Sổ đỏ bị rách có thế chấp được không?

bởi Hữu Duy
Sổ đỏ bị rách có thế chấp được không?

Sổ đỏ là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của một đối tượng cụ thể đối với 1 thửa đất nhất định. Sổ đỏ thực tế là 1 bản cứng, rất dễ bị hư hỏng, mất mát. Vậy khi sổ đỏ bị rách thì giá trị pháp lý của nó có còn nguyên vẹn không? Những thông tin trên sổ đỏ sẽ bị thay đổi như thế nào? Đặc biệt, trong một số trường hợp, chúng ta sẽ cần sổ đỏ để thế chấp ngân hàng khi cần vay một khoản tiền lớn. Sổ đỏ bị rách có thế chấp được không? Hãy cùng tìm câu trả lời giải đáp cho những thắc mắc của bạn qua bài viết sau đây của Luật sư X nhé!

Căn cứ pháp lý

Luật đất đai năm 2013

Thế chấp sổ đỏ là gì?

Sổ đỏ là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp cho các khu vực ngoài đô thị hoặc nông thôn, được quy định tại nghị định số 60- CP của Chính phủ và Thông tư số 346/1998/TT-TCĐC ngày 16/03/1998 của tổng cục địa chính. Sổ đỏ thường được cấp cho hộ gia đình và dành riêng cho các loại đất như đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất làm nhà ở, đất nuôi trồng thủy sản thuộc khu vực nông thôn.

Vay thế chấp sổ đỏ là cách gọi thông dụng của hình thức vay thế chấp mà tài sản đảm bảo là sổ đỏ đứng tên chính của của khách hàng. Hay nói cách khác người vay dùng quyền sử dụng đất ở, nhà ở đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở, quyền sở hữu nhà ở (sổ đỏ) để làm tài sản thế chấp nhằm đảm bảo thực hiện nghĩa vụ trả nợ đối với ngân hàng và không chuyển giao tài sản đó cho ngân hàng. 

Trường hợp nếu sổ đỏ đứng tên người thân thì phải có giấy ủy quyền mới đủ điều kiện làm hồ sơ vay vốn thế chấp sổ đỏ. Trong quá trình vay vốn thế chấp, sổ đỏ của khách hàng sẽ bị giữ tại ngân hàng. Và khách hàng không có quyền sử dụng đất trong thời gian vay vốn này. 

Trong trường hợp đến hạn tất toán mà người vay thế chấp sổ đỏ không có khả năng thanh toán cả gốc lẫn lãi cho ngân hàng thì tài sản bảo đảm sẽ được ngân hàng xử lý nhằm thu hồi nợ. 

Sổ đỏ bị rách có sao không?

Sổ đỏ hiện nay chưa có một văn bản nào quy định khái niệm cụ thể. Thực tế sổ đỏ là thuật ngữ được sử dụng để gọi “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất” căn cứ dựa vào màu sắc bên ngoài của Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Căn cứ tại Khoản 16 Điều 3 Luật đất đai năm 2013 đã nêu rõ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắ kon liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.

Như vậy sổ đỏ có giá trị pháp lý rất cao, có giá trị pháp lý thể hiện ở tài sản được ghi nhận bao gồm quyền sử dụng đối với đất và quyền sở hữu đối với nhà ở, tài sản gắn liền trên đất. Do vậy, nếu sổ đỏ bị rách thì sẽ ảnh hưởng rất lớn, cụ thể khi tham gia các giao dịch liên quan đến thửa đất, tài sản gắn liền trên đất như chuyển nhượng mua bán, tặng cho hay thế chấp với ngân hàng,… nếu sổ đỏ bị rách rất có thể sẽ không được chấp nhận và không thể công chứng, chứng thực các hợp đồng liên quan đến thửa đất đó; ảnh hưởng rất lớn đến quyền lợi của chủ sở hữu.

Sổ đỏ bị rách có cấp lại được không?

Căn cứ tại Điều 76 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP quy định về cấp đổi Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng trong các trường hợp sau:

– Người sử dụng đất có nhu cầu đổi Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng hoặc các loại Giấy chứng nhận đã cấp trước ngày 10 tháng 12 năm 2009 sang loại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

– Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng đã cấp bị ố, nhòe, rách, hư hỏng

– Do đo đạc xác định lại diện tích, kích thước thửa đất

– Trường hợp quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất là tài sản chung của vợ và chồng mà Giấy chứng nhận đã cấp chỉ ghi họ, tên của vợ hoặc của chồng, nay có yêu cầu cấp đổi Giấy chứng nhận để ghi cả họ, tên vợ và họ, tên chồng

Theo đó, với trường hợp sổ đỏ bị rách hoàn toàn có thể được cấp lại sổ đỏ mới.

Sổ đỏ bị rách có thế chấp được không?
Sổ đỏ bị rách có thế chấp được không?

Sổ đỏ bị rách có thế chấp được không?

Căn cứ theo quy định tại Điều 188 Luật Đất đai 2013, Điều 118 Luật Nhà ở 2014, điều kiện để mua bán, chuyển nhượng nhà ở, đất ở gồm:

  • Đất, nhà đã được cấp giấy chứng nhận/sổ đỏ;
  • Không thuộc trường hợp có tranh chấp, khiếu nại, khiếu kiện về quyền sử dụng, quyền sở hữu;
  • Trong thời hạn sử dụng đất, sở hữu nhà;
  • Nhà ở không thuộc trường hợp phải tháo dỡ, giải tỏa theo Quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền;
  • Nhà ở, đất ở không thuộc trường hợp bị kê biên để đảm bảo thi hành án;

Có thể thấy, pháp luật không quy định về điều kiện nếu sổ đỏ rách thì có được phép chuyển nhượng hay không. Thay vào đó, pháp luật quy định thửa đất, nhà ở trên đất buộc phải có sổ đỏ để chứng minh quyền sử dụng, sở hữu hợp pháp của người sử dụng đất, người sở hữu nhà.
Trên thực tế, nếu sổ đỏ bị rách cũng có nghĩa là hình thức của sổ đỏ không còn nguyên vẹn như khi được cấp. Nói cách khác, các cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền có quyền nghi ngờ về tính hợp pháp của sổ đỏ này.
Ví dụ, công chứng viên có quyền từ chối ký công chứng hợp đồng mua bán, chuyển nhượng vì lý do nội dung trong sổ đỏ không còn đảm bảo tính nguyên vẹn,…;
Mặt khác, pháp luật có thể cấp cho bạn quyền sổ đỏ mới thay thế cho quyển sổ đỏ đã bị rách để đảm bảo bạn thực hiện được các giao dịch về quyền sử dụng đất của mình (Điều 76 Nghị định 43/2014/NĐ-CP).
Kết luận: Pháp luật không cấm sổ đỏ bị rách được tham gia giao dịch trên thị trường bất động sản. Tuy nhiên, pháp luật có quy định người sử dụng đất được quyền đề nghị Nhà nước cấp quyển sổ đỏ khác cho mình khi sổ đỏ bị rách. Và thực tế, khi sổ đỏ bị rách thì có thể phát sinh trường hợp thông tin không còn nguyên vẹn. Do đó, chủ sử dụng đất không thể thực hiện giao dịch mua bán, chuyển nhượng như thông thường được.

Như vậy, sổ đỏ bị rách vẫn có thể thế chấp được.

Cần làm gì khi sổ đỏ bị rách?

Trường hợp sổ hồng bị rách hoặc hư hỏng thì người dân có quyền yêu cầu cấp đổi để có sổ mới.
Theo Điểm b Khoản 1 Điều 76 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, khi sổ đỏ, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng đã cấp bị ố, nhòe, rách, hư hỏng thì người dân có quyền cấp đổi để có sổ đỏ mới.

Hồ sơ cấp đổi sổ đỏ bị rách, hư hỏng

Hồ sơ đề nghị cấp đổi đổi sổ đỏ bị rách, hư hỏng gồm:

  • Đơn đề nghị cấp đổi sổ đỏ theo Mẫu số 10/ĐK
  • Bản gốc sổ đỏ đã cấp.

Quy trình cấp đổi sổ đỏ bị rách

Bước 1: Nộp hồ sơ.

Người dân có nhu cầu cấp đổi sổ đỏ, sổ hồng bị rách nộp hồ sơ tại UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất nếu có nhu cầu.
Hoặc nộp hồ sơ tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; nơi chưa có Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai thì nộp hồ sơ tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất.

Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ.

Trong trường hợp nhận hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì trong thời gian tối đa 03 ngày, cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ.
Còn đối với trường hợp hồ sơ đầy đủ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ ghi đầy đủ thông tin và trao Phiếu tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả cho người nộp hồ sơ.

Bước 3: Giải quyết yêu cầu.

Cơ quan đăng ký đất đai có trách nhiệm phải thực hiện các công việc sau đây:

  • Kiểm tra hồ sơ, xác nhận vào đơn đề nghị về lý do cấp đổi Giấy chứng nhận;
  • Lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
  • Cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai.

Bước 4: Kết quả

Trao Giấy chứng nhận cho người được cấp hoặc gửi UBND cấp xã để trao đổi với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.

Trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả giải quyết phải trao giấy chứng nhận cho người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất.

Thời hạn giải quyết yêu cầu cấp lại sổ đỏ bị rách

Căn cứ khoản 40 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP thời hạn thực hiện do UBND cấp tỉnh quy định nhưng:

  • Thời hạn cấp đổi sổ đỏ bị ố, nhòe, rách, hư hỏng là không quá 07 ngày; trường hợp cấp đổi đồng loạt cho nhiều người sử dụng đất do đo vẽ lại bản đồ là không quá 50 ngày.
    Đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn thì thời hạn cấp đổi sổ đỏ bị ố, nhòe, rách, hư hỏng là không quá 17 ngày; trường hợp cấp đổi đồng loạt cho nhiều người sử dụng đất do đo vẽ lại bản đồ là không quá 60 ngày.
  • Thời hạn trên được tính kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ; không tính thời gian các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật; không tính thời gian tiếp nhận hồ sơ tại xã, thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất; không tính thời gian xem xét xử lý đối với trường hợp sử dụng đất có vi phạm pháp luật, thời gian trưng cầu giám định.
    Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì trong thời gian không quá 03 ngày làm việc, cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.

Thông tin liên hệ

Trên đây là bài viết tư vấn về “Sổ đỏ bị rách có thế chấp được không?“. Nếu cần giải quyết nhanh gọn các vấn đề liên quan tới chuyển đất ao sang đất sổ đỏ thì hãy liên hệ ngay tới Luật sư X thông qua số hotline 0833.102.102 để chúng tôi nhanh chóng tư vấn hỗ trợ và giải quyết vụ việc. Với các luật sư có chuyên môn cao cùng kinh nghiệm dày dặn, chúng tôi sẽ hỗ trợ 24/7, giúp bạn tiết kiệm chi phí và ít đi lại.

Câu hỏi thường gặp

Vay thế chấp sổ đỏ ngân hàng có ưu điểm gì?

– Hỗ trợ hạn mức vay tối đa lên đến 100% nhu cầu và 90% giá trị tài sản đảm bảo. 
– Lãi suất thấp hơn, chỉ từ 6%/năm trên dư nợ giảm dần.
– Phương thức trả góp linh hoạt theo tháng, quý, năm và thời gian trả góp có thể kéo dài lên đến 25 năm, giúp khách hàng chủ động trong kế hoạch trả nợ. 
– Hỗ trợ tư vấn hồ sơ và các thủ tục liên quan nhanh chóng, thời gian giải ngân từ 3 – 7 ngày.

Đất đang thế chấp có quyền bán không?

Căn cứ khoản 8 Điều 320 và khoản 5 Điều 321 Bộ luật Dân sự 2015, bên thế chấp không được bán, trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp, trừ trường hợp bên nhận thế chấp đồng ý.

Khi nào thế chấp quyền sử dụng đất có hiệu lực?

Khoản 3 Điều 188 Luật Đất đai 2013 quy định:
“3. Việc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất phải đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính.”.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm