Sống chung nhà sau ly hôn có lẽ là vấn đề dễ dàng bắt gặp trong cuộc sống. Thực tế khá nhiều trường hợp, sau khi đã ly hôn. Vợ, chồng vẫn sống chung với nhau trong căn nhà là tài sản chung của hai người. Vậy sống chung nhà sau ly hôn có vi phạm pháp luật hiện hành không? Bài viết dưới đây, Luật Sư X xin được giải đáp cho bạn đọc về vấn đề này.
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Nhà sống chung sau ly hôn có phải là tài sản chung không?
Theo Điều 57 Luật Hôn nhân gia đình 2014, quan hệ hôn nhân chấm dứt kể từ ngày bản án, quyết định ly hôn của Tòa án có hiệu lực pháp luật.
Do đó, có thể hiểu sau ly hôn, giữa hai người không còn ràng buộc về mặt pháp luật nên không phát sinh nghĩa vụ của hai bên.
Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn. Cũng theo Luật này, ly hôn có hai trường hợp là thuận tình ly hôn và đơn phương ly hôn.
Đối với trường hợp đơn phương ly hôn. Khi vợ hoặc chồng có yêu cầu ly hôn mà có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.
Thông thường, trường hợp đơn phương ly hôn sẽ có tranh chấp về tài sản, nuôi con… nếu các bên không thỏa thuận được thì sẽ do Tòa án giải quyết.
Do đó, việc phân chia tài sản đã được giải quyết khi ly hôn. Vợ, chồng chung sống sau ly hôn có thể do sự tự nguyện của hai bên hoặc một trong hai bên có khó khăn về chỗ ở thì được lưu cư tại nhà thuộc sở hữu riêng của bên kia trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày quan hệ hôn nhân chấm dứt.
Như vậy, tài sản thuộc sở hữu chung của hai bên đã được giải quyết từ khi ly hôn. Sau ly hôn, tài sản đã thuộc quyền sở hữu của một trong hai bên theo bản án, quyết định ly hôn của Tòa án.
Nhà, đất chung của vợ chồng được chia thế nào khi ly hôn?
Khi yêu cầu ly hôn của vợ, chồng đã được Tòa án giải quyết thông qua bản án hoặc quyết định có hiệu lực pháp luật thì quan hệ hôn nhân chính thức chấm dứt. Khi đó, nếu vợ, chồng có đất nông nghiệp là tài sản chung thì được chia cụ thể theo khoản 2 Điều 62 Luật trên như sau:
- Nếu hai bên đều có nhu cầu và có điều kiện trực tiếp sử dụng đất. Chia theo thỏa thuận của hai bên; nếu không thỏa thuận được thì có thể chia đôi căn cứ vào công sức đóng góp, hoàn cảnh sống của vợ, chồng…
- Nếu chỉ một bên có nhu cầu và có điều kiện trực tiếp sử dụng đất. Người này được tiếp tục sử dụng nhưng phải thanh toán cho người còn lại phần giá trị quyền sử dụng đất mà người đó được hưởng;
Đặc biệt, theo khoản 1 Điều 62 Luật Hôn nhân và Gia đình. Quyền sử dụng đất là tài sản riêng của bên nào thì khi ly hôn vẫn thuộc về bên đó.
Như vậy, nhà, đất sau khi ly hôn, nếu là tài sản riêng của bên nào thì khi ly hôn vẫn thuộc về người đó; nếu là tài sản chung thì chia theo thỏa thuận; không thỏa thuận được thì căn cứ vào điều kiện sử dụng có thể chia đôi; hoặc để lại cho một người nhưng người này phải thanh toán giá trị đất tương ứng người kia được hưởng.
Sống chung nhà sau ly hôn có phạm luật không?
Điều 63 Luật Hôn nhân và Gia đình nêu rõ. Nhà ở thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng đã đưa vào sử dụng chung thì khi ly hôn vẫn thuộc sở hữu riêng của người đó; trường hợp vợ hoặc chồng có khó khăn về chỗ ở thì được quyền lưu cư trong thời hạn 06 tháng. Kể từ ngày quan hệ hôn nhân chấm dứt, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
Khi một trong hai bên gặp khó khăn về chỗ ở, đáp ứng điều kiện sau đây. Sẽ được quyền lưu cư trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày quan hệ hôn nhân chấm dứt:
- Tài sản là nhà ở phải thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng đã đưa vào sử dụng chung. Nên khi ly hôn thì vẫn thuộc sở hữu riêng của người đó.
- Một trong hai vợ hoặc chồng có khó khăn về chỗ ở.
- Không có thỏa thuận khác.
Như vậy, nếu không có thỏa thuận khác. Chỉ khi vợ, chồng đáp ứng các điều kiện nêu trên thì có thể ở lại trong nhà ở thuộc sở hữu riêng của người còn lại; trong thời gian 06 tháng kể từ ngày quyết định ly hôn có hiệu lực. Nếu có thỏa thuận khác thì thực hiện theo thỏa thuận.
Mời bạn đọc tham khảo thêm bài viết sau:
- Sử dụng trái phép hình ảnh để quảng cáo có vi phạm pháp luật không?
- Thủ tục xin nhận trợ cấp thất nghiệp do ảnh hưởng của Covid-19
- Ly hôn khi bị mất giấy đăng ký kết hôn thì phải làm thế nào 2021?
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là nội dung tư vấn về Sống chung nhà sau ly hôn có vi phạm pháp luật hiện hành không? Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như dịch vụ ly hôn thuận tình, dịch vụ ly hôn đơn phương… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833102102.
Câu hỏi thường gặp
Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.
2. Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn. Khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức; làm chủ được hành vi của mình. Đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra; làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.
3. Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con; hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
Trong khoản 4, điều 85, Bộ Luật tố tụng dân sự 2015 có quy định. Đối với việc ly hôn, đương sự không được ủy quyền cho người khác thay mặt mình tham gia tố tụng”. Như vậy việc “tham gia tố tụng” trong việc ly hôn không thể ủy quyền cho người khác.
Về nguyên tắc, mẫu đơn xin ly hôn có thể viết tay, đánh máy hoặc mua tại Tòa án. Chỉ cần trong đơn đáp ứng đủ các nội dung thông tin cần thiết theo mẫu là Tòa án thì Tòa án sẽ chấp nhận.
Trong trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng thì phần tài sản được chia, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của mỗi bên sau khi chia tài sản chung là tài sản riêng của vợ, chồng. Trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác. Phần tài sản còn lại không chia vẫn là tài sản chung của vợ chồng.