định: Chủ tịch Hội Cựu chiến binh cấp xã có trình độ sơ cấp hoặc chưa đào tạo trình độ chuyên môn, nghiệp vụ thực hiện xếp lương bậc 1 hệ số 1,75; bậc 2 hệ số 2,25 mức lương cơ sở.
Hiện nay mức lương cơ sở áp dụng đến ngày 30/6/2019: 1.390.000 đồng/tháng; từ ngày 01/7 đến ngày 31/12/2019: 1.490.000 đồng/tháng.
Ngoài ra, theo Nghị định 29/2013/NĐ-CP thì Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam cấp xã là người đang hưởng chế độ hưu trí, ngoài lương hưu hiện hưởng, hằng tháng được hưởng 100% mức lương bậc 1 của chức danh hiện đảm nhiệm theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 5 Nghị định này và không phải đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. Sau thời gian đủ 5 năm (60 tháng) xếp bậc 1, nếu hoàn thành nhiệm vụ được giao và không bị kỷ luật trong suốt thời gian này thì được hưởng 100% mức lương bậc 2 của chức danh đảm nhiệm.
Những đối tượng được xét kết nạp vào Hội Cựu chiến binh bao gồm:
1. Cán bộ, chiến sĩ đã tham gia các đơn vị vũ trang do Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức trước cách mạng tháng Tám năm 1945;
2. Cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam là bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, bộ đội biên phòng, biệt động đã tham gia kháng chiến chống ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế;
3. Cán bộ, chiến sĩ, dân quân, tự vệ, du kích, đội viên đội công tác vũ trang trong vùng địch tạm chiếm đã tham gia chiến đấu chống ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc;
4. Công nhân viên quốc phòng đã tham gia chiến đấu, phục vụ chiến đấu chống ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc;
5. Cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam, dân quân, tự vệ đã tham gia chiến đấu, trực tiếp phục vụ chiến đấu, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp đã hoàn thành nhiệm vụ trong thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Hội Cựu chiến binh Việt Nam được tổ chức theo nguyên tắc tập trung dân chủ.
Ban chấp hành Hội các cấp do dân chủ bầu ra bằng cách bỏ phiếu kín và làm việc theo nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách; trường hợp đặc biệt do cấp trên chỉ định, thời gian hoạt động của Ban chấp hành chỉ định không quá một năm.
Số lượng Ban chấp hành cấp nào do Đại hội cấp đó quyết định theo hướng dẫn của Ban chấp hành Trung ương Hội.
Ban chấp hành khóa mới nhận sự bàn giao từ Ban chấp hành khóa trước, điều hành công việc ngay sau khi được bầu; được công nhận chính thức khi có quyết định chuẩn y của Ban chấp hành cấp trên trực tiếp.
Việc bổ sung Uỷ viên Ban chấp hành thiếu, do Ban chấp hành đề nghị, Ban chấp hành Hội cấp trên trực tiếp quyết định; số lượng Uỷ viên Ban chấp hành sau khi bổ sung không vượt quá tổng số Uỷ viên Ban chấp hành do Đại hội quyết định. Khi cần thiết, Ban chấp hành Hội cấp trên trực tiếp được chỉ định tăng thêm một số Uỷ viên Ban chấp hành cấp dưới
Uỷ viên Ban chấp hành Hội từ cấp tỉnh trở xuống xin rút khỏi Ban chấp hành ở cấp nào do Ban chấp hành đó đề nghị, cấp trên trực tiếp quyết định. Đối với Uỷ viên Ban chấp hành Trung ương Hội, do Ban chấp hành Trung ương quyết định.
Uỷ viên Ban chấp hành Hội các cấp khi thôi giữ các chức vụ công tác Hội thì thôi không tham gia Ban chấp hành Hội Cựu chiến binh các cấp.