Sổ địa chính là loại sổ thông dụng trong quản lý đất đai, trong đó chứa đựng nhiều thông tin về thửa đất và tài sản gắn liền với đất. Vậy, sổ địa chính là gì, các vấn đề pháp lý liên quan đến sổ địa chính ra sao. Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết dưới đây:
Căn cứ pháp lý
Sổ địa chính là gì?
Sổ địa chính là thành phần quan trọng của hồ sơ địa chính. Căn cứ theo khoản 1 Điều 21 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT thì sổ địa chính được hiểu như sau:
Sổ địa chính là loại sổ được lập để ghi nhận kết quả đăng ký, làm cơ sở để xác định tình trạng pháp lý và giám sát, bảo hộ các quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất, người được Nhà nước giao quản lý đất theo quy định pháp luật đất đai.
Hình thức sổ địa chính
Hình thức của sổ địa chính được thể hiện như sau:
(1) Sổ địa chính được lập ở dạng số
Sổ địa chính điện tử được Thủ trưởng cơ quan đăng ký đất đai ký duyệt bằng chữ ký điện tử theo quy định và được lưu giữ trong cơ sở dữ liệu địa chính theo Mẫu số 01/ĐK ban hành kèm theo Thông tư 24/2014/TT-BTNMT.
(2) Sổ địa chính dạng giấy
Sổ địa chính dạng giấy được áp dụng đối với địa phương chưa xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính, chưa có điều kiện lập sổ địa chính điện tử theo quy định Thông tư 24/2014/TT-BTNMT. Với những địa phương này thì thực hiện như sau:
– Địa phương đã lập sổ địa chính dạng giấy theo quy định tại Thông tư 09/2007/TT-BTNMT thì tiếp tục cập nhật vào sổ địa chính dạng giấy đang sử dụng, nội dung thông tin ghi vào sổ theo hướng dẫn sửa đổi, bổ sung tại Phụ lục số 03 ban hành kèm theo Thông tư 24/2014/TT-BTNMT.
– Địa phương chưa lập sổ địa chính dạng giấy theo quy định tại Thông tư 09/2007/TT-BTNMT thì Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm in trang sổ địa chính (điện tử) chưa ký số ra dạng giấy để thực hiện ký, đóng dấu của Văn phòng đăng ký đất đai; Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai phục vụ cho công tác quản lý thường xuyên.
Nội dung của sổ địa chính
Khoản 2 Điều 21 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT quy định nội dung của sổ địa chính gồm các dữ liệu sau:
(1) Dữ liệu về số hiệu, địa chỉ, diện tích thửa đất hoặc đối tượng chiếm đất không tạo thành thửa đất.
(2) Dữ liệu về người sử dụng đất (như thông tin về tên, giấy tờ nhân thân, địa chỉ của hộ gia đình, cá nhân,…); người được Nhà nước giao quản lý đất.
(3) Dữ liệu về quyền sử dụng đất, quyền quản lý đất gồm hình thức sử dụng, loại đất; thời hạn sử dụng, nguồn gốc sử dụng, mã ký hiệu nguồn gốc, nghĩa vụ tài chính; hạn chế quyền sử dụng đất và quyền sử dụng hạn chế đối với thửa đất liền kề.
(4) Dữ liệu về tài sản gắn liền với đất (bao gồm cả dữ liệu về chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất) như đặc điểm của tài sản, chủ sở hữu.
(5) Dữ liệu tình trạng pháp lý về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất; quyền quản lý đất như thời điểm nhận hồ sơ đăng ký lần đầu; thời điểm đăng ký vào sổ địa chính, giấy tờ về nguồn gốc sử dụng, sở hữu,…
(6) Dữ liệu về sự thay đổi trong quá trình sử dụng đất, sở hữu tài sản gắn liền với đất như thời điểm đăng ký và nội dung thay đổi.
Giá trị pháp lý của sổ địa chính
Căn cứ vào mục đích lập sổ địa chính và giá trị pháp lý của hồ sơ địa chính (sổ địa chính là thành phần quan trọng của hồ sơ địa chính) thì giá trị pháp lý của sổ địa chính được thể hiện như sau:
(1) Sổ địa chính làm cơ sở để xác định tình trạng pháp lý của thửa đất.
(2) Sổ địa chính làm cơ sở để xác định, bảo hộ các quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.
Người sử dụng đất có các quyền như được cấp Giấy chứng nhận (Sổ đỏ, Sổ hồng) nếu đủ điều kiện hưởng thành quả lao động, kết quả đầu tư trên đất; được Nhà nước bảo hộ khi người khác xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp về đất đai của mình; quyền chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế,…
Đối với trường hợp người sử dụng đất chưa được cấp Giấy chứng nhận lần đầu thì sổ địa chính là cơ sở quan trọng để xác định tình trạng pháp lý về thửa đất; trên cơ sở đó xem xét điều kiện cấp Giấy chứng nhận cho người đang sử dụng đất.
(3) Sổ địa chính làm cơ sở để xác định, bảo hộ các quyền và nghĩa vụ chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất.
(4) Làm cơ sở để xác định quyền và nghĩa vụ của người được Nhà nước giao quản lý đất theo quy định pháp luật đất đai.
Lưu ý: Sổ địa chính dạng giấy, dạng số đều có giá trị pháp lý như nhau.
Xem thêm:
Địa chính xã có quyền hạn gì đối với đất đai tại địa phương?
Hồ sơ địa chính có biến động, xử lý thế nào?
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư X về chủ đề: “Sổ địa chính là gì?“. Chúng tôi hi vọng rằng bài viết có giúp ích được cho bạn.
Luật sư X là đơn vị Luật uy tín; chuyên nghiệp, được nhiều cá nhân, tổ chức tin tưởng lựa chọn. Để sử dụng dịch vụ pháp lý của chúng tôi, hãy liên hệ qua số hotline: 0833102102
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Đối với các địa phương xây dựng, vận hành cơ sở dữ liệu địa chính:
Hồ sơ địa chính được lập dưới dạng số và lưu trong cơ sở dữ liệu đất đai, gồm có các tài liệu sau đây:
– Tài liệu điều tra đo đạc địa chính gồm bản đồ địa chính và sổ mục kê đất đai;
– Sổ địa chính;
– Bản lưu Giấy chứng nhận.
1. Đối với địa phương đã xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính thì hoàn thiện hồ sơ địa chính dạng số theo quy định tại Thông tư này xong trước năm 2016.
2. Lộ trình chuyển đổi hồ sơ địa chính dạng giấy sang hồ sơ địa chính dạng số thực hiện theo quy định về lộ trình xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Trích lục bản đồ địa chính là việc sao chép và thể hiện lại thông tin của một thửa đất. Cung cấp thông tin về hình dáng, diện tích, vị trí của thửa đất nhằm giúp người sử dụng đất thực hiện các quyền về đất đai như tặng cho, mua bán, thừa kế đất đai… Bên cạnh đó trích lục thửa đất cũng giúp nhà nước thuận tiện hơn trong quá trình quản lý đất đai; trong tiến hành các thủ tục thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất; chuyển mục đích sử dụng đất, công nhận quyền sử dụng đất.